Viêm Da Cơ Địa Ở Mặt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Viêm da cơ địa ở mặt là căn bệnh da liễu vô cùng khó chịu, không chỉ gây đau rát ngứa ngáy mà còn làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, khiến người bệnh cảm thấy tự ti. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết hơn về nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất hiện nay.

Viêm da cơ địa ở mặt là gì?

Viêm da cơ địa ở mặt là một căn bệnh da liễu có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Biểu hiện thường gặp của bệnh đó là gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn, bong tróc, khó chịu trên da. Đặc biệt khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện trên mặt sẽ khiến người bệnh cảm thấy mất tự ti do ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nếu càng cố gắng cào gãi để giảm ngứa thì các vết thương sẽ càng tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí còn làm tăng nguy cơ gây bội nhiễm, nhiễm trùng da. 

Viêm da cơ địa ở mặt là một căn bệnh da liễu có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ
Viêm da cơ địa ở mặt là một căn bệnh da liễu có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ

Viêm da cơ địa là một căn bệnh mãn tính, dễ tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Vì vậy bên cạnh việc điều trị tích cực bằng thuốc, người bệnh cũng cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi phù hợp, lành mạnh để phòng ngừa bệnh quay trở lại.

Dấu hiệu viêm da cơ địa ở mặt

Người lớn và trẻ nhỏ khi bị viêm da cơ địa ở mặt sẽ có những biểu hiện khác nhau. Để quá trình điều trị bệnh được diễn ra an toàn, hiệu quả, bạn cần nắm rõ các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp mà bạn không nên bỏ qua:

Biểu hiện viêm da cơ địa ở mặt người lớn:

  • Tổn thương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên mặt. 
  • Ban đầu là các nốt ban đỏ ngứa ngáy nhẹ.
  • Dần dần cảm giác ngứa ngáy sẽ tăng lên, gây ngứa dữ dội.
  • Cơn ngứa ngáy đau rát nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.

Dấu hiệu bé bị viêm da cơ địa ở mặt:

  • Tổn thương xuất phát ở hai bên má, sau đó lan dần sang các vùng da khác,
  • Làn da có biểu hiện khô ráp, xuất hiện mụn nước nhỏ li ti.
  • Trẻ cảm thấy ngứa ngáy và có xu hướng cào gãi liên tục khiến mụn dễ bị vỡ.
  • Khi mụn vỡ sẽ gây ra hiện tượng tiết dịch mủ và đóng vảy trên da.

Nguyên nhân gây bệnh

Các chuyên gia da liễu cho biết, hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở mặt là gì. Tuy nhiên họ cũng đã xác định được các yếu tố nguy cơ góp phần khiến bệnh viêm da cơ địa bùng phát và tiến triển nặng. Trong đó có thể kể đến như: 

  • Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn có ông bà cha mẹ từng bị các bệnh viêm da thì khả năng cao bạn cũng sẽ bị di truyền căn bệnh này.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập và gây bệnh. Khi đó sức đề kháng sẽ không đủ khả năng để tiêu diệt và loại bỏ tác nhân gây bệnh, khiến bệnh bùng khát và kéo dài dai dẳng.
  • Tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng: Những tác nhân gây dị ứng rất đa dạng, bao gồm đồ ăn, phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm, mạt nhà, lông động vật, mủ nhựa thực vật,… Khi tiếp xúc với chúng thường xuyên sẽ khiến bạn dễ bị viêm da cơ địa.
  • Căng thẳng, stress: Căng thẳng kéo dài khiến nội tiết tố bị thay đổi. Đây cũng là nguyên nhân khiến làn da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích ứng hơn, dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm.
  • Thời tiết hanh khô: Thời tiết hanh khô hoặc quá lạnh sẽ khiến làn da dễ bị mất nước, khô nẻ, gây ngứa ngáy, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và da và gây bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở mặt
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở mặt

Biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm da cơ địa ở mặt

Bệnh viêm da cơ địa nếu không được điều trị kịp thời và tích cực sẽ khiến bạn phải đối mặt với những biến chứng như sau: 

  • Hen suyễn và sốt cỏ khô: Trẻ em bị viêm da cơ địa ở mặt rất dễ gặp phải tình trạng hen suyễn và sốt cỏ khô.
  • Rối loạn giấc ngủ: Việc bị ngứa ngáy gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh trằn trọc, khó ngủ.
  • Nhiễm trùng da: Cào gãi vào vùng da bị tổn thương hoặc đắp các loại thuốc không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm và nhiễm trùng da.
  • Viêm da thần kinh mạn tính: Đây là một biến chứng thường gặp với biểu hiện da có vảy và ngứa ngáy liên tục, càng gãi càng ngứa. Điều này khiến cho vùng da bị bệnh có thể bị dày sừng và đổi màu.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Khi các tổn thương xuất hiện trên mặt sẽ khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, tự ti, ngại giao tiếp và thu mình.

Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe. Việc điều trị bệnh từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, bội nhiễm và các biến chứng nguy hiểm khác. 

Đặc biệt nếu trong quá trình điều trị bệnh tại nhà, người bệnh có các dấu hiệu dưới đây thì cần đến bệnh viện da liễu để được xử lý:

  • Sốt cao.
  • Đau, sưng hoặc nóng ở chỗ bị viêm.
  • Vệt đỏ kéo dài từ chỗ bị bệnh.
  • Vết thương có chảy dịch mủ.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó mới đưa ra cho bạn được những phương án điều trị bệnh phù hợp.

Tiêu chuẩn chính để chẩn đoán bệnh bao gồm:

  • Ngứa ngáy trên da.
  • Vị trí tổn thương và dấu hiệu đi kèm: Lichen hóa ở các nếp gấn đối với trẻ em hoặc mọc thành dải ở người lớn, các tổn thương xuất hiện trên mặt của người bệnh.
  • Phát ban tái phát hoặc tiến triển thành mãn tính.
  • Trong gia đình có ông bà cha mẹ mắc các bệnh viêm da.
Chẩn đoán bệnh dựa trên các đặc điểm da liễu bên ngoài
Chẩn đoán bệnh dựa trên các đặc điểm da liễu bên ngoài

Tiêu chuẩn chính để chẩn đoán bệnh bao gồm: 

  • Khô da, đóng vảy cá, dày sừng.
  • Viêm môi, vảy phấn, nếp ở cổ.
  • Tổn thương trở nên nghiêm trọng khi có tác động từ môi trường và tâm lý.
  • Ngứa ngáy da khi đổ nhiều mồ hôi.
  • Tăng IgE huyết thanh.
  • Tăng sắc tố quanh mắt.
  • Mi mắt dưới có 2 nếp gấp.
  • Viêm kết mạc.
  • Giác mạc hình chóp.
  • Đục thủy tinh thể.

Khi người bệnh có ≥ 3 tiêu chuẩn chính và ≥ 3 tiêu chuẩn phụ thì có nghĩa là đã bị viêm da cơ địa.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng khác có thể được áp dụng như sau: 

  • Xét nghiệm huyết thanh: Để kiểm tra xem có tăng nồng độ IgE trong huyết thanh không.
  • Xét nghiệm mô bệnh học: Thượng bì có xốp bào xen kẽ với hiện tượng á sừng, trung bì có sự xâm nhập của bạch cầu lympho, mono, dưỡng bào, có thể xuất hiện các tế bào ái kiềm. Trường hợp bị lichen hoá sẽ có hiện tượng tăng sản thượng bì.
  • Test lẩy da và test áp bì: Nhằm xác định rõ nguyên nhân gây dị ứng là gì.

Phương pháp điều trị bệnh viêm da cơ địa ở mặt

Bệnh viêm da cơ địa cần được phân biệt với các bệnh lý da liễu khác như tổ đỉa, zona thần kinh, herpes môi,… Ngày nay có rất nhiều cách giúp bạn loại bỏ được các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm da cơ địa gây nên. Tùy theo tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng thuốc điều trị mà mỗi người sẽ phù hợp với những phương pháp trị bệnh khác nhau.

XEM THÊM : Phác đồ điều trị của bác sĩ Lê Phương với Bệnh nhân nhi viêm da cơ địa ở mặt, chàm hóa nặng

Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc Tây y được dùng trong điều trị viêm da cơ địa được chia thành 2 loại đó là thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.

Thuốc bôi ngoài da

Những loại thuốc bôi được chỉ định sử dụng với mục đích đó là giảm ngứa ngáy tại chỗ, cải thiện tình trạng bong tróc, dày sừng. Một số loại thuốc còn có tác dụng cấp ẩm, dưỡng da, chữa lành vết thương, chống thâm sẹo sau điều trị.

Sử dụng thuốc bôi ngoài da
Sử dụng thuốc bôi ngoài da
  • Thuốc tím, dung dịch Chlorhexidine và Hexamidine: Có tác dụng sát khuẩn, khử trùng trong trường hợp bệnh nhẹ, mới bùng phát. Thuốc an toàn lành tính với thời gian sử dụng từ 2-3 tuần.
  • Hồ nước/nitrat bạc: Thuốc được dùng trong giai đoạn cấp tính, ngay sau khi dùng các dung dịch sát khuẩn. Tác dụng chính của thuốc đó là làm khô dịch tiết, giúp vết thương nhanh chóng đóng mài.
  • Thuốc bôi chứa Acid salicylic: Thuốc này được chỉ định dùng cho người bị viêm da cơ địa mãn tính, có tác dụng làm mềm da, chống dày sừng.
  • Thuốc mỡ có chứa corticoid: Thuốc này được dùng cho những trường hợp bị viêm da cơ địa mãn tính, ít được dùng cho những giai đoạn cấp tính vì nó sẽ khiến da bị bí bách, lâu khỏi. Tác dụng chính của thuốc bôi chứa corticoid đó là giúp giảm sưng viêm, dị ứng khá nhanh. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ như rậm lông, mỏng da, teo da, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Kem dưỡng ẩm: Sử dụng khi vùng da bị bệnh đã lành lại. Công dụng chính đó là giúp dưỡng ẩm da, chống nứt dẻ, tái tạo vùng da bị tổn thương, nuôi dưỡng da mềm mịn như ban đầu.

Thuốc đường uống giúp điều trị toàn thân

Thuốc này có tác dụng điều trị bệnh từ bên trong, loại bỏ các yếu tố gây viêm nhiễm, dị ứng, thường được sử dụng cho những trường hợp bệnh nặng, có dấu hiệu viêm nhiễm và tái phát nhiều lần. Một số loại thuốc uống được dùng phổ biến như sau: 

  • Thuốc kháng histamin H1: Có tác dụng giảm ngứa ngáy, chống dị ứng. Tuy nhiên loại thuốc này có thể gây buồn ngủ nên bạn hãy dùng vào buổi tối sẽ tốt hơn.
  • Thuốc Corticoid đường uống: Được dùng trong trường hợp bị viêm da cơ địa cấp tính, có tác dụng chống viêm, giảm ngứa. Tuy nhiên chỉ nên uống thuốc trong vòng tối đa 3 ngày với liều lượng thấp.
  • Thuốc chống viêm không steroid: Loại thuốc này có tác dụng cải thiện các triệu chứng da bị sưng đau, viêm nhiễm và có biểu hiện sốt nhẹ. 
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm: Dùng cho trường hợp bị bội nhiễm. Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc trong thời gian từ 7-10 ngày và uống theo chỉ định của bác sĩ.
  • Viên uống bổ sung: Những loại viên uống bổ sung vitamin được dùng cho những trường hợp bị viêm da cơ địa mãn tính và tái phát nhiều lần. Nguyên nhân là do cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch.

Dùng thuốc Đông y

Bên cạnh việc dùng thuốc Tây y, rất nhiều người bệnh cũng có xu hướng sử dụng các loại thuốc Đông y. Thực tế, thuốc Tây tuy mang đến hiệu quả nhanh chóng, vượt trội nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, hầu hết các loại thuốc tân dược bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi đều không được chỉ định dùng lâu dài. Do đó chỉ có thể dùng để điều trị các đợt cấp tính và rất khó để điều trị bệnh tận gốc.

Trong khi đó, thuốc Đông y được bào chế 100% từ dược liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính, có thể dùng lâu dài mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, thuốc Đông y còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tác động tới căn nguyên gốc rễ của bệnh, giúp ngăn ngừa biến chứng và phòng tránh bệnh tái nhiễm.

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được dùng để điều trị viêm da cơ địa ở mặt người bệnh có thể tham khảo áp dụng:

Bài thuốc 1: Tiêu phong tán

Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, trừ phong thấp, thường được dùng cho những người bệnh bị viêm da mẩn đỏ, nhiều mụn nước, rỉ dịch, đau rát, phù nề, ngứa ngáy.

  • Nguyên liệu: 8 gam tri loại, 12 gam sài đất, 12 gam tích tuyết thảo, 8 gam thạch cao, 10 gam tần quy, 8 gam phòng phong, 12 gam thổ phục linh, 10 gam kinh giới, 12 gam hương truật, 10 gam khổ sâm, 4 gam quốc lão, 6 gam thuyền thoái, 8 gam hắc phong tử, 12 gam sinh địa, 12 gam bồ công anh, 12 gam kim ngân hoa.
  • Cách dùng thuốc: Rửa sạch tất cả các dược liệu trên, cho vào nồi sắc cùng với 2 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 2/3 ấm thì tắt bếp. Gạn lấy nước thuốc để uống mỗi ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống sau mỗi bữa ăn.

Xem bài thuốc Đông y đã được NGHIÊN CỨU: Bài thuốc viêm da cơ địa Nhất Nam An Bì Thang: Hết hẳn khô ngứa, hiệu quả dài lâu

Chữa viêm da cơ địa ở mặt bằng thuốc Đông y cũng được nhiều người áp dụng
Chữa viêm da cơ địa ở mặt bằng thuốc Đông y cũng được nhiều người áp dụng

Bài thuốc 2: Kinh phòng bại độc tán

Bài thuốc này có tác dụng khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, giúp loại bỏ các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm da cơ địa gây ra.

  • Nguyên liệu: Thuyền thoái, sà diệp sài hồ, bạch tiên bì, ngân hoa, kinh giới, độc hoạt, bồ công anh, bạch dược, phòng phong, thương hoạt, đường quất, bạch linh với liều lượng vừa đủ.
  • Cách dùng thuốc: Tất cả các loại dược liệu trên đem rửa sạch, để ráo nước, sắc cùng với 2 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 1 tiếng đồng hồ rồi tắt bếp. Sau đó bạn lọc lấy nước này để uống mỗi ngày 3 lần sau khi ăn. Kiên trì áp dụng đều đặn trong thời gian dài đến khi bệnh tình được khỏi hẳn.

Bài thuốc 3: Thanh dinh thang

Đây là bài thuốc chữa viêm da cơ địa ở mặt do dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết hoặc dị ứng với lông động vật. Bài thuốc được sắc hoàn toàn từ thảo mộc lành tính, giúp cải thiện bệnh viêm da cơ địa hiệu quả.

  • Nguyên liệu: 12 gam rau má, 10g huyết sâm, 8 gam toái cốt tử, 12 gam ngân hoa, 12 gam lá đỏ, 12 gam sài đất, 12 gam mạch đông, 12 gam đẳng sâm, 8 gam hoàng liên.
  • Cách sắc thuốc: Các thảo dược trên bạn mang đi rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi sắc cùng với nước. Mỗi ngày bạn uống 1 thang chia đều thành 3 lần và uống hết trong ngày. Áp dụng trong vòng ít nhất một tháng bệnh sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.

Bài thuốc 4: Tán độc bổ huyết

Bài thuốc Tán độc bổ huyết có tác dụng làm giảm huyết áp, kháng viêm giải độc, tán nhiệt, trị rôm sảy, làm mát gan, thích hợp dùng cho những người bị viêm da cơ địa do cơ thể bị nóng trong.

  • Nguyên liệu: Trúc diệp, lan tiên, sài đất, trúc căn, đan sâm, lôi công thảo.
  • Cách sắc thuốc: Toàn bộ dược liệu trên bạn mang đi rửa sạch, cho vào nồi sắc với lượng nước vừa đủ. Đun sôi lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 2/3 thì tắt bếp. Lọc bỏ bã, chỉ lấy phần nước thuốc để uống hết trong ngày. Mỗi ngày bạn dùng một thang, chia thành 2-3 phần và uống sau bữa ăn.

Bài thuốc 5: Tiêu độc thang

Bài thuốc Tiêu độc thang thường được dùng cho những trường hợp bị viêm da cơ địa cấp tính và có dấu hiệu bị viêm nhiễm nghiêm trọng. 

  • Nguyên liệu: Cam thảo dây, kim ngân dây, ké đầu ngựa, diếp trời, húng trám.
  • Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch, để ráo nước, cho vào nồi sắc cùng với lượng nước vừa đủ. Đun sôi nhỏ lửa đến khi nước thuốc cạn còn 2/3 nồi thì tắt bếp. Gạn bỏ bã và lấy nước thuốc uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng trong vòng tối thiểu một tháng để các triệu chứng của bệnh được cải thiện.

Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa ở mặt

Ở trường hợp bệnh nhẹ, mới chớm phát bệnh ở giai đoạn đầu, bạn có thể tham khảo lựa chọn một số mẹo dân gian để hỗ trợ cải thiện bệnh. Những phương pháp này đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên rất an toàn, lành tính và không gây hại cho da. Người bệnh có thể tham khảo áp dụng những phương pháp sau đây: 

Dầu dừa: Dầu dừa có là nguyên liệu tự nhiên lành tính, thường có mặt trong các công thức làm đẹp, dưỡng da. Dầu dừa có chứa nhiều vitamin, axit béo và khoáng chất thiết yếu, có tác dụng cấp ẩm, cải thiện tình trạng khô da, bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy, kích ứng da. Đồng thời hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào mới, giúp vết thương nhanh được chữa lành.

  • Chuẩn bị dầu dừa nguyên chất với liều lượng vừa đủ.
  • Rửa sạch vùng da bị bệnh sau đó thoa dầu dừa lên da.
  • Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất có thể thẩm thấu sâu vào bên trong da.
  • Giữ nguyên khoảng 45-60 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Áp dụng mỗi tuần 3-4 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp các vết thương trên da nhanh chóng được cải thiện.
Dùng dầu dừa cải thiện các vết thương do bệnh gây ra
Dùng dầu dừa cải thiện các vết thương do bệnh gây ra

Nha đam: Gel nha đam có tác dụng cấp ẩm, làm mềm mịn da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khô ráp, bong tróc. Trong thành phần của nha đam có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng phục hồi làn da bị tổn thương, ngăn ngừa viêm nhiễm và hình thành thâm sẹo sau điều trị.

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam to, còn tươi.
  • Rửa sạch nha đam, gọt vỏ, loại bỏ nhựa.
  • Chỉ lấy phần gel bên trong. 
  • Rửa sạch vùng da mặt bị bệnh sau đó thoa nha đam trực tiếp lên da.
  • Sau khoảng 20-30 phút bạn rửa lại với nước mát.
  • Thực hiện đều đặn mỗi tuần 3-4 lần cho đến khi bệnh viêm da cơ địa được chữa khỏi.

Mật ong: Mật ong là nguyên liệu tự nhiên rất giàu dưỡng chất. Nguyên liệu này có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, dưỡng ẩm, giảm thâm sẹo, cân bằng độ pH trên da. Vì vậy bạn có thể sử dụng mật ong để hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa ngáy khó chịu do bệnh viêm da cơ địa gây ra.

  • Người bệnh chuẩn bị 2-3 thìa mật ong nguyên chất.
  • Rửa sạch da mặt với nước, sau đó thoa đều mật ong lên vùng da bị bệnh.
  • Giữ nguyên trong vòng 15 phút rồi dùng nước ấm để rửa lại.
  • Mỗi tuần thực hiện từ 3-4 lần cho đến khi các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa được giảm hẳn.

Lá khế: Đông y cho biết, lá khế có vị chua, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa ngáy khó chịu hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng lá khế để điều trị viêm da cơ địa cho cả trẻ em, thai phụ và người già bởi nguyên liệu này rất an toàn, lành tính.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế, một ít muối hạt.
  • Lá khế đem rửa sạch, cho vào nồi đun cùng với muối.
  • Khi nước lá khế sôi thì tắt bếp và đổ ra chậu sạch.
  • Đợi nước nguội bớt bạn dùng khăn bông nhúng vào và rửa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. 
  • Phần bã lá có thể dùng để chà nhẹ lên da mặt để hỗ trợ sát khuẩn.
  • Áp dụng cách làm này mỗi ngày 1 lần cho đến khỏi bệnh.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở mặt

Viêm da cơ địa là một căn bệnh da liễu hoàn toàn có thể phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện bệnh tại nhà bằng cách xây dựng thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học lành mạnh. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng người bệnh không nên bỏ qua.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở mặt
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa ở mặt
  • Hạn chế để làn da mặt tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng, viêm nhiễm bao gồm: Hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm, phấn hoa, nước hoa, lông thú nuôi, mủ thực vật.
  • Tránh sử dụng những món ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, ghẹ, đậu phộng, sữa bò, lúa mì, trứng, quả hạch, đậu nành.
  • Nên tích cực sử dụng những loại thực phẩm giàu vitamin A, B, E, kẽm, omega 3, probiotic, thực phẩm chống viêm, kháng khuẩn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Không sử dụng các loại đồ uống và chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu cotton có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây bí bách, bít tắc lỗ chân lông, dễ gây ra các bệnh da liễu.
  • Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh dù là mùa đông hay mùa hè để hạn chế tình trạng khô da, nứt nẻ.

Trên đây là những thông tin khá hữu ích về bệnh viêm da cơ địa ở mặt có thể nhiều người quan tâm. Để ngăn không cho bệnh tiến triển nặng, ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của sức khỏe người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác bác sĩ để thăm khám và kiểm tra.

XEM CHI TIẾT: Phác đồ điều trị viêm da cơ địa của Bác sĩ Lê Phương

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *