Bệnh Tổ Đỉa Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm ngoài da khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý và thể chất của bé. Nếu không được quan tâm điều trị đúng cách, bệnh có thể gây nên những tổn thương da nghiêm trọng, tiến triển thành bệnh mãn tính. Do đó, để thuận tiện cho việc chăm sóc, giúp trẻ phòng bệnh hiệu quả, cha mẹ có thể tham khảo ngay những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là gì?

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em là một dạng bệnh chàm với đặc trưng là những mụn nước li ti, nằm sâu dưới da. Những nốt mụn nước này khá cứng, khó vỡ và thường khu trú ở bàn tay, bàn chân, các ngon, kẽ ngón tay – chân và không bao giờ mọc quá cổ tay hay cổ chân. 

Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở trẻ em
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Lớp da bị bị tổn thương do bệnh tổ đỉa sẽ trở nên dày sừng, bong tróc, khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Ở người lớn, bệnh tổ đỉa không quá nguy hiểm. Nhưng với trẻ nhỏ, bệnh lý này thường kéo dài, cộng thêm làn da non nớt của trẻ, thói quen cào gãi khiến vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị tổ đỉa

Trẻ bị tổ đỉa thường có tính chất nghiêm trọng hơn so với người lớn nên cha mẹ không nên chủ quan. Ngay khi thấy những dấu hiệu mắc bệnh tổ đỉa ở trẻ, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị sớm. 

  • Trẻ bị tổ đỉa sẽ xuất hiện các mụn nước li ti có màu trắng đục, kích thước nhỏ từ 1 – 3mm, mọc thành từng đám. Những mụn nước này khá khó vỡ, chúng sẽ xẹp đi rồi chuyển qua màu vàng, khi sờ có cảm giác cồm cộm. 
  • Mụn nước tập trung nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, các kẽ ngón, hiếm gặp ở mu bàn tay, mu bàn chân.
  • Trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên thường hay có thói quen cào gãi khiến mụn nước vỡ ra, lan rộng. 
  • Vùng da bị tổn thương sẽ sưng tấy, xuất hiện vảy bao bọc, nếu trẻ gãi thường xuyên da dễ lở loét, tổn thương gây bội nhiễm.
  • Trẻ có hiện tượng nóng sốt, bỏ ăn, quấy khóc, bỏ bú,… 

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở trẻ nhỏ

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em có thể được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình nhất trong số này phải kể đến những nguyên do sau đây:

  • Dị ứng thời tiết: Với những trẻ có cơ địa bị dị ứng thời tiết sẽ dễ bị bệnh tổ đỉa hơn. Đặc biệt là thời điểm giao mùa, hanh khô, ẩm mốc, thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể của trẻ không kịp thích ứng. 
  • Do yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình, cha hoặc mẹ của trẻ từng bị mắc bệnh tổ đỉa hoặc bệnh da liễu khác có liên quan thì khả năng bé sinh ra cũng mắc phải bệnh lý này. 
  • Bị dị ứng thực phẩm: Hải sản, đậu phộng cũng là một trong những nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng với trẻ em. Do đó, cha mẹ cần theo dõi bé khi ăn uống để biết được trẻ có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không. 
  • Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trên, trẻ bị tổ đỉa còn có thể xuất phát từ một số yếu tố khác như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu,… Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị dị ứng với bột giặt, sữa tắm, chất tẩy rửa, quần áo khiến trẻ dễ bị mắc bệnh.
Sức đề kháng ở trẻ suy giảm có thể làm bùng phát bệnh
Sức đề kháng ở trẻ suy giảm có thể làm bùng phát bệnh

Bệnh tổ đỉa ở trẻ em có nguy hiểm không?

Như đã đề cập trước đó, làn da của trẻ khá nhạy cảm, sức đề kháng còn khá non nớt nên dễ mắc bệnh lý. Ở trẻ bị tổ đỉa, mụn nước mọc càng nhiều sẽ càng khiến trẻ bị ngứa, quấy khóc, bỏ bú, chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công và gây nên các bệnh lý nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng da, bội nhiễm,…

Với những trẻ không được can thiệp điều trị sớm, vệ sinh đúng cách, không kiểm soát được việc cào gãi sẽ dễ gặp phải các biến chứng như:

  • Da của trẻ có nguy cơ cao bị ứ mủ, đau nhức, sưng tấy nặng do bội nhiễm, từ đó dẫn tới tình trạng toàn thân sốt cao, nổi hạch, co giật,… 
  • Trẻ cào gãi, chà xát da càng nhiều sẽ khiến lớp da dày sừng, thâm nhiễm, nổi cộm, ngứa ngáy dai dẳng. Biến chứng lichen hóa không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới ngoại hình của trẻ, khiến trẻ khi lớn lên bị tự ti, mặc cảm với bạn bè, mọi người xung quanh. 

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Trên thực tế, bệnh có đỉa có thể thuyên giảm sau 3 – 4 tuần mà không cần tiến hành điều trị. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ lại khác, việc thường xuyên cào gãi, nô đùa nghịch ngợm, tiếp xúc với nhiều vật thể có thể khiến tình trạng tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng. Từ đó gây khó khăn cho việc điều trị cũng như khiến da lâu lành hơn. 

Do đó, khi điều trị tổ đỉa ở trẻ nhỏ, các bác sĩ sẽ hướng tới việc làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, cải thiện thẩm mỹ, ngăn ngừa viêm nhiễm. Để đạt được mục đích này, cha mẹ có thể đưa con tới bệnh viện thăm khám, điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời có thể tham khảo thêm các biện pháp hỗ trợ điều trị như sau: 

Mẹo chữa dân gian

Làn da trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm, chưa kể việc sử dụng thuốc Tây còn mang tới vô số tác dụng phụ nên nhiều người thường ưu tiên lựa chọn những phương pháp an toàn hơn. Theo đó, để làm giảm các triệu chứng do bệnh tổ đỉa gây ra ở trẻ nhỏ, dân gian thường áp dụng các mẹo chữa sau đây:

  • Sử dụng lá chè xanh: Nguyên liệu này được tận dụng để thanh nhiệt, giải khát, ngăn ngừa lão hóa, giảm lượng cholesterol, phòng ngừa bệnh tim mạch, kiểm soát cân nặng và bảo vệ chức năng gan. Bên cạnh đó, chè xanh cũng được dùng để hỗ trợ chữa bệnh tổ đỉa cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Cha mẹ dùng 1 nắm lá chè xanh tươi, rửa sạch, đun sôi và pha nước tắm cho trẻ để giảm ngứa ngáy, ngừa viêm nhiễm cho trẻ. 
  • Tinh dầu khuynh diệp: Tinh dầu khuynh diệp thường được dùng để kháng viêm, giảm đau, tạo mùi thơm, đặc biệt là có độ an toàn cao nên rất thích hợp để dùng cho trẻ nhỏ. Để cải thiện triệu chứng của bệnh tổ đỉa, cha mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào nước ấm để cho trẻ ngâm tay, chân trong khoảng 15 – 20 phút. 
Tinh dầu khuynh diệp thường được dùng để kháng viêm, giảm đau, tạo mùi thơm
Tinh dầu khuynh diệp thường được dùng để kháng viêm, giảm đau, tạo mùi thơm
  • Dùng lá lốt: Trong Đông y, lá lốt có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống, yêu cước thống, tỵ uyên và các triệu chứng của bệnh dạ dày, bệnh ngoài da,… Để tận dụng hiệu quả trị bệnh tổ đỉa có trong lá lốt, mọi người có thể giã nát lá lốt rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. 
  • Sử dụng gừng tươi: Gừng là loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực gia đình Việt, đồng thời cũng là vị thuốc quý trong Đông y. Ở cách chữa bệnh tổ đỉa này, cha mẹ có thể lấy 1 củ gừng sạch, cắt thành từng lát mỏng rồi cho vào ấm trà với nước nóng 100 độ. Chờ cho tới khi các tinh chất trong gừng hòa tan cùng nước thì bạn có thể cho bé sử dụng. Lưu ý, do gừng có tính nóng nên không nên sử dụng quá thường xuyên, với trẻ dưới 1 tuổi thì không nên sử dụng. 
  • Mẹo dùng lá trầu không: Hay còn được gọi là trầu cay, thổ lâu đằng, trầu lương,… được dùng để ăn, làm thuốc, cúng bái gia tiên trong những ngày lễ,… Được biết, với khả năng chống viêm, sát khuẩn cao, phụ huynh hoàn toàn có thể sử dụng chúng để chữa bệnh tổ đỉa cho các bé. Đầu tiên, cần rửa sạch lá trầu không, vò nát rồi cho vào nồi nước, đun sôi trong khoảng 10 phút. Tiếp đó cho nước ra chậu, dùng ngâm rửa vùng da tay, chân đang bị tổ đỉa với tần suất mỗi ngày 1 – 2 lần. Cha mẹ có thể tận dụng bã lá để thoa nhẹ nhàng lên vùng da đang bị tổ đỉa của trẻ. 

Lưu ý, các mẹo chữa bệnh tổ đỉa ở trẻ em bằng mẹo dân gian thường cho hiệu quả chậm nên để đạt hiệu quả tốt, cần áp dụng trong thời gian dài. Những mẹo dân gian này chỉ có thể cải thiện và kiểm soát triệu chứng của bệnh nhưng không có khả năng trị dứt điểm. Do đó, chúng thích hợp để áp dụng cho những trường hợp bị bệnh nhẹ, mới bùng phát. Với những trường hợp bị tổ đỉa nặng hơn, cha mẹ nên cân nhắc cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 

Dùng thuốc Tây

Mặc dù việc sử dụng thuốc Tây có thể mang tới vô số tác dụng phụ, tuy nhiên đây là phương pháp tiện lợi, cho hiệu quả kiểm soát triệu chứng bệnh nhanh chóng. Đặc biệt là khi bệnh có dấu hiệu tiến triển nhanh, các triệu chứng trở nặng và các mẹo dân gian không mang lại hiệu quả. 

Sau khi thăm khám kỹ lưỡng cho trẻ, căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể kê cho trẻ đơn thuốc sau:

  • Dung dịch milian: Loại dung dịch này có tác dụng ức chế vi khuẩn, hỗ trợ phòng – điều trị nhiễm khuẩn, bội nhiễm khá tốt. Thuốc được dùng cho những trường hợp nổi mụn nước rỉ dịch, lở loét nhẹ và có nguy cơ bội nhiễm cao. 
  • Dung dịch sát khuẩn bôi ngoài da: Được dùng khi mụn nước mới hình thành, bạn có thể dùng dung dịch bạc nitrat, hồ nước, cồn BSI để làm dịu da, giảm viêm, sát khuẩn vùng da bị tổn thương. Đây là những loại dung dịch khá an toàn nên có thể dùng được cho trẻ nhỏ. 
  • Thuốc bôi corticoid: Là loại thuốc dùng bôi ngoài da cho những trường hợp hình thành mụn nước đã tiêu, da khô và ngừng rỉ dịch. Từ đó giúp chống dị ứng, chống viêm nhưng nếu dùng trong thời gian dài có thể gây mỏng da, teo da, giãn mao mạch, thậm chí là hoại tử. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ dùng corticoid theo đúng liều lượng được bác sĩ kê đơn. 
  • Thuốc kháng histamin: Giúp giảm nhanh cơn ngứa ngáy, khó chịu, tránh để trẻ cào gãi, làm tăng tính nghiêm trọng của các triệu chứng. Với loại thuốc này, trẻ sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng histamin thế hệ 1 theo đường uống như Clorpheniramin để đảm bảo tính an toàn. 
  • Thuốc kháng sinh, chống nấm: Có thể dùng qua đường uống, bôi ngoài da để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm theo chỉ định của bác sĩ. 

Lưu ý: Phụ huynh không nên tự ý mua hoặc cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn. Việc dùng thuốc bôi ngoài da được đánh giá là an toàn hơn thuốc uống nhưng tuyệt đối không được lạm dụng. 

Cha mẹ có thể dùng thuốc bôi ngoài da cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ
Cha mẹ có thể dùng thuốc bôi ngoài da cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ

Bài thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y mắc dù khá an toàn nhưng với những trẻ còn quá nhỏ, bạn cần cân nhắc khi cho bé dùng. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng các bài trị tổ đỉa theo phương pháp Đông y dưới đây:

  • Bài thuốc 1: Đương quy (12g), Bạch thược (12g), Liên kiều (12g), Huyết dụ (12g), Tỳ giải (12g), Xương truật (12g), Xuyên khung (12g), Hoàng bá (12g), Kinh giới (16g), Thương nhĩ tử (16g), Cỏ nhọ nồi (16g), Sinh địa (16g), Ích mẫu (16g), Ý dĩ 15g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Hoàng bá, Liên kiều, Thương truật mỗi thứ 12g, cùng Kinh giới (16g), Sinh địa (16g). Ngày cha mẹ sắc 1 thang, chia làm 3 – 4 phần và cho trẻ uống.
  • Bài thuốc 3: Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm Thương truật (12g), Phù bình (12g), Hoàng cầm (12g), Thương nhĩ (12g) và Khổ sâm (12g), Hương phụ (10g). Sắc và tiến hành ngâm rửa hằng ngày cho trẻ. Bài thuốc này thường dùng cho trẻ nhỏ có nhiều mụn nước.
  • Bài thuốc 4: Cần chuẩn bị Bán chi liên 60g rồi sắc với nước. Cho trẻ ngâm tay khoảng 15 phút khi còn ấm. Bài thuốc này thường dùng cho bé có tổn thương da sưng đỏ, loét.

Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa tổ đỉa ở trẻ em

Bệnh tổ đỉa ở trẻ nhỏ cần được chăm sóc đúng cách để ngăn chặn tổn thương lan rộng hoặc tránh tình trạng tái phát nhiều lần. Theo đó, cha mẹ cần nắm được một số lưu ý trong việc chăm sóc bé bị tổ đỉa như sau:

  • Bổ sung cho trẻ nguồn dinh dưỡng dồi dào thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Ưu tiên những thực phẩm có chứa vitamin C như cải xoăn, súp lơ, dâu tây, xoài, dứa,… để giúp tăng sức đề kháng cho các con. 
  • Hạn chế cho bé ăn đồ ăn có chứa nhiều đường, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu nành, sữa,… 
  • Để giúp con chóng khỏi bệnh, khỏe mạnh hơn mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn với trẻ dưới 6 tháng tuổi và uống nhiều nước ở trẻ trên 1 tuổi.
  • Chú ý cắt tỉa móng tay, móng chân cho bé thường xuyên nhằm ngăn chặn hành động cào gãi khiến da bị trầy xước, tổn thương. 
  • Cho trẻ mặc đồ sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da, làm sạch cơ thể phù hợp với độ tuổi, an toàn và lành tính với làn da của bé. 
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, nhất là với những trẻ bị dị ứng với các dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… 
  • Cần đưa trẻ tới các cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị nếu thấy làn da của các con có những triệu chứng bất thường. Cha mẹ không tự ý mua thuốc, cho con dùng thuốc điều trị nếu chưa có sự chỉ định hay hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn. 

Trên đây là một số thông tin liên quan tới bệnh tổ đỉa ở trẻ em và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả. Mặc dù bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng do trẻ nhỏ vẫn chưa biết cách tự chăm sóc mình nên cha mẹ cần hết sức lưu ý để có thể hỗ trợ bé cải thiện bệnh tốt nhất. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu, các bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách điều trị phù hợp cho bé. 

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *