Bệnh Tổ Đỉa Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Cải Thiện Bệnh Tốt Nhất?

Việc xây dựng cho bản thân một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học khi bị tổ đỉa sẽ giúp ích trong việc rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Vậy người bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, nên ăn gì thì tốt? Nếu bạn đọc đang thắc mắc về vấn đề này, có thể tham khảo danh sách những thực phẩm nên và không nên dùng khi bị tổ đỉa theo nội dung bài viết dưới đây. 

Người bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì?

Người bị bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu khi không may mắc phải bệnh lý này. Theo đó, nếu bị tổ đỉa, bạn cần tránh dung nạp những thực phẩm sau đây: 

Kiêng đường tinh chế

Bánh kẹo hay các thực phẩm có chứa đường tinh luyện đều không phải là loại đồ ăn tốt cho sức khỏe, nhất là khi đang bị bệnh da liễu. Trên thực tế, bạn vẫn cần dung nạp đường, tuy nhiên cần hạn chế dùng những loại đồ ăn, thức uống có chứa đường để tránh làm rối loạn hệ bài tiết. 

Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì? Kiêng ăn đường tinh chế
Bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì? Kiêng ăn đường tinh chế

Bởi việc dung nạp quá nhiều đường tinh chế có thể khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển, xâm nhập và gây hại cho làn da. Trong nhiều trường hợp, chúng còn làm tăng triệu chứng viêm nhiễm do bệnh chàm tổ đỉa gây ra. 

Tổ đỉa kiêng gì? Kiêng uống sữa

Mặc dù sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu đang bị chàm tổ đỉa thì bạn cần tránh sử dụng, đặc biệt là sữa có nguồn gốc từ động vật. Khi dung nạp vào cơ thể, sữa sẽ kích thích phản ứng viêm ở những người bị tổ đỉa và làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Hàm lượng protein có trong sữa bò, sữa dê cũng có thể gây dị ứng với một số bệnh nhân không dung nạp được nhóm thực phẩm này. Từ đó, cơ thể sẽ cho rằng protein là dị nguyên và phản ứng lại bằng cách gây dị ứng, khiến bệnh tổ đỉa khó kiểm soát hơn. 

Chất béo bão hòa

Chất béo trong trường hợp này thường là mỡ động vật, dầu thực vật đã bị oxy hóa. Khi dung nạp nhóm thực phẩm này, chúng không chỉ làm tăng nồng độ cholesterol mà còn thúc đẩy quá trình oxy hóa, kích thích phản ứng viêm. Do đó, bạn nên thay thế chất béo bão hòa bằng những loại chất béo lành mạnh có trong các loại hạt. 

Theo đó, bạn có thể dùng dầu hạt lanh, dầu hạt hướng dương để cải thiện sức khỏe, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ quá trình sản sinh ceramides trên biểu bì da tốt hơn. 

Bệnh tổ đỉa nên kiêng ăn gì? Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại đồ ăn được chế biến sẵn thường chứa nhiều gia vị, chất bảo quản, muối, đường,… Những thành phần này không tốt cho sức khỏe, thêm vào đó còn dễ gây viêm, dị ứng ở bệnh nhân bị tổ đỉa. Chưa kể việc thu nạp thực phẩm chế biến sẵn với một lượng lớn còn làm tăng nguy cơ bị hen suyễn, bệnh tai – mũi – họng và dễ bị sốc phản vệ ở trẻ nhỏ. 

Đặc biệt, các chất bảo quản từ những thực phẩm này còn làm nghiêm trọng hơn triệu chứng của bệnh tổ đỉa, chàm da. Do đó, bạn nên gạch bỏ chúng ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày để tránh nguy cơ để bệnh tái phát. 

Đậu nành

Là thực phẩm lành mạnh, có khả năng cân bằng nội tiết tố, duy trì cân nặng hợp lý và ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít người bị dị ứng với thực phẩm này dẫn tới tình trạng bùng phát bệnh da liễu, chẳng hạn như tổ đỉa. Nếu có tiền sử bị dị ứng với đậu nành, tốt nhất các bạn không nên dùng sản phẩm này, ngay cả đậu hủ hay tào phớ. 

Mặc dù là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng đậu nành cũng rất dễ gây dị ứng
Mặc dù là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng đậu nành cũng rất dễ gây dị ứng

Bị tổ đỉa kiêng ăn gì? Kiêng thực phẩm chứa gluten

Khi được hỏi bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, chắc hẳn không thể thiếu được các thực phẩm chứa gluten – một thành phần có khả năng gây dị ứng cao có trong lúa mạch, lúa mì,… Với những đối tượng mắc bệnh celiac, việc bổ sung nhóm thực phẩm này sẽ gây ra phản ứng dị ứng toàn thân. Từ đó, khiến triệu chứng của bệnh tổ đỉa và làm tăng nguy cơ bùng phát các bệnh viêm da khác mãn tính khác. 

Chưa kể, gluten còn có thể gây tổn thương hàng rào bảo vệ ruột, khiến thành phần trong thực phẩm dễ nhiễm vào máu gây phản ứng dị ứng rất nguy hiểm. 

Bị chàm tổ đỉa kiêng ăn gì? Kiêng thực phẩm có chứa salicylates

Người bị chàm tổ đỉa nên kiêng salicylates – thành phần tự nhiên có trong rau xanh, trái cây, trà, cà phê, gia vị và các loại hạt,… Đặc biệt là khoai lang, bạc hà, đậu phộng, bơ, quả mơ, dầu oliu, anh đào, táo, nho, mận, ớt, củ cải, bí, măng tây, dưa leo, lựu, cà chua,… 

Trường hợp bị dị ứng với salicylates sẽ bị nổi mề đay, mất ngủ, đau xương khớp, đầy hơi, mất ngủ, trào ngược dạ dày, ngứa rát da, phát ban và bùng phát bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên các thực phẩm trên có vai trò quan trọng với sức khỏe. Vậy nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thực phẩm có chứa salicylates một cách hữu ích, an toàn hơn. 

Một số thực phẩm khác

Bên cạnh những thực phẩm đã nêu trên, để tránh làm bệnh tổ đỉa thêm nghiêm trọng, hạn chế nguy cơ bùng phát bệnh nhiều lần, bạn cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm sau:

  • Tuyệt đối không nên ăn nội tạng động vật nhất là gan.
  • Rượu bia, chất kích thích nói chung đều có khả năng làm suy giảm chức năng gan, hệ miễn dịch, nhất là với người bị bệnh tổ đỉa nên cần tránh sử dụng. 
  • Măng tươi, măng khô có chứa nhiều chất độc hại, dễ hình thành mụn nước, tăng cảm giác ngứa ngáy ở người bị tổ đỉa. 
  • Tính nóng trong các loại thịt đỏ (như thịt trâu, dê, ngựa, bò,…)  có thể khiến bệnh chàm tổ đỉa thêm trầm trọng.
  • Thực phẩm chứa niken – coban.
  • Gia vị cay nóng thường được nhiều người yêu thích do chúng khá kích thích vị giác. Tuy nhiên với những trường hợp bị viêm nhiễm ngoài da thì đây không phải là thực phẩm tốt. Vậy nên hãy hạn chế sử dụng các loại gia vị có tính cay nóng trong thực đơn ăn uống hàng ngày như gừng, tiêu, ớt,… 
Mọi người nên kiêng gia vị cay nóng
Mọi người nên kiêng gia vị cay nóng
  • Kiêng thịt chó vì chúng có chứa hàm lượng cao, thậm chí còn cao hơn nhiều so với các loại thịt khác nên dễ kích thích viêm nhiễm, gây nóng trong người, dễ làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh. 
  • Nhộng tằm có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất, đạm cao nên rất tốt cho cơ thể. Nhưng người bị tổ đỉa không nên dùng thực phẩm này vì chúng là loại côn trùng dễ gây kích ứng với những cơ địa nhạy cảm. 
  • Hải sản, cua đồng, thực phẩm có mùi tanh cũng không nên sử dụng khi đang bị tổ đỉa. Vì theo nghiên cứu, hải sản thường có lượng đạm cao nên có thể gây kích ứng, dễ khiến người bệnh bị ngứa, gãi nhiều, khiến bệnh lý trở nặng. 

Bị tổ đỉa nên ăn gì?

Ngoài những thực phẩm cần kiêng khem, người bị bệnh tổ đỉa cũng cần tích cực bổ sung những thực phẩm có lợi sau đây: 

Thực phẩm chứa probiotic

Thực phẩm chứa probiotic rất có lợi cho sức khỏe, ngoài tác dụng cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột, probiotic còn hạn chế các hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch. Từ đó hỗ trợ cải thiện các bệnh lý ngoài da hiệu quả, đặc biệt là bệnh tổ đỉa. Theo đó, các bạn có thể bổ sung probiotic khi ăn dưa cải muối, kim chi, súp miso,…

Nên ăn cá hồi

Loại cá này có chứa hàm lượng omega – 3 vô cùng dồi dào, giúp chống oxy hóa, giảm viêm, kháng khuẩn cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả. Việc thường xuyên ăn cá hồi sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương khỏi vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh. 

Mọi người nên thêm cá hồi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày
Mọi người nên thêm cá hồi vào trong chế độ ăn uống hàng ngày

Mặc dù trên thị trường hiện nay không thiếu các viên uống bổ sung omega 3 dưới dạng viên uống tổng hợp. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả cải thiện bệnh tốt, hạn chế các tác dụng phụ lên gan, thận, bạn nên bổ sung omega – 3 thông qua việc ăn uống. Tương tự như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá trích đều có khả năng cải thiện, ngăn ngừa chàm tổ đỉa hiệu quả. 

Thực phẩm chứa flavonoid

Cho những bạn chưa biết, flavonoid là thành phần có trong thực phẩm với tác dụng chống viêm, tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, flavonoid còn giúp ức chế histamine – thành phần thúc đẩy phản ứng dị ứng. Được biết, việt quất, rau bina, cải xoăn là những thực phẩm có chứa nhiều flavonoid mà bạn có thể bổ sung thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. 

Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp vấn đề “bệnh tổ đỉa kiêng ăn gì, nên ăn gì” thì tốt. Tuy nhiên, nội dung được chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, tùy theo tình trạng bệnh lý, yếu tố cơ địa, nguyên nhân gây bệnh mà bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Tốt hơn hết nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra và tham vấn ý kiến của bác sĩ để chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *