Bệnh Tổ Đỉa Ở Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Bệnh tổ đỉa ở chân cũng là một thể đặc biệt của bệnh chàm với tình trạng đặc trưng bởi những nốt mụn nước ngứa. Bệnh thường lặp đi lặp lại và có thể gây nên tình trạng nứt da, dày da, bong tróc da trông rất mất thẩm mỹ. Để biết đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và cách điều trị hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo thêm tại bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở chân

Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác đâu là nguyên nhân dẫn tới bệnh tổ đỉa ở chân. Tuy nhiên, các giả thuyết được đưa ra đều có liên quan tới những tác nhân sau đây:

  • Do môi trường làm việc: Tổ đỉa thường xuất hiện ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với muối kim loại, nhất là niken, coban,… 
  • Dị ứng thực phẩm: Các loại hải sản như cá, nghêu, sữa, gan động vật, các loại hạt,… là những thực phẩm dễ gây dị ứng và có chứa coban nên có thể làm tăng nguy cơ mắc tổ đỉa ở chân. 
  • Nhiễm nấm da: Hiện tượng nấm da phổ biến ở các ngón chân với các triệu chứng khó lường và nghiêm trọng nên cần điều trị sớm để tránh lây lan, hình thành biến chứng nguy hiểm. 
  • Căng thẳng, stress: Trên thực tế, bệnh tổ đỉa thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi người mắc gặp các vấn đề về cảm xúc, tâm lý. Một phần lý do là bởi tình trạng căng thẳng, stress kéo dài khiến cơ thể bị suy nhược, hệ miễn dịch suy giảm nên dễ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. 
  • Ra nhiều mồ hôi: Điển hình nhất là vào mùa hè hoặc khi người bệnh số tại khu vực có khí hậu nóng ẩm, thường xuyên đổ nhiều mồ hôi khiến vi khuẩn, vi nấm tích tụ và gây bệnh. 
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở chân
Hình ảnh bệnh tổ đỉa ở chân

Triệu chứng của bệnh

Các biểu hiện của bệnh tổ đỉa ở chân thường khá đặc trưng và dễ nhận biết. Các biểu hiện cụ thể ở bệnh gồm có:

  • Gót chân, lòng bàn chân, kẽ chân mọc lên những nốt mụn nhỏ với đường kính 3mm. Những nốt mụn nước đục thường nằm sâu dưới da, bằng hoặc cao hơn so với bề mặt da và không dễ vỡ. 
  • Khi mụn nước mọc dày hơn sẽ chồng chéo lên nhau tạo thành những mụn nước lớn. Từ đó làm tăng cảm giác ngứa ngáy, đau rát nhất là khi tiếp xúc với xà phòng hay các chất kích thích khác. 
  • Mụn nước vỡ sẽ khiến chất dịch bên trong khô lại, khiến vùng da xung quanh bị cứng, kèm hiện tượng nứt nẻ. Nứt da không chỉ gây đau đớn mà còn khiến bàn chân trông mất thẩm mỹ. Mặt khác còn để lại các tổn thương nghiêm trọng, phải mất vài tuần, vài tháng mới có thể hồi phục. 
  • Xuất hiện dịch vàng – chất dịch từ các nốt mụn là huyết thanh tích lũy giữa các tế bào da bị kích thích, không phải mồ hôi.
  • Ở một số trường hợp, bóng nước xuất hiện có thể kèm theo hiện tượng nổi hạch bạch huyết sưng. Người bệnh lúc này sẽ có cảm giác ngứa ran vùng chân, xuất hiện hạch ở nách hoặc cổ,… 
  • Biến dạng móng chân thường xuất hiện ở những người bị tổ đỉa nặng.  

Biến chứng của bệnh tổ đỉa ở chân

Do tổ đỉa cũng là một dạng bệnh chàm nên không tránh khỏi những cơn ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội. Nếu không được điều trị sớm, đúng cách, bệnh tổ đỉa ở chân có thể gây ra những biến chứng sau đây:

  • Ngứa ngáy khiến bạn cào gãi nhiều dễ làm các đám mụn nước bị vỡ hoặc gây trầy xước trên da. Từ đó làm tăng nguy cơ sưng tấy, nhiễm trùng, nổi hạch và sốt. Nguy hiểm hơn chính là tình trạng bội nhiễm, hình thành mụn mủ khó lành, viêm mô tế bào, viêm hạch bạch huyết,…
  • Tổ đỉa tái phát nhiều lần khiến vùng da dày lên, sần sùi, bong tróc, đổi màu, hỏng móng trông vô cùng kém thẩm mỹ. 
  • Cảm giác đau rát, ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh luôn trong trạng thái khó chịu, căng thẳng, tự ti trong giao tiếp. Thậm chí điều này còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ, khiến bạn khó ngủ, mất ngủ nhiều ngày. 
  • Tổ đỉa nguy hiểm ở chỗ chúng thường khởi phát đột ngột, tiến triển dai dẳng, đợt tái phát sau nặng hơn và khó điều trị hơn lần trước đó. Đồng thời dễ dẫn tới những biến chứng mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm. 
Tổ đỉa có thể gây biến dạng móng chân
Tổ đỉa có thể gây biến dạng móng chân

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở chân hiệu quả nhất

Để việc điều trị bệnh tổ đỉa ở chân đạt được hiệu quả tốt, trước hết bạn cần nắm được những nguyên nhân gây bệnh. Dựa theo đó để hạn chế, phòng tránh những yếu tố có thể gây bệnh và bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị cụ thể theo mức độ triệu chứng cũng như nhu cầu của bệnh nhân. 

Dưới đây là một số cách chữa tổ đỉa ở lòng bàn chân, ngón chân được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt. 

Chữa bệnh tổ đỉa ở chân bằng mẹo dân gian

Với những trường hợp không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số mẹo dân gian điều trị tổ đỉa bàn chân sau đây:

  • Chườm mát, chườm đá: Theo đó, bệnh nhân có thể ngâm chân trong nước mát hoặc bọc vài viên đá trong túi vải mỏng và chườm lên vùng da chân đang bị tổ đỉa trong 15 phút. Cảm giác mát lạnh sẽ làm tê liệt nhanh chóng các dây thần kinh và giúp bạn bớt ngứa hơn. 
  • Dùng tỏi: Tỏi là nguyên liệu có tính sát trùng, sát khuẩn mạng nên thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh da liễu thường gặp. Với tổ đỉa, bạn cần dùng vài tép tỏi đã được nghiền nát, ép lấy nước rồi hoa với 1 ít nước lọc. Thoa lên vùng da chân đang cần điều trị, thư giãn khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước ấm. Ngày thực hiện cách trị bệnh tổ đỉa ở chân bằng tỏi 1 lần. 
  • Dùng giấm: Để tận dụng hiệu quả sát trùng trong giấm, bạn cần dùng bông gòn chấm vào nước giấm rồi thoa lên vùng da chân đang bị tổ đỉa. Ngồi thư giãn trong khoảng 10 phút để giấm thẩm thấu vào da rồi rửa lại chân với nước ấm là được. Áp dụng cách làm này ngày cách ngày trong khoảng 1 tuần. 
  • Dùng muối biển: Nguyên liệu này có khả năng làm sạch, sát khuẩn, sát trùng, chống viêm và giảm ngứa vô cùng hiệu quả. Vậy nên nếu muốn cải thiện triệu chứng của bệnh, làm giảm nguy cơ viêm nhiễm da do tổ đỉa, bạn có thể ngâm chân với nước muối. Theo đó, mọi người đỏ 1 ít nước sôi ra thau, hòa thêm chút nước mát để làm giảm nhiệt độ rồi cho vào 2 thìa muối khuấy đều. Ngâm chân với nước muối pha loãng trong 15 phút, rửa lại bằng nước mát và kiên trì áp dụng 1 lần/ngày để cảm nhận hiệu quả. 

Như đã đề cập, những cách chữa nêu trên chỉ phù hợp với những đối tượng bị tổ đỉa nhẹ. Trường hợp các dấu hiệu không được cải thiện sau 1 tuần điều trị tại nhà thì bạn nên tới bệnh viện kiểm tra và điều trị y khoa. 

Dùng thuốc Tây

Trong trường hợp tình trạng tổ đỉa ở chân không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh trở nặng kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc. Việc thuốc chữa tổ đỉa ở chân cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Dùng thuốc trị bệnh tổ đỉa ở chân theo hướng dẫn của bác sĩ
Dùng thuốc trị bệnh tổ đỉa ở chân theo hướng dẫn của bác sĩ

Bệnh tổ đỉa ở lòng bàn chân, ngón chân thường dùng những loại thuốc điều trị như sau:

  • Ngâm chân trong dung dịch kali pemanganat loãng trong 10 – 15 phút mỗi lần. Ngày ngâm 1 – 2 lần trong tối đa 5 ngày để hạn chế nguy cơ bị vỡ mụn nước, tránh để bệnh lan rộng. 
  • Kem steroid làm giảm viêm, hỗ trợ làm lành các tổn thương do bệnh tổ đỉa bàn chân gây nên. 
  • Dùng thuốc kháng histamin vào ban đêm để chống ngứa, an thần, giúp người bệnh dễ ngủ hơn. 
  • Dùng viên uống steroid, kem steroid loại mạnh để điều trị cho những trường hợp nghiêm trọng. Chỉ dùng thuốc trị tổ đỉa bàn chân khi có sự chỉ định từ bác sĩ vì chúng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh tổ đỉa ở chân cho những trường hợp có dấu hiệu bị nhiễm trùng. 
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch như Tacrolimus, Ciclosporin, Pimecrolimus hoặc Azathioprine,… Những loại thuốc này sẽ giúp điều trị tình trạng tổ đỉa ở chân nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới khả năng di chuyển. Trường hợp muốn kết hợp nhóm thuốc điều trị này với các loại thuốc khác cần có sự giám sát của bác sĩ. 
  • Tiêm botulinum toxin để trị các trường hợp tổ đỉa nghiêm trọng. 
  • Kem dưỡng ẩm nhằm giúp da bớt khô, giảm ngứa ngáy, khó chịu. 

Ngoài việc dùng thuốc chữa tổ đỉa ở chân, bệnh nhân còn có thể áp dụng biện pháp quang trị liệu bằng tia cực tím để kiểm soát cũng như giúp các tổn thương nhanh chóng lành lại. Tuy nhiên, quang trị liệu có thể ảnh hưởng tới da, thậm chí là gây ung thư nên cần lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện. 

Bài thuốc Đông y

Nhờ tác dụng toàn diện lên cơ thể và tính an toàn, các bài thuốc Đông y chữa bệnh tổ đỉa ở chân thường được nhiều người lựa chọn sử dụng. Dưới đây là top 3 bài thuốc uống được mang tới hiệu quả trị bệnh tổ đỉa hiệu quả nhất. 

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị tỳ giải, xương truật, huyết dụ, liên kiều, xuyên khung, hoàng bá, bạch thược, kinh giới, thương nhĩ tử, đương quy, sinh địa, ích mẫu, cỏ nhọ nồi và ý dĩ. Bệnh nhân sắc thuốc theo liều lượng được thầy thuốc kê đơn với tần suất ngày 1 thang, uống sau ăn. 
  • Bài thuốc 2: Ở bài thuốc này, bạn sẽ được kê đơn thuốc gồm sinh địa, cỏ nhọ nồi, ích mẫu, kinh giới, ý dĩ, ké đầu ngựa, tỳ giải cùng hoàng bá. Ngày kiên trì sắc uống 1 thang, chia 3 lần uống cho tới khi bệnh tình thuyên giảm. 
  • Bài thuốc 3: Đương quy, thương truật, xuyên khung,  bạch thược, liên kiều, hoàng bá, kinh giới và sinh địa. Tương tự như những bài thuốc trên, bạn sắc ngày 1 thang và chia thành 3 lần uống, uống hết trong ngày. 
Các bài thuốc Đông y trị bệnh tổ đỉa khá an toàn
Các bài thuốc Đông y trị bệnh tổ đỉa khá an toàn

Biện pháp phòng tránh bệnh tổ đỉa ở bàn chân

Mặc dù không thể điều trị bệnh tổ đỉa ở chân một cách dứt điểm, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh hoặc hạn chế để bệnh tái phát bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như rau củ quả, thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và có khả năng thanh nhiệt, giải độc.  Uống nhiều nước, tránh ăn đồ ăn dễ kích ứng, làm kích hoạt phản ứng viêm, ngứa, nổi mụn nước như đồ hải sản, thức ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, thịt bò, rượu bia, thuốc lá,… 
  • Tránh tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, ưu tiên những dòng sản phẩm chăm sóc da lành tính, nhẹ dịu với da. Tốt nhất khi muốn sử dụng sản phẩm nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn. 
  • Không cào gãi, chà xát mạnh trên da vì điều này có thể khiến vi khuẩn, vi nấm xâm nhập, gây nên bệnh lý hoặc có thể làm tình trạng viêm nhiễm lan rộng, khó kiểm soát. 
  • Cần mang ủng, đồ bảo hộ lao động nếu buộc phải tiếp xúc với môi trường kim loại, dung môi có nguy cơ bùng phát bệnh. 
  • Vệ sinh chân tay sạch sẽ nếu có tiếp xúc với các chất kích ứng.
  • Nên mang dép, giày khi đi ra ngoài đường, chọn loại giày, dép phù hợp, thoáng khí. Đồng thời nên hạn chế đi giày, mang tất nhiều trong những ngày trời nắng nóng, nhất là với những bạn ra nhiều mồ hôi chân. Mang tất có chất liệu cotton, thấm hút mồ hôi tốt và nên thay và giặt tất hàng ngày. 
  • Cần lau khô chân trước khi đi giày, đi dép và dưỡng ẩm da thường xuyên. 
  • Tới bệnh viện kiểm tra, thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nếu như vùng da chân xuất hiện những dấu hiệu bất thường nghi do tổ đỉa gây ra. 

Một số câu hỏi liên quan

Ngoài những vấn đề cần nắm đã được chia sẻ phía trên, nhiều người còn đặt ra một số câu hỏi liên quan tới bệnh như sau: 

Tổ đỉa ở chân có khó chữa không?

Tổ đỉa ở chân hay bất cứ vị trí nào khác đều không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh sẽ gây ngứa khiến người mắc hay gãi, chà xát khiến các nốt mụn nước bị vỡ, dẫn tới tình trạng nhiễm khuẩn. Tổ tỉa thường tiến triển dai dẳng, thường tái phát theo chu kỳ và có thể trở thành bệnh mãn tính. Tuy nhiên, bạn có thể tiến hành điều trị theo đúng phác đồ được bác sĩ chỉ định để giúp kiểm soát các triệu chứng hiệu quả. 

Tổ đỉa ở chân có lây không?

Tổ đỉa là bệnh có thể lây nhiễm thông qua việc tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Do đó, bệnh nhân cần lưu ý không dùng chung đồ cá nhân với người khác, đặc biệt là không đi giày hoặc sử dụng chung tất để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 

Tổ đỉa ở chân là bệnh lý có thể lây lan
Tổ đỉa ở chân là bệnh lý có thể lây lan

Tổ đỉa ở chân cần kiêng gì?

Người bị tổ đỉa ở chân nên tránh thực hiện một số thói quen sinh hoạt, hạn chế ăn những thực phẩm sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với nước, giữ da luôn khô ráo, thông thoáng. 
  • Không dùng xà bông, sữa tắm hay các loại hóa mỹ phẩm, thay vào đó người bệnh nên sử dụng sữa tắm chuyên dụng, dịu nhẹ theo chỉ định từ bác sĩ. 
  • Tránh đi giày, đi tất và tuyệt đối không cào gãi, bóc mụn nước vì điều này có thể khiến bệnh lan rộng, khó chữa hơn. 
  • Kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều đạm, thủy hải sản, đồ cay nóng, các chất kích thích. Đồng thời nên bổ sung các loại rau củ có chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất dồi dào để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 

Trên đây là những thông tin về bệnh tổ đỉa ở chân, cách điều trị cũng như biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Mặc dù tổ đỉa không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại là nỗi ám ảnh vì chúng thường tiến triển dai dẳng, không thể chữa dứt điểm. Vậy nên, để hạn chế nguy cơ để bệnh tái phát, mọi người cần chú ý hơn tới chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào hãy tới bệnh viện thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *