Cách Chữa Tổ Đỉa Cho Bà Bầu Đơn Giản, An Toàn, Hiệu Quả 

Bà bầu bị tổ đỉa là tình trạng đáng lo ngại, bởi ngoài cảm giác ngứa ngáy khó chịu, bà bầu còn lo ngại việc dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy chữa tổ đỉa cho bà bầu thế nào, bị tổ đỉa khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi hay không? Để giải đáp mọi thắc mắc, mọi người cần tham khảo ngay bài viết hữu ích dưới đây. 

Bị tổ đỉa khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Tổ đỉa là bệnh lý ngoài da thuộc thể chàm, có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào và bà bầu cũng không ngoại lệ. Đây là bệnh lý lành tính, ít nguy hiểm cho sức khỏe của người mắc. Đồng thời không gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi, tuy nhiên, chúng có tính lây nhiễm, khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. Vậy nên, khi mẹ bầu mang thai mà bị tổ đỉa, khả năng sau sinh, con cũng có thể di truyền bệnh lý này.

Mẹ bầu bị tổ đỉa có thể di truyền cho con
Mẹ bầu bị tổ đỉa có thể di truyền cho con

Dựa trên số liệu khảo sát, tỷ lệ mẹ bị tổ đỉa di truyền cho con cái chiếm khoảng 8%. Nếu gia đình có cả bố lẫn mẹ từng bị tổ đỉa thì con số này tăng lên 41%. Chưa kể việc bị hạn chế sử dụng thuốc, khiến bệnh kéo dài dai dẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần, sức khỏe, tâm lý của người mẹ. Từ đó có thể tác động xấu tới quá trình phát triển của thai nhi nên mẹ cần hết sức lưu ý. 

Các cách chữa tổ đỉa cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa nói chung và tổ đỉa nói riêng ở bà bầu đều khá dữ dội. Như đã đề cập, bà bầu bị mắc tổ đỉa có thể bị tác động tiêu cực tới sức khỏe, tâm lý. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh trong trường hợp này diễn ra không được suôn sẻ, bởi cơ thể bà bầu khá nhạy cảm. Việc điều trị sai cách, lạm dụng thuốc có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

Vậy nên, trước khi có ý định áp dụng các cách chữa bệnh, bạn cần tới bệnh viện thăm khám và làm theo hướng dẫn từ bác sĩ. Các cách chữa tổ đỉa dưới đây chỉ nhằm mục đích tham khảo thêm. 

Dùng thuốc Tây chữa tổ đỉa cho bà bầu

Sử dụng thuốc Tây chữa bệnh mặc dù mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng với mẹ bầu lại khác. Như đã đề cập, việc lạm dụng thuốc khi đang mang bầu sẽ có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy nên chị em chỉ có thể dùng thuốc nếu có sự chỉ định từ bác sĩ hoặc chuyên gia. 

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn trong trường hợp mẹ bầu bị bệnh tổ đỉa gồm có:

  • Dung dịch Jarish – thuốc bôi ngoài da giúp làm khô vùng da bị tổn thương, giảm tình trạng viêm nhiễm lan rộng. 
  • Dung dịch Castellani được dùng trong trường hợp bị tổ đỉa mức độ nặng dẫn tới bội nhiễm. 
  • Thuốc kháng sinh, thuốc ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như Cetirizin, Loratadin, Telfast,…

Mẹo dân gian trị bệnh tổ đỉa tại nhà

Áp dụng mẹo dân gian chữa tổ đỉa cho bà bầu là cách làm được nhiều thai phụ áp dụng. Bởi nguồn nguyên liệu thiên nhiên lành tính, ít tác dụng phụ ngay cả khi áp dụng trong thời gian dài. Đặc biệt những biện pháp này không gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

Các mẹo dân gian hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa tại nhà mà mẹ bầu có thể tham khảo gồm có:

  • Sử dụng muối hạt

Muối biển là loại muối tinh, chưa trải qua khâu chế biến nên vẫn còn chứa thành phần khoáng tự nhiên, mang lại công dụng kháng khuẩn, sát trùng tốt. Dân gian thường dùng muối để làm sạch da, làm giảm cảm giác ngứa ngáy, tấy đỏ, hạn chế bong tróc khi mắc bệnh da liễu, nhất là bệnh tổ đỉa.

Sử dụng muối hạt trị bệnh tổ đỉa cho bà bầu
Sử dụng muối hạt trị bệnh tổ đỉa cho bà bầu

Khi sử dụng muối trị bệnh tổ đỉa cho bà bầu, tốt nhất bạn nên dùng muối hạt loại to. Sau đó cho muối lên chảo, rang đều tay cho nóng. 5 phút sau tắt bếp, chờ muối nguội bớt thì đắp lên vùng da đang bị tổn thương rồi dùng băng gạc cố định trong khoảng 20 phút. Kiên trì áp dụng biện pháp điều trị này với tần suất ngày 2 – 3 lần sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt. 

  • Mẹo dùng lá trầu không

Lá trầu không có chứa nhiều nước, tinh dầu, khoáng chất, đồng thời cũng được chứng minh như một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng ức chế vi khuẩn, vi nấm. Hơn nữa, là trầu không còn rất dễ sinh sống, có thể trồng ở mọi nơi và cực kỳ an toàn với mẹ bầu. 

Để chữa tổ đỉa cho thai phụ, bạn cần chuẩn bị 1 vài lá trầu không sạch, 1 cục phèn chua rồi bỏ vào nồi nước để đun sôi. Sau khi nước sôi, bạn dùng nước lá trầu ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa nhằm làm giảm cảm giác ngứa ngáy, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng. Theo đó, mẹ bầu nên ngâm rửa trong ít nhất 10 phút và duy trì áp dụng đều đặn mỗi ngày cho tới khi tình trạng bệnh được kiểm soát tốt. 

  • Dùng củ ráy

Theo nghiên cứu, trong củ ráy có chứa lượng lớn flavonoid nên có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn tốt. Vậy nên, chúng phù hợp để điều trị những nốt mụn nước do tổ đỉa hình thành. Từ đó nhanh chóng làm khô nốt mụn, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng làm ảnh hưởng tới chất lượng đời sống, gây mất thẩm mỹ. 

Mỗi ngày, chị em cần dùng 2 củ ráy tươi, gọt bỏ vỏ rồi ngâm cùng nước muối trong khoảng 10 phút. Thái củ ráy thành từng lát mỏng rồi bỏ vào nồi nước đun cho thật sôi. sau đó đợi nước nguội bớt để dùng ngâm vùng da tay, da chân bị tổ đỉa với tần suất 1 lần/ngày.

  • Sử dụng lá lốt

Lá lốt có tính ấm, vị cay, có thể dùng để trừ hàn nên rất thích hợp để hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp, viêm ngứa ngoài da. Thông thường để trị bệnh tổ đỉa, người ta sẽ dùng lá lốt để đun thành nước uống theo cách như sau: Bạn chuẩn bị 10 chiếc lá lốt, rửa sạch với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn. Xay nhuyễn lấy nước rồi pha cùng ít nước ấm để uống ngày 1 lần. 

Lá lốt có tính ấm, vị cay, có thể dùng để trừ hàn
Lá lốt có tính ấm, vị cay, có thể dùng để trừ hàn

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng lá lốt để chế biến thành các món ăn thơm ngon bổ dưỡng khác. Chẳng hạn như canh cá với lá lốt, chả lá lốt,… 

  • Mẹo dùng lá đào tươi

Với cách làm này bạn nên chọn những lá đào tươi để tăng hiệu quả giảm ngứa, sát khuẩn, thanh nhiệt. Đồng thời hỗ trợ tốt trong việc điều trị bệnh ngoài da như mề đay, rôm sảy hay tổ đỉa. 

Muốn nhanh chóng kiểm soát bệnh, thai phụ cần chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi đã được rửa sạch rồi giã nát. Tiếp đó cho lá đào tươi vào nồi, đổ thêm nước cho ngập phần lá rồi đun sôi. Nước sôi, bạn tắt bếp, cho nước ra bát, chờ nguội bớt rồi chia thành 2 lần uống hết trong ngày, không để qua ngày hôm sau. Tương tự như những mẹo chữa trên, bạn áp dụng ngày 1 lần cho tới khi bệnh được cải thiện. 

Lưu ý, mặc dù các mẹo dân gian khá an toàn nhưng trước khi áp dụng, thai phụ nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc. 

Lời khuyên cho bà bầu bị tổ đỉa

Chữa tổ đỉa cho bà bầu không phải vấn đề đơn giản, vậy nên để giúp các biện pháp có thể đạt được hiệu quả tốt cũng như hạn chế nguy cơ tái phát, nhiễm bệnh, mẹ bầu cần:

  • Khi mang bầu, da sẽ dễ bị khô, sạm da, rạn da nên bạn nên dùng thêm các loại kem dưỡng để chăm sóc da tốt hơn. Đồng thời cũng hỗ trợ làm giảm cảm giác khô rát, ngứa ngáy, tránh để bệnh có nguy cơ bùng phát. 
  • Nên đi giày dép có kích cỡ phù hợp, thoáng mát và nên rửa tay thường xuyên.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, có khả năng thẩm thấu mồ hôi tốt. 
  • Khi có vấn đề về da liễu hoặc đang bị tổ đỉa, mẹ bầu nên tránh tiếp xúc trực tiếp với xà phòng hoặc những chất tẩy rửa khác. 
  • Uống nhiều nước mỗi ngày, ưu tiên nước ép trái cây, rau củ và nước lọc. 
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh, vệ sinh. Hạn chế những thực phẩm dễ gây dị ứng, tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia, ăn – uống quá nhiều đồ ngọt. 
  • Giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, tích cực vận động vừa sức để tăng sức đề kháng, cải thiện sức khỏe cho cả mẹ và bé. 
  • Thăm khám ngay nếu mẹ bầu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường, tuyệt đối không tự ý điều trị tại nhà nếu không có chỉ định – hướng dẫn từ bác sĩ. 
Tham khám và điều trị theo chỉ định - hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa
Tham khám và điều trị theo chỉ định – hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa

Nhìn chung, các cách chữa tổ đỉa cho bà bầu không khó, tuy nhiên cần có sự tư vấn, hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Do khi mang bầu, cơ thể của người mẹ thường khá nhạy cảm. Hơn nữa việc dùng thuốc, áp dụng các mẹo chữa có thể ảnh hưởng tới thai nhi nên không được chủ quan. 

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *