3 Hướng Chữa Tổ Đỉa An Toàn, Cho Hiệu Quả Bất Ngờ

Tổ đỉa là bệnh da liễu gây không ít phiền toái tới cuộc sống, khiến người mắc cảm thấy tự tin, ngại giao tiếp. Bệnh thường có tính dai dẳng, tái phát nhiều lần nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Vậy nên các biện pháp chữa tổ đỉa luôn được mọi người quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến bạn top 3 hướng điều trị tổ đỉa cho hiệu quả tốt và phổ biến nhất hiện nay. 

3 hướng chữa tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay

Các cách chữa bệnh tổ đỉa rất đa dạng, tùy theo nhu cầu, tình trạng và mức độ bệnh lý. Bạn có thể tham khảo theo 3 hướng điều trị bệnh sau đây:

10 cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian

Khi nhắc tới các cách chữa bệnh tổ đỉa, người ta sẽ nghĩ tới ngay việc áp dụng các biện pháp dân gian. Bởi đây là những mẹo chữa an toàn, ít tốn kém và có thể điều trị được cho nhiều đối tượng khác nhau. Trường hợp bạn đang muốn tìm kiếm một phương pháp chữa tổ đỉa an toàn thì có thể tham khảo ngay 10 cách sau: 

Chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng tỏi 

Tỏi là nguyên liệu phổ biến được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh lý ngoài da như tổ đỉa, vảy nến hay viêm da cơ địa,… Nhờ có hàm lượng allicin – chất kháng sinh tự nhiên trong tỏi mà chúng có thể đảm đương nhiều nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể, dân gian thường sử dụng tỏi để ức chế vi khuẩn gây bệnh tổ đỉa, tránh gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng đỏ trên da. Tuy nhiên, tránh dùng tỏi khi các mụn nước đã vỡ hoặc đang có dấu hiệu bị nhiễm trùng, lở loét da. 

Chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng tỏi 
Chữa bệnh tổ đỉa tại nhà bằng tỏi

Cách thực hiện:

  • Dùng 2 củ tỏi tươi đã được bóc sạch, cho vào hũ thủy tinh. 
  • Đổ ngập rượu vào bình, ngâm trong 7 – 10 ngày.
  • Mỗi lần bạn dùng 1 chút rượu tỏi thoa lên vùng da đang bị á sừng. 
  • Giữ trong khoảng 10 phút, sau đó nhanh chóng rửa lại với nước sạch là được.

Sử dụng quả chanh

Sử dụng chanh chữa bệnh tổ đỉa thường được khuyến khích dùng cho những trường hợp bị bệnh do tuyến mồ hôi ở chân, tay hoạt động quá mức. Các tinh chất có trong chanh sẽ giúp làm giảm cảm giác ngứa ngáy, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng và giúp da mềm mịn hơn. 

Cách thực hiện:

  • Vắt ½ quả chanh vào 1 thìa nước ấm, khuấy đều.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh, thoa nước chanh lên và massage một cách nhẹ nhàng. 
  • Giữ trong 10 phút rồi rửa sạch lại da với nước ấm, áp dụng tuần 3 lần. 

Chữa tổ đỉa bằng dân gian với rau răm

Biện pháp trị tổ đỉa bằng rau răm tại nhà được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả tốt. Trong Đông y, rau răm có tính ấm, vị cay, thường được dùng để tiêu thực, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị. Ở Y học hiện đại, người ta cũng tìm thấy cá hoạt chất có tác dụng làm dịu da, ức chế các phản ứng viêm, giảm nhanh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu như Dodecanal, Decanal, α-humulene, β-caryophyllene,…

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm rau răm rửa sạch với nước muối pha loãng. 
  • Giã nát rau răm/xay nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổ đỉa. 
  • Giữ trên da 20 phút rồi rửa lại vùng da trên cho sạch với nước ấm.
  • Áp dụng mỗi tuần 3 – 4 lần cho tới khi các triệu chứng giảm dần.
Chữa tổ đỉa bằng mẹo dân gian với rau răm
Chữa tổ đỉa bằng mẹo dân gian với rau răm

Dùng lá trầu không trị tổ đỉa tận gốc

Sử dụng lá trầu không trị tổ đỉa sẽ thích hợp với những trường hợp bị tổ đỉa ở bàn tay, bàn chân. Cách làm này sẽ giúp giảm ngứa, giảm viêm, tán hàn vì trong lá trầu không có chứa kháng sinh tự nhiên. Nhờ đó dễ dàng ức chế hoạt động của tụ cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis và song cầu khuẩn,… Để ngăn chặn hiện tượng bội nhiễm, tránh để các triệu chứng tiến triển khó kiểm soát, bạn cần áp dụng mẹo chữa này thường xuyên. 

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch, tốt nhất là nên ngâm qua nước muối pha loãng.
  • Vò nát lá cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước và 1 thìa muối biển.
  • Chờ nước nguội bớt, bạn dùng nước ngâm rửa vùng da đang bị tổ đỉa.
  • Tuần áp dụng cách điều trị bệnh tổ đỉa này 2 – 3 lần là tốt nhất. 

Trị tổ đỉa tại nhà bằng muối

Trong số các cách chữa tổ đỉa tại nhà, dùng muối biển có thể giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời vừa giúp sát trùng, kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Vì thế, muối không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn ngăn nguy cơ hình thành bội nhiễm, tránh để bệnh lây lan qua vùng da khỏe mạnh khác. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 3 thìa muối hạt đã được rang nóng, để nguội bớt.
  • Sau đó bạn cho vào miếng vải bọc sạch và chườm lên vùng da bị tổ đỉa để giảm nhanh tình trạng khó chịu, ngứa ngáy. 
  • Mỗi tuần cần áp dụng cách này 1 – 2 lần sẽ giúp kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh tổ đỉa. 

Dùng lá lốt

Thông thường chúng ta chỉ dùng lá lốt để chế biến thành các món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên, lá lốt cũng được xem là dược liệu chữa bách bệnh nhờ tính ôn trung, trừ hàn, chỉ thống. Theo đó, bạn có thể dùng lá lốt để trị bệnh nổi mề vảy nến, viêm da cơ địa hoặc bệnh tổ đỉa một cách hiệu quả, an toàn. 

Lá lốt rất tốt cho sức khỏe và có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau
Lá lốt rất tốt cho sức khỏe và có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá lốt đã được rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng rồi vò nát.
  • Bỏ lá vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước trong 5 – 7 phút.
  • Khi nước sôi, bạn pha thêm chút nước lạnh và cho ra chậu để ngâm rửa vùng da bị tổn thương do tổ đỉa mỗi ngày. 
  • Ngoài ra, mọi người cũng có thể giã lá lốt rồi đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị trong 10 phút. Cách làm này sẽ giúp hấp thụ tối đa các dưỡng chất và giúp làm lành các tổn thương nhanh chóng. 

Mẹo trị tổ đỉa bằng gừng

Khi bị bệnh tổ đỉa hay các bệnh lý ngoài da khác, dân gian thường dùng gừng để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy. Bởi gừng là nguyên liệu có tính ấm, vị cay nên có khả năng tán phong, giải độc, kháng viêm và kháng khuẩn rất hiệu quả. Trong gừng cũng có chứa nhiều hoạt chất giúp ức chế vi khuẩn, giảm nhanh tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy trên da. 

Cách thực hiện:

  • Cạo sạch vỏ gừng, rửa lại với nước rồi thái thành từng lát mỏng.
  • Cho gừng đã thái lát vào nồi đun sôi với 2 lít nước. 
  • Đổ nước ra thau, pha thêm chút nước lạnh để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa. 
  • Áp dụng ngày 1 lần cho tới khi tình trạng bệnh được cải thiện hoàn toàn. 

Sử dụng lá đào

Rất ít người biết tới cách chữa tổ đỉa bằng lá đào. Theo các ghi chép trong Y học cổ truyền, lá đào có vị đắng, tính bình, có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, trừ phong thấp. Vậy nên, chúng thường được tận dụng để chữa bệnh mề đay, rôm sảy, tổ đỉa, ngăn ngừa bội nhiễm và đẩy nhanh quá trình hồi phục các tổn thương. 

Cách thực hiện:

  • Dùng 1 nắm lá đào tươi rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng. 
  • Trước khi cho lá vào nồi đun sôi cùng chút muối bạn nên vò nát lá đào.
  • Phần nước thu được sau khi đun, bạn bỏ vào chậu, cho thêm ít nước lạnh rồi dùng để ngâm rửa chân tay – vùng da bị tổ đỉa. 
  • Áp dụng tuần 2 – 3 lần.
Rất ít người biết tới cách chữa tổ đỉa bằng lá đào
Rất ít người biết tới cách chữa tổ đỉa bằng lá đào

Điều trị tổ đỉa bằng lá đơn đỏ

Đơn đỏ hay còn gọi là đơn tướng quân, thường được dùng với mục đích làm mát và giải độc gan. Mọi người có thể dùng lá đơn đỏ để trị bệnh vảy nến, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, tổ đỉa tại nhà. 

Cách thực hiện:

  • Ngâm 100gr lá đơn đỏ với nước muối.
  • Đun sôi 2 lít nước cùng lá đơn đỏ trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Khi nước lá đơn đỏ đã nguội bớt, bạn dùng chúng để ngâm vùng da bị bệnh.
  • Áp dụng 3 – 5 lần mỗi tuần để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. 

Mẹo dùng lá khế

Với tính hàn, vị chát, lá khế sẽ được dùng để sát khuẩn, tiêu độc, chống viêm. Thậm chí, ngoài điều trị bệnh tổ đỉa, dân gian còn dùng lá khế để chữa viêm da, u nhọt, lở loét ngoài da. 

Cách thực hiện:

  • Lá khế sau khi rửa sạch, bạn mang đun với 1.5 lít nước.
  • Khi nước sôi, bạn tắt bếp, chắt lấy phần nước ra chậu, chờ nước nguội thì dùng để ngâm rửa khu vực da đang cần điều trị.
  • Tận dụng phần lá khế còn lại chà xát nhẹ nhàng lên da để giảm cơn ngứa ngáy. 

Trị bệnh bằng thuốc Tây 

Cách trị bệnh tổ đỉa hiệu quả nhất chắc chắn phải đề cập đến việc dùng thuốc Tây để chữa trị. Với các hoạt chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm mạnh, các loại thuốc sẽ giúp giảm nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy ngoài da hiệu quả. Tuy nhiên để hạn chế tối đa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ, các bạn cần dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ có chuyên môn.

Cách chữa tổ đỉa bằng thuốc Tây sẽ được dùng theo 2 phương pháp sau:

Phương pháp điều trị tại chỗ

Những trường hợp bị bệnh nhẹ tới trung bình, bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên điều trị tại chỗ bằng cách dùng thuốc – kem bôi. 

  • Đầu tiên bệnh nhân ngâm vùng da bị bệnh với dung dịch thuốc tím pha loãng theo tỷ lệ được chỉ định. 
  • Sau đó chấm BSI 1 – 3% vào vùng da đang mọc mụn tổ đỉa. 
  • Dùng thuốc chống nhiễm khuẩn thoa lên vùng da bị mụn mủ bị vỡ hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Ở những nốt mụn bọng nước có thể chích ra để thoa thuốc. Tuy nhiên, để tránh nguy cơ viêm nhiễm nặng hơn, bệnh nhân cần tránh điều trị ở nhà mà nên tới các cơ sở y tế. 
  • Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chiếu tia tử ngoại tại chỗ nhằm diệt khuẩn, loại bỏ vùng da bị bệnh, tránh để mụn tổ đỉa lan rộng, khó kiểm soát. 
Người bệnh có thể dùng các loại thuốc bôi để kiểm soát triệu chứng bệnh tổ đỉa
Người bệnh có thể dùng các loại thuốc bôi để kiểm soát triệu chứng bệnh tổ đỉa

Thuốc uống

Với những đối tượng bị bệnh tổ đỉa nặng, có hình thành mụn mủ, nhiễm khuẩn thì cần dùng thuốc uống. Ngoài thuốc chống nhiễm khuẩn bôi ngoài da, bạn còn được kê thêm kháng sinh hoặc dùng thuốc chống nấm. Việc dùng các loại thuốc điều trị này cần tuân thủ theo đúng liều lượng, tần suất sử dụng của bác sĩ để tránh bị nhờn thuốc, ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Trị bệnh bằng bài thuốc Đông y

Dựa theo tình trạng bệnh cụ thể mà bạn sẽ được bốc thang thuốc phù hợp. Dưới đây là gợi ý về 4 bài thuốc Đông y trị tổ đỉa hiệu quả nhất hiện nay.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị kinh giới, ý dĩ, ích mẫu, ké đầu ngựa, sinh địa, cỏ nhọ nồi – mỗi loạn 16g. Bỏ tất cả nguyên liệu vào nồi sắc với 1 lít nước cho tới khi còn 200ml nước thì cho thêm 500ml và sắc tiếp. Khi nước sôi, bạn chia thành 3 lần uống hết trong ngày. Ngày dùng 1 thang. 
  • Bài thuốc 2: Bài thuốc này cần chuẩn bị thương truật, thương nhĩ, phù bình, khổ sâm, hoàng cầm mỗi nguyên liệu 12g, riêng hương phụ 10g. Mang những nguyên liệu này sắc lấy nước cốt sau đó ngâm rửa hàng ngày. Ở những trường hợp bị tổ đỉa có mụn nước thì tăng tần suất sử dụng lên  2 – 3 lần. Nếu các nốt mụn đã khô, da bong tróc thì giảm xuống 1 lần/ngày. 
  • Bài thuốc 3: Nguyên liệu trong bài thuốc này gồm có ké đầu ngựa, ý sĩ, tỳ giải mỗi loại 16g và cùng với đó là 40g thổ phục linh. Sau khi chuẩn bị xong các vị thuốc, bạn bỏ tất vào nồi sắc ngày 1 thang để ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa ngày 2 lần vào sáng và tối. 
  • Bài thuốc 4: Tương tự như bài thuốc 1, bạn dùng đương quy, bạch thược, xuyên khung, liên kiều, hoàng bá, thương truật mỗi loạn 12g. Còn sinh địa, kinh giới mỗi loạn 16g. Sắc cùng nước để uống với liều lượng- thời gian như bài thuốc đầu tiên. 

Kinh nghiệm khi chữa bệnh tổ đỉa

Để áp dụng biện pháp phù hợp, điều trị bệnh hiệu quả, các bạn cần lưu ý những thông tin sau đây:

  • Mẹo dân gian, bài thuốc Đông y chỉ áp dụng được cho những trường hợp nhẹ – trung bình, trường hợp nặng hơn mọi người có thể tiến hành điều trị bằng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hiệu quả điều trị ở từng phương pháp sẽ không giống nhau, các biện pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới cải thiện tốt. Thuốc Tây cho hiệu quả ngay tức thì nhưng kèm theo đó là những tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Sử dụng đúng tần suất, đúng liều lượng và nếu đang điều trị bệnh lý khác hay muốn kết hợp nhiều biện pháp chữa trị với nhau thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tránh dùng tay cào gãi, chà xát mạnh lên những vùng da đang bị tổn thương bởi bệnh tổ đỉa. Điều này có thể khiến các nốt mụn bị vỡ, làm tăng nguy cơ lây lan, viêm nhiễm nặng. 
  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với khói bụi, lông động vật, nguồn nước ô nhiễm hay các hóa chất độc hại,… Trường hợp phải lau dọn nhà cửa hoặc sử dụng hóa chất thì cần dùng đồ bảo hộ, đeo găng tay, mang ủng.
Nếu phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất thì nên mang đồ bảo hộ
Nếu phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất thì nên mang đồ bảo hộ
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da, vệ sinh da lành tính, dịu nhẹ. 
  • Hình thành nếp sống khoa học, ăn uống lành mạnh bằng cách tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất thông qua nguồn rau xanh, trái cây tươi,… Tránh dùng thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ chiên xào, đồ ăn cay nóng, đồ ngọt, thực phẩm chế biến sẵn hoặc các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
  • Uống nhiều nước, ưu tiên nước lọc, nước ép trái cây để giúp cơ thể thải độc tố, hạn chế tình trạng da bong tróc, khô ngứa. 
  • Nếu sau một thời gian áp dụng các biện pháp mà bệnh vẫn chưa được cải thiện tốt thì bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra.  

Trên đây là danh sách các cách chữa tổ đỉa đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo áp dụng. Bệnh tổ đỉa có thể điều trị khỏi nhưng nguy cơ tái phát là rất cao. Vậy nên ngoài quan tâm tới cách điều trị, mọi người cũng cần chú ý hơn tới việc chăm sóc cơ thể và phòng tránh bệnh. Hãy tới các cơ sở y tế kiểm tra ngay khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh để giúp kiểm soát bệnh tốt và điều trị hiệu quả hơn.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *