Viêm Da Cơ Địa Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Trải qua quá trình mang thai và sinh con, cơ thể của nữ giới đã có sự thay đổi lớn về nội tiết tố. Các tế bào bảo vệ da cũng bị suy giảm chức năng. Khi lớp ceramic giảm sút sẽ khiến da không giữ được nước. Từ đó gây ra hiện tượng khô da, bong tróc, nứt nẻ, dần hình thành bệnh lý viêm da cơ địa. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa sau sinh và cách điều trị phù hợp, hãy cùng tham khảo.

Viêm da cơ địa sau sinh là gì? 

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều tổn thương trên da. Người bệnh khi gặp phải tình trạng này sẽ cảm thấy ngứa ngáy, viêm nhiễm, dày sừng, bong tróc trên da. Bất kỳ ai cũng có thể là đối tượng của căn bệnh này. Trong đó đặc biệt phải kể đến phụ nữ sau sinh. 

Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều tổn thương trên da
Viêm da cơ địa là một bệnh lý da liễu mãn tính gây ra nhiều tổn thương trên da

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các mẹ bỉm gặp phải tình trạng này. Việc điều trị bệnh trên nhóm đối tượng này thường gặp khó khăn hơn những người khác bởi cần phải chú ý để không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa của trẻ. Vì vậy nhiều bà mẹ thường e ngại việc sử dụng thuốc tân dược. Điều này khiến cho bệnh kéo dài dai dẳng và khó chữa trị dứt điểm.

Lý do khiến phụ nữ sau sinh bị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa sau sinh có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trong đó có thể kể đến như:

Nội tiết tố bị thay đổi

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ sau sinh dễ gặp phải các vấn đề về da. Từ khi mang thai cho tới thời điểm sinh em bé, nội tiết tố trong cơ thể nữ giới sẽ không ngừng suy giảm. Điều này khiến nữ giới dễ gặp phải các vấn đề về tâm sinh lý, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Khi đó bạn sẽ dễ mắc phải các bệnh do vi khuẩn, virus và vi nấm gây ra như viêm da dị ứng, mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, cảm cúm,….

Sức đề kháng bị suy giảm

Sau khi sinh, cơ thể nữ giới rất yếu, hệ miễn dịch suy giảm, hàng rào bảo vệ da cũng bị giảm chức năng. Điều này khiến cơ thể dễ bị các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập và gây bệnh, làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Do đó sức đề kháng bị giảm sút cũng là nguyên nhân khiến bệnh viêm da cơ địa bùng phát.

Tiền sử bị các bệnh viêm da

Những người có tiền sử bị các bệnh về da liễu như viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,… sẽ dễ gặp phải tình trạng viêm da cơ địa cả trong thời gian mang thai và sau khi sinh con. Ngay cả khi bệnh đã được điều trị thì chỉ cần có yếu tố gây bệnh tác động, bệnh sẽ lại tiếp tục bùng phát trở lại.  

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa sau sinh
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa sau sinh

Do vệ sinh không đúng cách

Một số bà mẹ sau sinh thường có thói quen kiêng khem trong việc tắm rửa, gội đầu, vệ sinh cơ thể. Điều này tạo điều kiện để vi khuẩn xâm lấn, trú ngụ và gây viêm nhiễm trên da. 

Tâm lý lo âu, căng thẳng

Việc bận rộn trong quá trình chăm sóc con cái khiến phụ nữ dễ bị trầm cảm, căng thẳng, stress. Điều này không chỉ gây tác động xấu đến tâm lý mà còn kích thích bệnh viêm da cơ địa bùng phát và kéo dài dai dẳng.

Triệu chứng viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh

Phụ nữ mang thai bị viêm da cơ địa có các triệu chứng cơ bản như sau: 

  • Ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội trên da.
  • Da nổi mẩn đỏ với nhiều hình dạng và kích thước không giống nhau.
  • Tại vùng da bị tổn thương xuất hiện mụn nước li ti.
  • Các nốt mụn nước vỡ ra khiến da bị phù nề, chảy dịch, trợt loét.
  • Vùng da bị khô lại sẽ có hiện tượng dày sừng, thâm nhiễm. 
  • Phụ nữ sau sinh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. 
  • Những cơn ngứa tăng dần về đêm khiến mẹ bỉm thấy mất ngủ.

Ngay khi nhận thấy có thể có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe. Tránh việc để lâu sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 

Bệnh viêm da cơ địa ở phụ nữ sau sinh có nguy hiểm không?

Các chuyên gia da liễu cho biết, phụ nữ sau sinh bị viêm da cơ địa hoàn toàn là điều bình thường và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bệnh cũng không có tính lây lan thông qua những tiếp xúc thông thường. Ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch từ mụn nước hoặc dịch tiết từ vị trí bị tổn thương cũng không làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh. 

Vì vậy mẹ bỉm có thể yên tâm và đừng quá lo lắng về tình trạng này. Việc căng thẳng stress quá mức chỉ khiến bệnh tình ngày càng khó điều trị hơn mà thôi. 

Viêm da cơ địa không gây ra nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh
Viêm da cơ địa không gây ra nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh

Tuy nhiên bệnh viêm da cơ địa lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là một vài tác động tiêu cực của bệnh đối với sức khỏe của phụ nữ sau sinh mà bạn cần chú ý: 

  • Cơn ngứa ngáy đau rát gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Gây khó chịu, khiến mẹ bỉm cáu gắt, dễ dẫn đến trầm cảm.
  • Ngứa ngáy liên tục khiến người bệnh phải thường xuyên cào gãi, làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, để lại sẹo xấu trên da.
  • Nếu bệnh không được điều trị tích cực sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Viêm da thần kinh, viêm da cơ địa bội nhiễm, tổn thương nội tạng, sưng hạch bạch huyết, sốt, đau nhức.

Vì vậy, để hạn chế những biến chứng tiêu cực làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Hầu hết các trường hợp được xử lý từ sớm sẽ khỏi bệnh chỉ sau một thời gian ngắn và không tái phát lại trong tương lai. 

Cách trị viêm da cơ địa sau sinh

Phụ nữ sau sinh bị viêm da cơ địa tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị. để tránh làm ảnh hưởng đến nguồn sữa của trẻ. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định sử dụng loại thuốc sao cho phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh được áp dụng nhiều nhất bạn có thể tham khảo:

Dùng thuốc Tây y

Để điều trị triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa trong những trường hợp đang cho con bú, bạn có thể sử dụng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc bôi ngoài da: Sử dụng thuốc Phenergan 2%, lấy một lượng thuốc nhỏ vừa đủ và thoa đều lên vùng da bị bệnh. Bôi mỗi ngày từ 3-4 lần sẽ giúp giảm ngứa ngáy, sưng viêm, giúp làm mềm da và thúc đẩy chữa lành các vết thương. Đối với những vết thương tại vùng bầu ngực, bạn nên chú ý tránh bôi thuốc trong thời gian cho trẻ bú.
  • Thuốc uống: Mẹ bỉm vẫn có thể dùng các loại thuốc uống như Telfast và Aerius. Tuy nhiên nên uống cách xa thời gian cho con bú vì những loại thuốc này có chứa Corticoid nên có thể làm ảnh hưởng đến sữa mẹ. Ngoài ra chỉ nên dùng thuốc uống trong thời gian ngắn vì nó gây ra rất nhiều tác dụng phụ. 
  • Kem dưỡng ẩm: Sử dụng kem dưỡng ẩm là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh phổ biến mà phụ nữ sau sinh nên áp dụng. Kem dưỡng ẩm có tác dụng làm mềm da, cấp ẩm, chống khô ráp, giảm ngứa ngáy. Đặc biệt những sản phẩm này lành tính hơn các loại thuốc bôi da nên có thể sử dụng thường xuyên trong thời gian dài.
Dùng thuốc Tây y giúp giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm hiệu quả
Dùng thuốc Tây y giúp giảm ngứa ngáy, viêm nhiễm hiệu quả

Sử dụng mẹo dân gian

Cải thiện bệnh viêm da cơ địa bằng mẹo dân gian là phương pháp được rất nhiều mẹ bỉm tìm đến. Bởi những nguyên liệu được sử dụng trong điều trị đều rất an toàn, lành tính, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như nguồn sữa của trẻ. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo áp dụng:

Tắm với nước lá khế: Nước lá khế có chứa rất nhiều thành phần giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa mạnh mẽ. Hơn nữa, nguyên liệu này còn rất lành tính, dễ tìm, không tốn chi phí điều trị. 

  • Bạn chuẩn bị một nắm lá khế, đem rửa sạch.
  • Cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước và một ít muối hạt.
  • Khi nước sôi thì đun nhỏ lửa thêm 5-10 phút nữa.
  • Pha nước lá khế với nước lạnh để tắm gội.
  • Phần bã lá khế bạn dùng để chà nhẹ lên những vùng da bị viêm da cơ địa.
  • Áp dụng mỗi tuần 3-4 buổi sẽ giúp bệnh tình được cải thiện nhanh chóng mà không cần dùng thuốc.

Bôi dầu dừa: Dầu dừa cũng là một nguyên liệu tự nhiên có thể dùng để điều trị viêm da cơ địa sau sinh. Trong thành phần của dầu dừa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cấp ẩm, làm mềm da, giảm ngứa ngáy, thúc đẩy làn da bị bệnh nhanh hồi phục. 

  • Chuẩn bị dầu dừa nguyên chất.
  • Rửa sạch vùng da bị tổn thương với nước và lau khô bằng khăn bông mềm.
  • Thoa dầu dừa lên da và massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm đều vào bên trong.
  • Sau khoảng 15-20 phút người bệnh rửa lại với nước mát.
  • Mỗi ngày áp dụng một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, bệnh viêm da cơ địa sẽ có chuyển biến tích cực.

Dùng nha đam: Nha đam có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho làn da, hỗ trợ giảm ngứa ngáy, dưỡng ẩm, chống thâm sẹo, thúc đẩy quá trình tự hồi phục của làn da. Đặc biệt nguyên liệu này còn rất an toàn, lành tính có thể dùng được cho cả mẹ và bé.

Sử dụng nha đam để điều trị bệnh viêm da cơ địa
Sử dụng nha đam để điều trị bệnh viêm da cơ địa

Cách thực hiện: 

  • Nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ, cạo lấy phần gel bên trong.
  • Rửa sạch vùng da bị viêm da cơ địa, sau đó thoa đều gel nha đam lên.
  • Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong nguyên liệu thấm sâu vào da.
  • Giữ nguyên trên da trong vòng 20 phút và rửa sạch lại với nước.
  • Áp dụng đều đặn mỗi tuần 3-4 lần cho đến khi bệnh viêm da cơ địa được chữa khỏi.

Sử dụng thuốc Đông y

Rất nhiều phụ nữ bị viêm da cơ địa sau sinh có xu hướng lựa chọn các bài thuốc chữa bệnh từ Đông y. Xét về ưu điểm, thuốc Đông y được bào chế từ 100% thảo mộc tự nhiên nên rất an toàn cho sức khỏe, không gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng như thuốc Đông y. Hơn nữa, phương pháp này cũng sẽ giúp bạn cải thiện bệnh từ căn nguyên gốc rễ nhằm tránh để bệnh tái phát sau này. 

Một số bài thuốc có thể sử dụng như sau:

Bài thuốc 1: Bài thuốc uống chữa viêm da cơ địa sau sinh

  • Nguyên liệu: 20g nhân trần, 16g hạ khô thảo, 16g thổ phục linh, 16g kim ngân hoa, 12g ké đầu ngựa, 12g hoàng bá, 12g khổ sâm, 8g hoạt thạch.
  • Cách thực hiện: Các vị thuốc trên rửa sạch, đem sắc cùng với 700ml nước, đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chia thuốc thành 2 phần, uống trước hoặc sau khi ăn đều được. Nếu thuốc nguội có thể hâm nóng trước khi dùng. Kiên trì thực hiện mỗi ngày cho đến khi bệnh được cải thiện.

Bài thuốc 2: Bài thuốc bôi chữa viêm da cơ địa 

  • Nguyên liệu: 4g xuyên hoàng liên, 4g hồng đơn, 4g hồng hoa, 4g chu sa, mỡ trăn.
  • Cách thực hiện: Xuyên hoàng liên, hồng đơn, hồng hoa và chu sa đem thái nhỏ, sau đó nghiền nát thành bột mịn. Trộn đều với mỡ trăn và thoa hỗn hợp lên vùng da bị bệnh. Sau khoảng 20 phút bạn rửa sạch với nước sạch. Thực hiện mỗi ngày từ 2-3 lần cho đến khi bệnh viêm da cơ địa khỏi hẳn.
Phụ nữ sau sinh có thể sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh
Phụ nữ sau sinh có thể sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh

Bài thuốc 3: Bài thuốc được dùng để ngâm rửa

  • Nguyên liệu: 100g lá khế, 100g kinh giới, 12g ké đầu ngực, 12g phù bình, 12g hy thiêm thảo, 12g hoàng bá, 12g bạch tiểu bì, 8g thương truật, 8g phòng phong.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào nồi đun cùng 1, 5 lít nước. Tắt bếp và đổ nước ra chậu, pha thêm nước lạnh để ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa. Mỗi ngày áp dụng 1 lần các vết thương trên da sẽ được thuyên giảm.

Lưu ý khi điều trị viêm da cơ địa cho phụ nữ sau sinh

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa sau sinh mà mẹ bỉm cần ghi nhớ.

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Vệ sinh cá nhân đối với phụ nữ sau sinh rất quan trọng. Việc kiêng tắm gội sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm tổ và bùng phát các đợt viêm nhiễm trên da. Do đó cần thường xuyên tắm gội, vệ sinh thân thể sạch sẽ để cải thiện tình trạng viêm da cơ địa.
  • Ăn uống khoa học: Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, uống nhiều nước. Đồng thời hạn chế dùng các loại thực phẩm cay nóng, dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác.
  • Tắm với nước ấm: Không nên tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến tình trạng da liễu ngày càng trở nên nghiêm trọng. Việc tắm với nước ấm sẽ giúp làm mềm da và không gây khô da.
  • Không cào gãi: Người bệnh không được cào gãi hoặc chạm tay vào vùng da bị bệnh. Bởi tay có chứa nhiều vi khuẩn và móng tay sắc nhọn có thể khiến da bị trầy xước, dễ viêm nhiễm, bội nhiễm.
  • Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ: Mẹ bỉm nên lựa chọn những loại sữa tắm, xà phòng, kem dưỡng da có thành phần dịu nhẹ để đảm bảo an toàn, không gây kích ứng da.
  • Mặc trang phục rộng rãi: Nên lựa chọn các loại trang phục rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Không nên mặc những trang phục bó sát, chất liệu len vì sẽ dễ gây ngứa, bí bách da. 
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Khí hậu lạnh, hanh khô hoặc thường xuyên ở trong phòng điều hòa sẽ khiến da bị khô ngứa, viêm nhiễm, bong tróc nghiêm trọng. Vì vậy hãy sử dụng máy tạo độ ẩm để giúp không khí trở nên mát mẻ, đủ độ ẩm.
  • Hạn chế căng thẳng stress: Tâm lý khó chịu, thường xuyên cáu gắt, bực dọc,… sẽ khiến bệnh tình của mẹ bỉm trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy mẹ bỉm cần có thời gian để thư giãn. Hãy san sẻ công việc chăm sóc con cái cho chồng và những người thân để giảm bớt áp lực hàng ngày.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng viêm da cơ địa sau sinh. Mẹ bỉm không nên chủ quan trước bất cứ dấu hiệu nào bất thường của sức khỏe. Tốt hơn hết bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp làm giảm bớt những tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn và em bé.

XEM THÊM: Phác đồ điều trị viêm da cơ địa của Bác sĩ Lê Phương

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *