Bệnh nhân viêm da cơ địa thể á sừng, nứt ngón chân

Bệnh nhi dưới đây bị viêm da cơ địa thể á sừng, nứt ngón chân gây ngứa ngáy, khó chịu một thời gian dài. Phác đồ điều trị cho bệnh nhân đặc biệt chú trọng đến cả yếu tố giảm triệu chứng, làm dịu tổn thương ngoài da và quan trọng nhất là cải thiện cơ địa để giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Tình trạng bệnh

  • Da khô, sần sùi, nứt nẻ và rớm máu ở đầu ngón chân gây đau rát, khó chịu đặc biệt khi di chuyển.
  • Ngứa gây khó chịu kéo dài, dẫn đến việc bệnh nhi thường xuyên gãi và làm tăng nguy cơ tổn thương da, dễ nhiễm trùng.
  • Đau nhức dai dẳng khiến trẻ cảm thấy khó chịu ở chân, khó tập trung vào học tập và các hoạt động thường ngày.
  • Gia đình có anh trai cũng từng bị viêm da. Đánh giá có gen dị ứng và dễ bị tái viêm da nếu không chú trọng ổn định cơ địa.

Tiền sử điều trị

  • Gia đình đã áp dụng các loại kem bôi corticoid ngoài hiệu thuốc để giảm ngứa, giảm viêm. Tuy nhiên, các triệu chứng chỉ thuyên giảm tạm thời và dễ tái phát sau khi ngừng thuốc. Thậm chí mỗi lần tái phát bệnh còn nặng hơn.
  • Để giảm ngứa, bệnh nhi được chỉ định dùng thuốc kháng histamin. Tuy nhiên, tình trạng ngứa chỉ được cải thiện trong một thời gian ngắn và không giảm đáng kể khi ngưng thuốc.

LIÊN HỆ BÁC SĨ ĐỂ KIỂM TRA TRIỆU CHỨNG BỆNH

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Bạn đang có triệu chứng viêm da cơ địa nào?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả


Nguyên tắc điều trị

Với tình trạng bệnh nhi bị viêm da cơ địa thể á sừng ở trên, đặc biệt là tình trạng nứt nẻ, rớm máu ở đầu ngón chân, nguyên tắc điều trị cần tập trung vào các yếu tố sau:

  • Tình trạng da khô, nứt nẻ, bong tróc, rớm máu cho thấy da bị thiếu dưỡng chất và khô ráp. Nguyên nhân là do huyết táo nên trong nguyên tắc điều trị cho bệnh nhi này tôi sẽ bổ sung các thành phần giúp dưỡng huyết, nhuận táo để làm mềm da để giảm khô, nứt, tái tạo làn da khỏe mạnh.
  • Tình trạng da bị đỏ, rớm máu do da nhiễm trùng lâu ngày, khiến da bị huyết nhiệt. Vậy nên cần thanh nhiệt đồng thời lương huyết giúp làm dịu tình trạng viêm đỏ và cải thiện sức khỏe tổng thể của da.
  • Cảm giác ngứa do phong sẽ cần được kiểm soát để hạn chế gãi, tránh làm da tổn thương thêm. Trừ phong giúp giảm ngứa và tránh việc bệnh nhi phải gãi nhiều, gây thêm tổn thương da.

Ngoài ra, thể bệnh nhi còn non yếu, dễ mẫn cảm với dị nguyên, chức năng tiêu hóa kém. Vậy nên, cần bổ sung khí huyết, kiện tỳ để tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, giúp trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát và hỗ trợ phục hồi da hiệu quả hơn.

Phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị cho bệnh nhi sử dụng bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang theo 3 giai đoạn: 

Giai đoạn đầu Điều trị triệu chứng

Giai đoạn này giúp bệnh nhi giảm bớt các triệu chứng khó chịu bên ngoài như ngứa ngáy, đau rát, sần sùi, nứt nẻ da để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và giấc ngủ của trẻ.

  • Thuốc uống: Các thành phần bổ huyết trong thuốc uống sẽ giúp cải thiện tình trạng da khô, sần sùi, nứt nẻ, làm mềm da, giảm cảm giác đau rát khi di chuyển. Một số thành phần trong thuốc uống giúp kháng viêm, làm dịu cơn ngứa từ sâu bên trong.
  • Thuốc bôi: Các sản phẩm bôi có tác dụng dưỡng ẩm, giảm ngứa và làm mềm da. Sử dụng các loại kem, gel chứa thành phần tự nhiên như lô hội, tinh dầu tràm trà, giúp làm dịu vết thương, giảm đỏ, kháng khuẩn, chống viêm.
  • Thuốc ngâm rửa: Sử dụng các “kháng sinh” tự nhiên để kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ giảm ngứa và làm sạch vùng da tổn thương.

Giai đoạn Điều trị từ gốc

Giai đoạn này nhằm giúp trẻ phục hồi từ bên trong, bổ sung dinh dưỡng qua các vị thuốc nhằm tăng cường khí huyết, cải thiện tỳ vị, giảm mức độ mẫn cảm của cơ thể đối với các tác nhân dị nguyên. 

  • Tăng cường sức đề kháng: Sử dụng thuốc đông y bổ khí, bổ huyết, giúp phục hồi hệ miễn dịch của trẻ, hạn chế tác động của dị nguyên từ môi trường và từ bên trong cơ thể. Các thuốc có tác dụng hoạt huyết, điều hòa cơ thể sẽ được đưa vào phác đồ điều trị.
  • Ổn định cơ địa dị ứng: Điều trị liên tục để ổn định cơ địa, ngăn ngừa các phản ứng dị ứng tái phát. Các biện pháp giúp điều hòa khí huyết và cân bằng hệ miễn dịch được chú trọng.
  • Giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn: Bổ sung các loại thuốc có tác dụng kiện tỳ (bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, cam thảo,…), nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Giai đoạn tiếp theo Điều trị từ gốc và dự phòng bệnh

Tiếp tục dùng thuốc để nâng cao chính khí, củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể giảm thiểu khả năng phản ứng với các dị nguyên gây viêm da cơ địa. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ tránh được nguy cơ tái phát bệnh trong tương lai. Nếu có tái phát thì cũng chỉ rất nhẹ nhàng thôi.

Xem video: Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương chia sẻ về bệnh viêm da cơ địa và giải pháp điều trị

Lộ trình dinh dưỡng

Bệnh nhi có cơ thể thiên nhiệt, do đó, cần ưu tiên sử dụng các thực phẩm có tính mát, dễ tiêu, tránh thực phẩm gây kích ứng và làm tăng nhiệt trong người.

  • Bữa sáng: Các loại ngũ cốc nguyên cám (yến mạch, gạo lứt); sữa hạt (sữa đậu nành, sữa hạnh nhân) và các loại củ có tính thanh mát như củ sen, củ từ,…
  • Bữa trưa: Thịt nạc (thịt gà, thịt lợn nạc); cá đồng (cá quả, cá trắm);các loại hạt như hạnh nhân, óc chó; các loại đậu (đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ); rau xanh (rau má, rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đao, mướp, khổ qua);…
  • Bữa tối: Rau củ quả tươi (cà rốt, bí đỏ, cải xanh, rau cải ngọt); trái cây mát như thanh long, dưa hấu, lê, táo.

Kiêng kị khi điều trị:

  • Do bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng nên cần tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản (tôm, cua, cá biển), thịt bò, thịt gà, trứng,…
  • Không dùng đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, hạn chế đồ ngọt tinh chế.
  • Hạn chế nước ngọt, đồ uống có ga và thực phẩm chế biến sẵn, vì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.

Lộ trình chăm sóc da

  • Chọn các sản phẩm không chứa hương liệu, hóa chất mạnh và có độ pH trung tính (khoảng 5.5).
  • Tắm cho trẻ với nước ấm, tránh nước quá nóng vì sẽ làm da khô hơn. 
  • Thoa kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm, khi da còn ẩm để khóa độ ẩm tốt hơn. Chọn kem dưỡng chứa các thành phần dịu nhẹ, giúp dưỡng ẩm sâu và tăng cường lớp bảo vệ da (có thể chứa ceramide, glycerin hoặc các thành phần thiên nhiên lành tính).
  • Mặc quần áo cotton thoáng mát, tránh chất liệu len hoặc sợi tổng hợp dễ gây kích ứng da.
  • Hướng dẫn trẻ tránh gãi các vùng da bị tổn thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Cắt ngắn móng tay của trẻ và cho trẻ đeo bao tay mềm khi ngủ để tránh vô tình làm xước da.

 Kết quả trị liệu

  • Trẻ đáp ứng thuốc tốt và giảm viêm nhanh chóng, lành da ngay sau 2 tuần sử dụng thuốc.
  • Sau 2 tháng điều trị, tình trạng nứt nẻ, rớm máu ở đầu ngón chân đã được kiểm soát. Da trở nên mềm mại hơn, giảm khô, không còn ngứa ngáy và đau rát, giúp trẻ di chuyển dễ dàng hơn.
  • Các vùng da sần sùi, nứt nẻ đã liền lại, không còn dấu hiệu viêm đỏ hay chảy dịch. Da khỏe hơn và dần trở về trạng thái bình thường.
  • Kết thúc liệu trình điều trị, sức khỏe đã ổn định. Nền da vào đông bị khô chỉ cần chú ý dưỡng ẩm, tránh để da mất nước.

THAM KHẢO THÊM: 

Xem chi tiết quá trình điều trị của bệnh nhân tại đây (vuốt ảnh sang phải)

Hiện nay, Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương đang là Giám đốc chuyên môn Trung tâm da liễu đông y Việt Nam (đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện).

LIÊN HỆ THĂM KHÁM HOẶC NHẬN TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ MIỄN PHÍ:

  • Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội 
  • Hotline: 0963835102

Chứng chỉ hành nghề của bác sĩ Lê Phương

Bác sĩ Lê Phương đại diện Nhất Nam Y Viện nhận giải thương hiệu vàng 2023

Bác sĩ Lê Phương được chủ tịch nước tặng danh hiệu thầy thuốc ưu tú

Bác sĩ Lê Phương nhận bằng lao động sáng tạo trong phong trào yêu nước

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *