Đối với bệnh nhi mắc viêm da cơ địa với tình trạng nặng ở vùng chân và bụng, phác đồ điều trị của tôi sẽ tập trung xử lý các triệu chứng bên ngoài, điều chỉnh cơ địa dị ứng và phục hồi sức đề kháng tự nhiên ở trẻ.
Tình trạng bệnh
- Bệnh nhân nhi 4 tuổi viêm da cơ địa ở vùng chân và bụng, có phản ứng viêm nặng
- Vùng chân viêm nặng nhất với tình trạng chàm hóa da, nhiều sẩn đỏ khô cứng, nhiều vết gãi cào do ngứa. Tình trạng da dễ bị bội nhiễm và để lại sẹo thâm.
- Vùng bụng có tình trạng viêm da tăng sắc tố thâm sạm, tuy nhiên không có tình trạng chàm hóa da sâu như chân nên xử lý dễ dàng hơn.
- Tiền sử bệnh: từng bị chàm sữa, xét nghiệm dị nguyên cho thấy cơ thể dị ứng với mạt nhà. Bệnh nhân có cơ địa dị ứng cần chú trọng điều trị ổn định cơ địa.
Tiền sử điều trị
Bệnh nhân trước đây đã được chỉ định sử dụng kem bôi có chứa thành phần corticoid để giảm ngứa và chống viêm để làm dịu vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và không ngăn ngừa được tình trạng tái phát.
KIỂM TRA SỨC KHỎE MIỄN PHÍ CÙNG BÁC SĨ PHƯƠNG
Nguyên tắc điều trị
- Bệnh nhi có tình trạng sẩn đỏ khô cứng do huyết táo (huyết khô, thiếu độ ẩm), dẫn đến da khô và thô ráp. Nguyên tắc điều trị là dưỡng huyết, nhuận táo để cung cấp độ ẩm từ bên trong, giúp làm mềm da, giảm tình trạng khô cứng và cải thiện sần sùi.
- Da bệnh nhi dễ bị bội nhiễm do yếu tố nhiệt hỏa gây ra, làm da nóng, đỏ và dễ nhiễm trùng. Phương pháp điều trị tập trung vào thanh nhiệt, tả hỏa để làm dịu nhiệt trong cơ thể, ngăn chặn viêm nhiễm lan rộng và giảm nguy cơ nhiễm trùng da.
- Tình trạng ngứa nhiều xuất phát từ yếu tố phong, khiến trẻ ngứa phải gãi liên tục, tổn thương da càng rộng. Cần trừ phong giúp giảm thiểu kích ứng ngứa ngáy và ngăn chặn việc gãi gây tổn thương nặng hơn.
Khi chữa viêm da cơ địa cho trẻ nhỏ, ngoài việc chống các nguyên nhân gây bệnh bên ngoài còn phải chú trọng điều hòa các công năng tạng phủ bên trong. Việc bệnh tái đi tái lại có thể do cơ thể mất cân bằng về âm dương, hệ miễn dịch suy yếu:
- Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường, dẫn đến dễ tái phát bệnh. Vì vậy, cần nâng cao chính khí để củng cố hệ miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể tự bảo vệ, giảm nguy cơ tái phát bệnh.
- Do tổn thương lan rộng trên 50% diện tích da, bệnh nhi có dấu hiệu suy dinh dưỡng do hấp thụ kém. Việc bổ tỳ vị là cần thiết để tăng cường chức năng tiêu hóa, cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng, giúp trẻ hồi phục thể trạng và phát triển toàn diện hơn.
Phác đồ điều trị
Phác đồ điều trị cho bệnh nhi sử dụng bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang theo ba giai đoạn:
Giai đoạn đầu Điều trị triệu chứng
Giai đoạn này nhằm giảm ngứa, giảm viêm, làm dịu các tổn thương ngoài da để bệnh nhi không cảm thấy khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc bôi, thuốc ngâm rửa trong bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang để xử lý các triệu chứng ngoài da:
- Thuốc uống: Thuốc uống bao gồm các thành phần giúp bổ huyết, dưỡng da, từ đó giảm nguy cơ tái phát và giúp da phục hồi nhanh hơn.
- Thuốc bôi: Sử dụng thuốc bôi có thành phần kháng viêm từ thảo dược để làm dịu các vùng da viêm đỏ, giúp giảm sưng, ngứa. Thuốc bôi cũng cung cấp độ ẩm để da không bị khô, giảm nguy cơ nứt nẻ, viêm nhiễm.
- Thuốc ngâm rửa: Dùng thảo dược ngâm rửa có tính kháng khuẩn, kháng viêm để vệ sinh vùng da bị viêm, loại bỏ các tác nhân gây kích ứng và làm dịu các vết tổn thương, giúp da thông thoáng, sạch sẽ.
Giai đoạn Điều trị từ gốc
Trong giai đoạn này, mục tiêu chính là tăng cường sức đề kháng và ổn định cơ địa dị ứng ở bệnh nhi. Bài thuốc không thể thiếu các vị thuốc bổ khí, hoạt huyết giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể trẻ, làm giảm tình trạng mẫn cảm với dị nguyên. Việc điều trị từ gốc này không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn hướng đến sự phục hồi toàn diện, tăng cường khả năng đề kháng của da trước các tác nhân gây kích ứng.
Giai đoạn Dự phòng bệnh
Sau khi các triệu chứng chính đã được kiểm soát, giai đoạn dự phòng sẽ tập trung nâng cao sức đề kháng tự nhiên, hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể của bệnh nhi trở nên mạnh mẽ hơn trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Giai đoạn này sử dụng các thảo dược có tác dụng duy trì sức khỏe làn da lâu dài, phòng ngừa nguy cơ tái phát viêm da cơ địa.
Lộ trình dinh dưỡng
Vì bệnh nhi có cơ địa thể thiên nhiệt, cần chọn các thực phẩm có tính mát để giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị.
- Bữa sáng: Cháo đậu xanh, cháo đậu đen, cháo yến mạch với rau xanh,…
- Bữa trưa: Thịt trắng (gà bỏ da, cá nước ngọt), rau xanh lá (cải xanh, mồng tơi, rau ngót), các loại quả mọng ít đường (dưa hấu, lê)
- Bữa tối: Các loại củ quả có tính mát (bí đao, cà rốt), rau lá xanh (rau mồng tơi, rau lang),…
Kiêng kị khi điều trị: Tránh hoàn toàn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản (cua, tôm, cá, mực,…), da gà, da vịt, cá da trơn,… vì chúng có thể kích thích triệu chứng viêm da.
Lộ trình chăm sóc da
Với làn da nhạy cảm, đang trong tình trạng viêm da cơ địa, đặc biệt là vùng chân chàm hóa nặng và bụng tăng sắc tố, cha mẹ cần thực hiện chăm sóc da kỹ lưỡng để hỗ trợ điều trị đồng thời ngăn ngừa biến chứng ở trẻ.
- Sử dụng sản phẩm làm sạch dịu nhẹ: Chọn loại sữa tắm và xà phòng không chứa chất tạo bọt mạnh, có pH trung tính (khoảng 5.5). Các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, không mùi, không chứa chất gây kích ứng như sulfate hoặc parabens là ưu tiên hàng đầu.
- Tắm bằng nước ấm: Dùng nước ấm vừa đủ, tuyệt đối không dùng nước nóng vì có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của da, khiến da khô hơn và dễ kích ứng. Chỉ nên tắm khoảng 5-10 phút để tránh làm da mất nước.
- Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm: Sau khi lau khô, thoa kem dưỡng ẩm ngay để duy trì độ ẩm cho da. Chọn các loại kem dưỡng không chứa chất kích ứng, có thành phần như ceramide, glycerin, axit hyaluronic giúp tái tạo hàng rào bảo vệ da. Thoa dưỡng ẩm ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt chú trọng vùng chân và bụng bị viêm nặng.
- Tránh cào gãi lên vùng da viêm: Nếu bé ngứa quá, có thể hướng dẫn dùng tay vỗ nhẹ lên da để giảm ngứa thay vì cào gãi. Dùng bao tay cotton khi đi ngủ cho bé để tránh cào xước.
Kết quả trị liệu
Tham khảo trường hợp bác sĩ Lê Phương điều trị: |
Xem chi tiết quá trình điều trị của bệnh nhân tại đây (vuốt ảnh sang phải)
Hiện nay, Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương đang là Giám đốc chuyên môn Trung tâm da liễu đông y Việt Nam (đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện).
LIÊN HỆ THĂM KHÁM HOẶC NHẬN TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ MIỄN PHÍ:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0963835102
- Fanpage: Bác sĩ Lê Phương
- Zalo: Thầy Thuốc Ưu Tú – Bác Sĩ Lê Phương
Chứng chỉ hành nghề của bác sĩ Lê Phương
Bác sĩ Lê Phương đại diện Nhất Nam Y Viện nhận giải thương hiệu vàng 2023
Bác sĩ Lê Phương được chủ tịch nước tặng danh hiệu thầy thuốc ưu tú
Bác sĩ Lê Phương nhận bằng lao động sáng tạo trong phong trào yêu nước
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!