Vảy Nến Móng Tay: Triệu Chứng, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

Vảy nến móng tay là một bệnh lý mãn tính về mặt da liễu. Tuy không quá nghiêm trọng nhưng căn bệnh này gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và tính thẩm mỹ của bàn tay mỗi người. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin đầy đủ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như cách để phòng phòng ngừa căn bệnh này.

Vảy nến móng tay là gì? 

Thể vảy nến nói chung được biết đến là một dạng bệnh lý mãn tính. Khi mắc bệnh, tại một số vị trí cụ thể trên người bệnh nhân sẽ xuất hiện các mảng da đỏ, có vảy trắng gọi là vảy nến. Nhìn chung, đây là bệnh lý không có quá nhiều nguy hiểm, tuy nhiên, về lâu dài khi tình trạng và triệu chứng bệnh nặng thêm, điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt và các hoạt động thường ngày của người bệnh.

Thông thường, các tế bào da sẽ chết đi và tiếp tục sản sinh theo chu kỳ kéo dài từ 28 đến khoảng 30 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức. Điều này dẫn đến tình trạng các tế bào tăng sinh. Vì thế, các tế bào tích tụ trên bề mặt da ngày càng nhiều, gây đỏ, đau rát và chảy máu. Đây gọi là tình trạng bệnh vảy nến. 

Do được phát triển từ rễ móng nằm dưới lớp biểu bì nên móng tay cũng được xem là một phần của da. Bệnh vảy nến móng tay sẽ hình thành từ phần rễ móng và lan rộng dần. 

vay nen mong tay
Hình ảnh bệnh nhân bị vảy nến móng tay nhẹ

Triệu chứng lâm sàng và các giai đoạn của bệnh

Vì là bệnh về da nên các triệu chứng của vảy nến móng tay khá dễ nhận biết. Một số những triệu chứng cơ bản của bệnh có thể kể đến như: 

  • Rỗ móng tay: Về cơ bản móng tay được cấu tạo từ các tế bào keratin nên tương đối cứng. Tuy nhiên, bệnh vảy nến sẽ làm ảnh hưởng khiến những tế bào này bị mất dần, từ đó hình thành các lỗ nhỏ trên bên mặt móng tay. Tùy vào tình trạng bệnh mà các hỗ rỗ này có thể nông hoặc sâu và xuất hiện có dày đặc trên móng tay hay không.
  • Móng tay bị tách ra: Đây được xem là triệu chứng điển hình nhất của các bệnh nhân bị vảy nến móng tay. Đầu tiên, sẽ có những mảng màu trắng hoặc vàng ở đầu móng tay cũng như phần da ở đầu móng. Lâu dần, phần da dưới móng tay và cả phần móng tay sẽ chuyển sang màu vàng và bị tách ra.
  • Móng tay thay đổi hình dạng và độ dày: Bệnh vảy nến móng tay theo thời gian sẽ làm cấu trúc móng tay bị thay đổi. Vảy nến có thể sẽ hình thành trên đường vân của móng và làm cấu trúc móng tay trở nên lỏng lẻo hơn. Từ đó, móng dễ bị vỡ vụn hoặc cũng có trường hợp móng trở nên dày hơn do bị nhiễm khuẩn nấm.
  •  Màu sắc của móng tay thay đổi: Tùy theo từng cơ địa của bệnh nhân hoặc tình trạng hiện tại của bệnh mà màu sắc của móng tay sẽ có sự thay đổi so với thông thường. Móng thường bị dày lên, chuyển sang màu vàng nâu hoặc khi bị vỡ vụn thì chuyển sang màu trắng. 
vay nen mong tay
Bề mặt móng tay xuất hiện vết rỗ

Chứng bệnh vảy nến móng tay sẽ ảnh hưởng đến một hoặc nhiều móng tay cùng lúc. Về cơ bản, các biểu hiện bệnh từ nhẹ đến nặng thường diễn ra như sau: 

  • Giai đoạn 1: Ở vùng da dưới móng tay có sự thay đổi bất thường về màu sắc. Bên cạnh việc chuyển sang màu vàng, xanh hoặc màu nâu sậm, ở dưới móng tay cũng thường xuất hiện đồng thời các nốt trắng.
  • Giai đoạn 2: Lúc này, móng tay đã có sự biến dạng nhẹ. Những đường rãnh, đường lằn hoặc các hố rỗ xuất hiện trên móng tay sẽ ngày một nhiều tùy theo từng cơ địa và tình trạng bệnh.
  • Giai đoạn 3: Khi bệnh chuyển nặng hơn, móng tay sẽ bắt đầu bị bong ra gây đau nhức khó chịu đối với người bệnh. Việc móng tay bắt đầu bong ra khỏi nền móng sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Do đó, ở giai đoạn bệnh này bạn sẽ bắt gặp những mảng màu vàng ở trên đầu móng tay.
  • Giai đoạn 4: Vì móng tay đã bị tổn thương khá nặng nên người bệnh sẽ dễ gặp tình trạng bị chảy máu. Mặt khác, lớp sừng dưới móng tay bị dày lên từ 2 đến 3 lần so với người bình thường sẽ đẩy phần móng tay lên khiến người bệnh phải chịu cảm giác đau rát và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý vảy nến thể móng tay

Trên hết, bệnh vảy nến móng tay là một dạng bệnh thường gặp. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có kết luận chính thức cho nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Các chuyên gia mới chỉ khoanh vùng hai yếu tố được xem như nguyên nhân gây bệnh hàng đầu như: 

Hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể gặp vấn đề

Chứng bệnh vảy nến nói chung và vảy nến móng tay nói riêng sẽ liên quan đến tế bào lympho T. Khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị rối loạn hoặc suy yếu, tế bào miễn dịch này sẽ bị giảm thiểu khả năng trong việc bảo vệ cơ thể.

vay nen mong tay
Bệnh lý này liên quan đến chức năng của tế bào lympho T

Lý do di truyền

Nhiều nghiên cứu đã có thấy có một số gen trong cơ thể liên quan đến việc hình thành bệnh vảy nến nóng chung và bệnh vảy nến móng tay nói riêng. Do đó, nếu trong gia đình có các thế hệ trước mắc bệnh vảy nến móng tay thì khả năng cao các thế hệ con, cháu cũng có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này.

Một số lý do khác

Hai nguyên nhân di truyền và rối loạn hệ miễn dịch là hai lý do chủ quan chính có tác động trực tiếp gây nên bệnh vảy nến ở móng tay. Ngoài ra, một số những nguyên nhân khách quan khác của căn bệnh này cũng được các chuyên gia liệt kê như là: 

  • Môi trường sinh sống hoặc làm việc bị ô nhiễm, người bệnh phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn hoặc hóa chất độc hại hàng ngày.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý khác liên quan đến da liễu và dẫn đến bệnh vảy nến móng tay.
  • Căng thẳng, stress gặp phải trong công việc và cuộc sống.

Một số biến chứng của bệnh vảy nến móng tay

Tuy bệnh vảy nến móng tay là căn bệnh tương đối phổ biến nhưng về cơ bản đây vẫn là bệnh mãn tính nên phương thức điều trị còn nhiều hạn chế. Bởi chúng ảnh hưởng đến da liễu nên ngoài tính thẩm mỹ, chứng bệnh này còn khiến cho người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu, mệt mỏi gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. 

Mặt khác, theo thống kê, những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến móng tay nói riêng và bệnh vảy nến nói chung sẽ có khả năng cao mắc các bệnh lý khác như là u lympho, các chứng bệnh khác liên quan đến tim mạch, nhiễm khuẩn nấm trên da. Ngoài ra, một số những người trẻ nếu mắc bệnh vảy nến móng tay thì cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn những người không mắc bệnh.

vay nen mong tay
Nếu không chữa trị vảy nến móng tay kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Các phương pháp được tin tưởng để điều trị phổ biến

Trong các chứng bệnh liên quan đến da liễu, vảy nến móng tay là căn bệnh mãn tính. Hiện tại, y học vẫn chưa có cách nào điều trị được dứt điểm chứng bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp có thể kiểm soát cũng như làm giảm triệu chứng của bệnh, giúp cho bệnh nhân có được những trải nghiệm dễ dàng hơn trong cuộc sống hàng ngày. 

Mẹo dân gian

Trong các bài thuốc và mẹo dân gian còn lưu lại, có nhiều loại thảo dược được sử dụng để chữa trị căn bệnh này. Thực tế cũng cho thấy việc sử dụng những loại thảo dược này làm đem lại hiệu quả rất tốt. 

  • Củ nghệ: Đây là loại thảo dược được ghi nhận về tác dụng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả. Đối với những bệnh nhân bị vảy nến móng tay, các bạn có thể bổ sung bột nghệ bằng đường uống bên cạnh chế độ dinh dưỡng. Liều lượng phù hợp là từ 1.5g đến 3g bột nghệ hàng ngày để giảm đi các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, nghệ cũng là loại thực vật có tính nóng. Vì thế, bạn cũng nên lưu ý đến những yếu tố về thời tiết và cơ địa của bệnh nhân trước khi sử dụng và chỉ nên sử dụng với một liều lượng phù hợp tùy theo từng người.
  • Nha đam: Ngoài tác dụng làm đẹp thì nha đam còn có tác dụng chữa lành và dưỡng ẩm cho da. Bên cạnh việc sử dụng nha đam tươi thì các bạn cũng có thể tham khảo các loại kem dưỡng với thành phần có chiết xuất từ 0.5% nha đam trở lên và bôi lên da 3 lần mỗi ngày. 
  • Giấm táo: Để giảm các triệu chứng ngứa ngáy kéo dài thì giấm táo chính là lựa chọn phù hợp nhất. Đặc biệt, khi sử dụng giấm táo hữu cơ pha với nước theo tỉ lệ 1:1 để rửa phần da bị vảy nến móng tay cũng có thể hạn chế được tình trạng nứt da và chảy máu. Với phương pháp này, kết quả sẽ cho thấy rõ rệt sau vài tuần áp dụng. 
vay nen mong tay
Giấm táo có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh hiệu quả

Sử dụng dược phẩm, thuốc có thành phần đặc trị không kê đơn

Nếu như các mẹo dân gian sẽ cần đòi hỏi việc tìm kiếm và sơ chế nguyên liệu trước khi sử dụng thì bạn cũng có thể tham khảo các loại thuốc hoặc dược phẩm có thành phần đặc trị và không kê đơn. Nếu như triệu chứng vẫn ở giai đoạn nhẹ, các bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi, kem dùng trên các vùng da cần trị liệu: 

  • Thuốc mỡ Corticosteroid: Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến để ngăn chặn quá trình viêm trong cơ thể. Mặt khác, chúng cũng ngăn chặn các phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch trong cơ thể nếu có dấu hiệu bị rối loạn.
  • Thuốc bôi Tacrolimus: Thường được sử dụng đối với đa số các bệnh da liễu, đặc biệt là bệnh vảy nến nói chung và các triệu chứng của bệnh viêm da dị ứng từ vừa đến nặng. Tuy nhiên, loại thuốc này không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Thuốc bôi Calcipotriol: Có thể xem loại thuốc này như một loại dẫn xuất của vitamin D3 với tác dụng tạo ra sự biệt hóa tế bào. Mặt khác, chúng cũng góp phần ức chế sự tăng trưởng của các tế bào sừng. Với loại thuốc này, bạn chỉ cần thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, liều lượng dùng hàng tuần sẽ không được vượt quá 100 gram. 
  • Thuốc bôi Tazarotene: Đây là một dạng tiền chất của retinoid có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến móng tay. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này thì các bạn cần chú ý tránh ánh nắng mặt trời.
vay nen mong tay
Có nhiều loại thuốc mỡ giúp giảm triệu chứng của bệnh

Tiếp nhận điều trị trực tiếp tại các phòng khám hoặc bệnh viện

Đối với những bệnh nhân đang ở giai đoạn nặng hơn của bệnh, việc tự điều trị tại nhà bằng thảo dược hay thuốc bôi ngoài da sẽ không còn hiệu quả. Vì thế, các bạn cần tham khảo những phương pháp trị liệu khác để kiểm soát bệnh tốt hơn. 

  • Cắt bỏ móng tay: Đối với những bệnh nhân bị vảy nến móng tay, việc cắt bỏ chúng là điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo móng tay sau khi mọc lại không có các dấu hiệu bất thường thì các bạn cũng cần thăm khám bác sĩ trước khi quyết định bắt bỏ phần móng. Ngoài ra, nếu móng tay bạn có triệu chứng bị nhiễm trùng thì cũng cần phải được kê thêm thuốc giảm đau và thuốc đặc trị đi kèm.
  • Phương pháp trị liệu ánh sáng: Biện pháp này sẽ sử dụng đèn, rọi tia cực tím và vùng móng tay để chữa bệnh. Tuy nhiên, đây cũng không được xem là biện pháp triệt để vì phương pháp này làm tăng nguy cơ gây ung thư da vì phải tiếp xúc với tia cực tím. Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn sử dụng liệu pháp này để điều trị bệnh nhằm tránh những tác dụng phụ tiềm ẩn đối với sức khỏe của bản thân.
  • Diệt trừ khi bị nhiễm nấm: Hầu hết các tình trạng bệnh vảy nến móng tay đều có nguy cơ cao bị nấm xâm nhập và gây nhiễm khuẩn. Do đó, các bạn sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc có tác dụng điều trị nhiễm nấm đồng thời cho bệnh nhân để đảm bảo hiệu quả trị bệnh.
vay nen mong tay
Nên cân nhắc trước khi lựa chọn phương pháp quang trị liệu

Một số câu hỏi thường gặp về thể vảy nến móng tay

Ngoài những thông tin cơ bản, bệnh vảy nến móng tay cũng có nhiều điều khiến mọi người thắc mắc. Dưới đây là những câu hỏi mà các chuyên gia da liễu thường gặp nhất đối với bệnh lý này: 

Bệnh vảy nến thể móng tay lây nhiễm không? Nếu có thì lây nhiễm như thế nào?

Về cơ bản, đây là căn bệnh do hai nguyên nhân chính gây nên là gen di truyền và hệ miễn dịch bị rối loạn. Vì vậy, các bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề lây nhiễm của bệnh này. 

Tuy nhiên, về cơ bản đây là căn bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Vì thế, các bạn cần chú ý đến các triệu chứng bệnh của bệnh để có thể phát hiện và điều trị bệnh từ sớm.

Người bị vảy nến thể móng tay cần chú ý gì trong chế độ ăn uống?

Đối với bệnh lý này, bạn cần ghi nhớ 2 nhóm thực phẩm là: Nhóm thực phẩm cần kiêng và nhóm thực phẩm cần bổ sung. Từ đó, các bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng dựa trên lưu ý này.

  • Nhóm thực phẩm cần tránh: Thực phẩm tanh, thực phẩm chứa quá nhiều protein, đồ ăn có thành phần chất béo quá cao, các loại chất kích thích nói chung.
  • Nhóm thực phẩm cần bổ sung: Rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, thực phẩm giàu omega 3. 

Tuy nhiên, nếu như người bệnh có triệu chứng bị vảy nến móng tay kèm theo triệu chứng phù nề, rịn nước thì các bạn nên giảm các loại thức ăn có hàm lượng nước quá cao. Bên cạnh đó, trong trường hợp này bệnh nhân cũng nên hạn chế uống các loại nước cam, nước chanh để tình trạng bệnh không bị nặng hơn.

vay nen mong tay
Người bệnh nên bổ sung rau xanh và thực phẩm giàu chất omega 3

Bệnh vảy nến thể móng tay thường bị nhầm với những loại bệnh lý nào?

Đôi lúc, việc phán đoán và điều trị bệnh sẽ gặp những khó khăn và không có được hiệu quả nếu như việc chẩn đoán ban đầu bị sai sót. Trên thực tế, bệnh vảy nến móng tay thường bị nhầm với bệnh nấm móng vì cả hai căn bệnh này đều làm cho móng tay của người bệnh bị dày lên. Tuy nhiên, khi bị vảy nến móng tay thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nấm xâm nhập. Vì vậy, đối với những triệu chứng này, các bạn cần gặp bác sĩ để có thể kiểm tra tổng quát và chính xác nhất. 

Lưu ý về cách phòng ngừa bệnh vảy nến móng tay

Vảy nến móng tay không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn đem đến sự tự ti cho người bệnh vì tính kém thẩm mỹ. Chính vì thế, việc tìm hiểu kỹ những biện pháp phòng ngừa căn bệnh này là rất cần thiết với tất cả chúng ta. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Nên thường xuyên kiểm tra và cắt móng tay, giữ độ dài của móng ở mức độ vừa phải để tránh bị bật móng, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập.
  • Luôn giữ vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Không cắn móng tay và đặc biệt là cắn quá sát phần thịt của móng để tránh việc đẩy lùi biểu bì của móng.
  • Nên mang găng tay khi làm việc nặng, rửa chén bát hay phải tiếp xúc với nhiều chất tẩy rửa. 
  • Chú trọng việc sử dụng kem dưỡng ẩm cho toàn bộ bàn tay. Đặc biệt, những thời điểm thời tiết hanh khô chính là lúc da tay dễ bị tổn thương nhất.  
vay nen mong tay
Thường xuyên vệ sinh móng tay sạch sẽ để phòng ngừa bệnh

Trên đây là một số những thông tin cơ bản được nhiều người quan tâm tìm hiểu nhất đối với bệnh lý vảy nến móng tay. Mong rằng bài viết đã giải đáp được các thắc mắc của bạn về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa và điều trị chúng hiệu quả. 

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *