Vẩy Nến Á Sừng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Vẩy nến á sừng là bệnh ngoài da thường gặp ở nhiều đối tượng và ở hầu hết các độ tuổi khác nhau. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên những biểu hiện ngứa ngáy, bong tróc da khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và ngoại hình của người bệnh. Đồng thời, bệnh cũng rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Vẩy nến á sừng là bệnh gì? Hình ảnh bệnh rõ nhất

Không ít người cho rằng Vẩy nến á sừng là tên gọi chung của 1 bệnh lý về da gây mẩn ngứa, tróc vảy. Tuy nhiên, đây là cụm từ chỉ 2 bệnh khác nhau: Bệnh vảy nến và bệnh á sừng.

  • Vảy nến (tên khoa học: Psoriasis) là  bệnh mạn tính không lây, xảy ra do tế bào tăng sinh với tốc độ quá nhanh khiến tế bào da cũ chưa kịp chết đi thì tế bào da mới đã hình thành với số lượng lớn, tích tụ lại 1 chỗ hình thành lên các mảng dày có vảy trắng, xám hoặc bạc. Các mảng da này dễ bong tróc, nứt nẻ và chảy máu khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, đau đớn khó chịu. Vảy nến thường xuất hiện ở các vị trí khuỷu tay, da đầu, đầu gối, lưng dưới.
  • Á sừng (tên khoa học: Dermatitis plantaris sicca) là tình trạng xảy ra trên bề mặt da do lớp sừng chưa được chuyển hóa hoàn thiện, phần nhân và nguyên sinh chưa chuyển hóa thành biểu bì tạo 1 lớp sừng non, sừng bở khô ráp, dễ nứt nẻ bong tróc. Vị trí thường bị viêm da á sừng là lòng bàn tay và lòng bàn chân. 
Hình ảnh bệnh vảy nến á sừng
Hình ảnh bệnh vảy nến á sừng

Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến á sừng

Để có được phương pháp điều trị hiệu quả, cần tìm được nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến á sừng. Cho đến nay, các nghiên cứu đã chỉ ra được một số nguyên nhân vẩy nến á sừng phổ biến nhất bao gồm: 

  • Do di truyền: Một trong những nguyên nhân gây vẩy nến á sừng chiếm tỷ lệ cao nhất là do di truyền. Bởi bệnh lý này liên quan mật thiết đến gen. Vậy nên, nếu trong gia đình có thành viên từng mắc bệnh lý về da, đặc biệt là vẩy nến á sừng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, tổ đỉa,… thì thế hệ sau sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người khác.
  • Dị ứng: Những người bị dị ứng rất dễ mắc bệnh vẩy nến, á sừng bởi khi dị ứng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng quá mức với dị nguyên bên ngoài nó, vô tình tấn công vào tế bào da gây nên bệnh.
  • Thiếu hụt dinh dưỡng: Khi cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, hệ miễn dịch sẽ rất yếu, dễ gây nên nhiều bệnh lý, trong đó có viêm da vẩy nến và á sừng. Đặc biệt, bệnh sẽ dễ xảy ra ở người thiếu vitamin E, vitamin D, vitamin A và vitamin C. Lý do bởi các vitamin này đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sừng hóa và tái tạo da.
  • Nhiễm trùng da: Đối với những người thường xuyên bị thương trên da, bị côn trùng đốt hoặc cháy nắng khiến cấu trúc da bị tổn thương sẽ có nguy cơ mắc bệnh vẩy nến và á sừng rất cao.
Cấu trúc da tổn thương sẽ có nguy cơ mắc vẩy nến á sừng cao
Cấu trúc da tổn thương sẽ có nguy cơ mắc vẩy nến á sừng cao
  • Thay đổi nội tiết tố cơ thể: Trong quá trình mang thai hoặc sau khi sinh, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi. Điều này gây ảnh hưởng đến làn da, tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý như nám, tàn nhang, á sừng, vẩy nến. 
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân kể trên, bệnh còn có thể xuất hiện do sử dụng nhiều chất kích thích như bia rượu thuốc lá, sống trong môi trường ô nhiễm, stress kéo dài hoặc bùng phát sau khi bị các bệnh lý bên trong cơ thể như viêm họng, viêm amidan,…

Triệu chứng vảy nến á sừng

Không chỉ riêng bệnh vảy nến á sừng, bất cứ bệnh lý nào cũng sẽ dễ dàng điều trị hơn nếu được phát hiện sớm. Vậy nên, việc chủ động theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể vô cùng quan trọng. Đối với bệnh vảy nến á sừng, bạn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng đặc trưng như sau:

Triệu chứng bệnh vảy nến: Khi bị vẩy nến, bạn sẽ thấy trên da xuất hiện nhiều mảng da sần lên, màu đỏ, viền có vảy trắng, dễ bong tróc. Đặc biệt, vẩy nến có nhiều loại và mỗi loại sẽ có những đặc điểm nhận biết riêng:

  • Vẩy nến thể giọt: Trên da xuất hiện các nốt mụn nhỏ như giọt nước, thường tập trung nhiều ở chân hoặc lưng.
  • Vẩy nến thể mảng: Đây là thể bệnh thường gặp nhất, đặc trưng là vùng da vị bệnh sẽ ửng đỏ, nổi cộm và có lớp vảy bạc phủ lên.  Thể vẩy này thường xuất hiện ở đầu gối hoặc khuỷu tay.
  • Vẩy nến thể đảo ngược: Khi mắc thể này, người bệnh sẽ thấy xuất hiện những mảng da đỏ ở khu vực nhiều nếp gấp trên cơ thể như nách, mông, háng.
  • Vẩy nến thể mủ: Thể bệnh này có đặc trưng là các nốt mụn đỏ có chứa nước bên trong. Sau khi mụn chín già sẽ chuyển sang màu nâu và bong tróc dần.
  • Vẩy nến da đầu: Thể vẩy nến da đầu làm xuất hiện các mảng da màu đỏ, có nhiều vảy trắng ở chân tóc, vừa gây ngứa vừa gây rụng tóc nhiều.

Triệu chứng bệnh á sừng: Các triệu chứng bệnh á sừng cũng tương tự như bệnh vẩy nến, thường khiến da bị khô ráp, bong tróc, ngứa ngáy. Nếu bệnh phát triển nặng sẽ khiến lớp da chân tay liên tục bong ra gây hiện tượng mất vân tay, vân chân. Đặc biệt, các triệu chứng sẽ nặng hơn khi thời tiết hanh khô hoặc phải tiếp xúc với hóa chất.

Phương pháp chẩn đoán bệnh chuẩn xác nhất

Ngay sau khi phát hiện những biểu hiện bất thường trên da hoặc các triệu chứng của bệnh, bạn cần đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa da liễu để được thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp chẩn đoán bệnh như sau:

Chẩn đoán lâm sàng

Đầu tiên, người bệnh sẽ được chẩn đoán lâm sàng thông qua các triệu chứng bệnh đang gặp. Trong khi tiến hành quan sát vùng da bất thường, các bác sĩ sẽ cùng bệnh nhân trao đổi về tiền sử bệnh lý, có dị ứng với hóa chất/mỹ phẩm nào không, hoặc gia đình có ai mắc bệnh da liễu không,…. Sau khi tổng hợp các thông tin này, bác sĩ sẽ có những bước đầu đưa ra kết luận về bệnh.

Tiến hành xét nghiệm

Sau khi khám lâm sàng, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nhằm xác định chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh. Cụ thể, các xét nghiệm gồm:

  • Soi da: Soi da sẽ giúp bác sĩ có cơ sở chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên bệnh, đồng thời cũng xác định được mức độ bệnh đang nặng hay nhẹ để có phương pháp điều trị hợp lý.
  • Sinh thiết trên da: Bác sĩ sẽ lấy 1 ít mẫu da tại vùng bị bệnh để xét nghiệm. Xét nghiệm này cũng sẽ giúp xác định được nguyên nhân và tình trạng bệnh.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để biết nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm trùng máu, hay nguyên nhân xuất phát từ trong cơ thể hoặc yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài.
Chẩn đoán lâm sàng bằng sinh thiết da
Chẩn đoán lâm sàng bằng sinh thiết da

Cách chữa bệnh vẩy nến á sừng dứt điểm

Dựa theo kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị bệnh hợp lý. Tùy vào tình trạng nặng nhẹ và thể trạng của người bệnh sẽ có biện pháp chữa trị cụ thể. Trong đó, các phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

Sử dụng thuốc Tây 

Phương pháp sử dụng thuốc Tây có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng bong da, ngứa đỏ khi bị vảy nến và á sừng. Cụ thể, với bệnh lý này, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng các dạng thuốc bôi hoặc thuốc uống như:

  • Thuốc bôi có chứa Salicylic: Loại thuốc bôi này có khả năng làm bong tróc lớp vảy trắng trên da, giúp làn da mịn màng trở lại. Thuốc thường được chỉ định cho trường hợp bệnh nhẹ mới khởi phát.
  • Thuốc chứa Corticoid: Đây là thuốc kháng viêm loại mạnh giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của vẩy nến và á sừng. Loại thuốc này có 2 dạng gồm dạng bôi (Betamethasone, Clobetasol) và dạng uống (Dexamethason, Betamethason). Tuy nhiên, vì có dược tính cao nên nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là gan và thận.
  • Kem bôi Retinoid: Retinoid có tác dụng ức chế quá trình sản xuất tế bào, ngăn ngừa quá trình sừng hóa và giảm ngứa da, khô da. Vì là loại thuốc có dược tính cao nên được kê trong trường hợp bệnh ở mức trung bình đến nặng. Ngoài dạng bôi, Retinoid cũng có dạng uống, nhưng người bệnh cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý bôi/uống sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
  • Thuốc kháng sinh: Loại thuộc sử dụng cho trường hợp da bị bội nhiễm hoặc nhiễm trùng do vậy vẩy nến á sừng gây ra.
  • Kem bôi dưỡng da: Những loại kem này thường được sử dụng với nhiệm vụ dưỡng ẩm da, giúp da giảm bong tróc khô ráp và hỗ trợ thúc đẩy phục hồi tổn thương do bệnh gây nên. Phổ biến nhất là các loại thuốc giảm đau, dẫn chất D3, vitamin C,…

Với những đối tượng như phụ nữ có thai, đang cho con bú, bị suy giảm chức năng gan thận,… nên hạn chế sử dụng các loại thuốc này.

Sử dụng thuốc Tây có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng bong da, ngứa đỏ
Sử dụng thuốc Tây có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng bong da, ngứa đỏ

Áp dụng mẹo chữa dân gian

Mẹo dân gian sử dụng một số thảo dược tự nhiên giúp thuyên giảm hiệu quả triệu chứng bệnh vảy nến á sừng. Đặc biệt, dưới đây là 4 mẹo được áp dụng nhiều nhất:

  • Sử dụng nha đam: Trong gel nha đam có chứa lượng lớn vitamin E, vitamin A và vitamin C giúp làm dịu và phục hồi làn da bị tổn thương. Các thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy 1 nhánh nha đam, sau đó cắt sạch phần vỏ xanh và bôi trực tiếp phần thịt nha đam lên vùng da bị bệnh.
  • Dùng lá trầu không chữa vảy nến và á sừng: Lá trầu không có chứa thành phần nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm nên thường được ứng dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh ngoài da, trong đó có bệnh vẩy nến và á sừng. Mỗi ngày, bạn giã nát 2 – 3 lá trầu không rồi đắp lên da hoặc có thể đun nước tắm. Sau khoảng 5 – 7 ngày sẽ thấy triệu chứng ngứa da, bong tróc da giảm rõ rệt.
  • Lá lốt chữa vảy nến á sừng: Lá lốt ngoài sở hữu các hoạt chất kháng viêm, tiêu sưng thì còn chứa tinh dầu làm dịu da, giúp tăng cường khả năng lưu thông khí huyết. Nhờ đó thúc đẩy dưỡng chất nhiều hơn đến vùng da đang bị tổn thương giúp chữa lành nhanh chóng. Để trị vẩy nến á sừng với lá lốt, bạn dùng 1 nắm lá tươi, rửa sạch và cắt nhỏ, sau đó đem đun sôi cùng 2 lít nước để tắm hoặc vệ sinh vùng da bị bệnh.  
Dùng lá lốt chữa vảy nến và á sừng
Dùng lá lốt chữa vảy nến và á sừng
  • Chữa vảy nến và á sừng nhờ dầu dừa: Dầu dừa giàu vitamin E và các dưỡng chất tốt cho da, giúp cải thiện triệu chứng khô da, bong da rất tốt. Bạn chỉ cần lấy 1 ít dầu dừa xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị vẩy nến, á sừng, kết hợp massage 10 phút, nên thực hiện trước khi đi ngủ để hiệu quả của phương pháp được phát huy tốt nhất.
  • Dùng nghệ: Trong nghệ có chứa hoạt chất Curcumin mang đặc tính chống viêm và sát khuẩn rất mạnh. Vậy nên, khi mắc bệnh viêm da, bạn sử dụng tinh bột nghệ trộn cùng mật ong, tạo ra hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên da. Sau khoảng 20 phút thì rửa sạch lại vùng da đó với nước ấm là được. 

Với các mẹo dân gian, tuy lành tính và tiết kiệm chi phí nhưng bạn sẽ cần kiên trì thực hiện trong 1 khoảng thời gian (thông thường từ 7 – 10 ngày) để thấy hiệu quả cải thiện bệnh vẩy nến và á sừng hiệu quả nhất.

Đặc biệt bạn cần chú ý trong khâu làm sạch nguyên liệu, tránh tình trạng sử dụng nguyên liệu chưa được làm sạch kỹ, vẫn còn chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn sẽ khiến bệnh lý trên da trở nên nghiêm trọng hơn.

Hướng dẫn phòng tránh bệnh vẩy nến á sừng tái phát

Vẩy nến, á sừng không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên những triệu chứng của bệnh lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và vẻ bề ngoài. Hơn nữa, bệnh lại rất dễ tái đi tái lại nếu không kiêng khem hợp lý. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn phòng tránh bệnh sừng tái phát tái.

  • Bạn nên ăn các thực phẩm giàu vitamin như rau củ, trái cây và các thực phẩm chức nhiều acid béo như omega 3 từ cá hồi, cá trích, hạt óc chó, hạt lanh,… nhằm chống viêm, giảm ngứa và tăng đề kháng.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, hoặc rượu bia, cà phê,… vì sẽ gây nóng gan, dễ kích ứng da và làm suy yếu hàng rào bảo vệ da.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cân bằng độ ẩm cho da, đồng thời giúp gan thận thải độc hiệu quả hơn.
Uống đủ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cân bằng độ ẩm cho da
Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cân bằng độ ẩm cho da
  • Chủ động điều trị dứt điểm các bệnh lý như viêm amidan hoặc viêm họng vì những bệnh này có thể gây biến chứng làm tăng nguy cơ bị vẩy nến.
  • Không tự ý ngưng thuốc hay sử dụng kết hợp bất cứ loại thuốc nào nếu chưa được sự cho phép của bác sĩ.
  • Bảo vệ da, hạn chế tối đa tình trạng da bị tổn thương, trầy xước, bị vết thương hở gây nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
  • Nên tắm nắng trong khung giờ từ 6 – 9 giờ sáng vì lúc này ánh nắng rất tốt, giúp da khỏe mạnh. 
  • Không nên sử dụng các loại sữa tắm và xà bông có tính tẩy rửa cao vì sẽ dễ khiến da khô ráp, kích ứng.
  • Nên thăm khám định kỳ 3 tháng 1 lần để chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu bệnh có dấu hiệu tái phát có thể điều trị kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh vẩy nến á sừng, giúp bạn có thêm kiến thức trong điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chú ý rằng, khi có dấu hiệu bất thường trên da, nhất định cần đến phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh khiến bệnh phát triển nặng hơn sẽ tốn rất nhiều thời gian và chi phí.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *