3+ Cách Chữa Bệnh Á Sừng Da Đầu Đơn Giản, Hiệu Quả Nhanh

Á sừng da đầu khiến người bệnh luôn phải đối diện tình trạng viêm ngứa, bong tróc và hình thành các mảng sần trên da đầu. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ và sinh hoạt hằng ngày. Cùng chúng tôi tham khảo chi tiết về 3+ cách chữa bệnh á sừng da đầu đơn giản, hiệu quả dưới đây để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này.

Sử dụng thuốc Tây y – Cách chữa bệnh á sừng da đầu hiệu  quả

Một trong những cách chữa bệnh á sừng da đầu được bác sĩ đánh giá cao và thường ưu tiên áp dụng chính là sử dụng thuốc Tây y. Lý do bởi phương pháp này cho hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt giúp thuyên giảm triệu chứng khó chịu của bệnh gây ra. Phương pháp này bao gồm sử dụng thuốc bôi và thuốc uống, tùy từng tình trạng và cơ địa của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng cách thức nào hoặc kết hợp cả uống và bôi. Cụ thể, dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến trong đơn thuốc trị á sừng da đầu.

Cách chữa bệnh á sừng da đầu bằng thuốc bôi

Hiện nay có nhiều loại thuốc bôi chữa á sừng da đầu, trong đó, các loại thuốc sau nhận được đánh giá cao từ bác sĩ chuyên môn.

  • Thuốc bôi chứa Corticoid: Đây là loại thuốc khả mạnh, có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, ức chế tình trạng viêm nhiễm, đồng thời giúp làn da trở lên mềm mại, hạn chế tối đa bong tróc, nứt nẻ. Tuy nhiên, vì hoạt tính mạnh nên nếu lạm dụng sẽ gây nhiều tác dụng phụ, vậy nên người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc mỡ Acid Salicylic: Loại thuốc này được sử dụng phổ biến, có tác dụng đẩy lùi tình trạng khô ráp, bong tróc da do á sừng. Đồng thời hoạt chất Acid Salicylic sẽ điều hòa quá trình sản sinh tế bào, ngăn ngừa sự tăng sinh quá nhanh gây hình thành tế bào mới. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào da nên được sử dụng trong phòng ngừa da nhiễm khuẩn.
Thuốc mỡ Acid Salicylic điều trị á sừng da đầu hiệu quả
Thuốc mỡ Acid Salicylic điều trị á sừng da đầu hiệu quả
  • Thuốc kháng sinh: Đây là loại thuốc rất cần thiết nhằm giảm các triệu chứng bệnh á sừng da đầu như ngứa ngáy, sưng đỏ, bong tróc da, đồng thời ngăn chặn tình trạng da nhiễm khuẩn và nhiễm nấm. Hiện nay có 2 loại thuốc kháng sinh phổ biến dùng trong chữa á sừng là Tacrolimus và Pimecrolimus. Nhưng người bệnh cần lưu ý, loại thuốc này chỉ sử dụng trong trường hợp á sừng da đầu ở mức độ nặng, các thương tổn trên da đầu lan rộng và có xu hướng lan xuống trán, cổ, vai gáy.
  • Thuốc Calcipotriol: Calcipotriol là một hoạt chất thuộc nhóm Vitamin D. Sử dụng thuốc bôi Calcipotriol có tác dụng kìm hãm tăng sinh quá mức của tế bào, nhờ đó giúp ngăn ngừa sự lan rộng của á sừng. Loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như ngứa, khô da, đôi khi nổi mẩn dị ứng.

Các loại thuốc uống

Trong trường hợp cơ địa người bệnh không đáp ứng thuốc bôi hoặc tình trạng bệnh ở mức độ nặng, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp thuốc uống để tăng hiệu quả trị bệnh.

  • Corticoid dạng uống: Loại thuốc này ngoài cách uống trực tiếp còn có thể sử dụng phương pháp tiêm dưới da. Tuy nhiên, loại thuốc này có hoạt tính rất mạnh nên liệu trình sử dụng chỉ được phép tối đa 10 ngày. Trong trường hợp sử dụng quá liều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan thận và hệ thần kinh.
  • Thuốc chống dị ứng: Á sừng da đầu có thể gây ra những cơn ngứa ngáy khó chịu, nếu người bệnh cào, gãi sẽ rất dễ gây bội nhiễm, khiến vi khuẩn xâm nhập làm cho bệnh nghiêm trọng hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng các loại thuốc uống chống dị ứng như Fexofenadin, Loratadin.
Fexofenadin giảm ngứa ngáy do á sừng da đầu gây nên
Fexofenadin giảm ngứa ngáy do á sừng da đầu gây nên
  • Thuốc chống nấm: Với trường hợp bệnh á sừng da đầu khởi phát do nguyên nhân vi khuẩn nấm tác động, chắc chắn bác sĩ sẽ kết hợp thuốc uống chống nấm trong đơn thuốc nhằm ức chế sự phát triển của nấm, ngăn ngừa á sừng lan rộng.
  • Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc giúp giảm tình trạng ngứa ngáy dữ dội do histamin sản sinh quá mức. Một số loại thuốc histamin được dùng phổ biến như: Brompheniramin, Chlorpheniramine, Cetirizin hydroclorid, Fexofenadin,… Thuốc có tác dụng phụ gây buồn ngủ, giảm khả năng tập trung nên người bệnh không nên sử dụng trong trường hợp chuẩn bị tham gia giao thông hoặc sử dụng trong lúc làm việc, học tập.
  • Các loại thuốc bổ sung vitamin: Các loại thuốc này có tác dụng bổ sung vitamin quan trọng như Vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin H,… giúp phục hồi và bảo vệ da, hỗ trợ quá trình tái tạo da tốt hơn.

Đối với tình trạng á sừng da đầu ở mức độ từ nhẹ, trung bình đến nặng, dùng thuốc Tây y vẫn luôn là phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả và tốc độ trị bệnh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh thường phải đối diện với nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ. Vậy nên, để hạn chế tối đa tình trạng này, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ, từ loại thuốc đến liều lượng, liệu trình,…. tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc tăng giảm liều lượng sẽ gây ra những biến chứng không mong muốn.

Cách chữa á sừng da đầu bằng mẹo dân gian tại nhà

Ngoài sử dụng thuốc Tây y, các bài thuốc dân gian chữa á sừng da đầu được nhiều người bệnh áp dụng bởi ưu điểm đơn giản, an toàn và không tốn nhiều chi phí bởi thành phần dược liệu sử dụng hoàn toàn từ thiên nhiên rất dễ tìm kiếm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp á sừng da đầu ở mức độ nhẹ, diện tích da thương tổn hẹp, bong tróc ít.

Dùng lá trầu không

Lá trầu không là dược liệu có mặt trong rất nhiều bài thuốc trị bệnh da liễu. Bởi thành phần dược liệu có chứa chất chống viêm, kháng khuẩn cùng một số hoạt chất như Chavicol, Cadinen, Betel- Phenol có tác dụng làm dịu da, giảm ngứa ngáy, bong tróc. Đồng thời, một số vitamin và khoáng chất trong lá trầu không giúp hồi phục da hiệu quả.

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu tươi.

Cách thực hiện:

  • Đem lá trầu rửa sạch với nước, nên ngâm với nước muối trong khoảng 5 phút để đảm bảo diệt khuẩn hoàn toàn.
  • Vò nát lá trầu, sau đó cho vào nồi, rót thêm 1.5 lít nước rồi đun trên lửa lớn.
  • Đợi khi nước sôi, thêm 1 thìa muối nhỏ vào và khuấy đều, tắt bếp.
  • Khi nước lá trầu nguội bớt, người bệnh sẽ dùng để ngâm gội đầu. 

Nên sử dụng lá trầu gội đầu từ 3 – 4 lần mỗi tuần, sau khoảng 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng á sừng da đầu thuyên giảm rõ rệt.

Kết hợp lá trà xanh cùng bồ kết

Bồ kết là nguyên liệu quen thuộc dùng để gội đầu hoặc bào chế các loại dầu gội giúp làm mềm tóc, đen tóc, loại bỏ gàu trên da hiệu quả. Trong khi đó, lá trà xanh có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa, mang tính kháng khuẩn, tiêu viêm rất cao. Vậy nên, khi kết hợp 2 nguyên liệu này sẽ tạo nên bài thuốc hiệu quả trong điều trị á sừng da đầu.

Chuẩn bị nguyên liệu: 3 – 4 quả bồ kết già, 1 nắm lá trà xanh.

Cách thực hiện:

  • Đem bồ kết đi nướng thơm và đem lá trà xanh rửa sạch bụi bẩn.
  • Cho các nguyên liệu trên vào nồi, sau đó thêm 2 lít nước vào đun sôi.
  • Đợi nước nấu bồ kết và trà xanh nguội bớt là có thể dùng để gội đầu.

Trong quá trình gội, kết hợp massage da đầu nhẹ nhàng để các hoạt chất thẩm thấu, tăng tốc độ điều trị bệnh. Bạn nên áp dụng cách chữa bệnh á sừng da đầu này khoảng 3 – 4 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả trị bệnh như mong muốn.

Kết hợp lá trà xanh cùng bồ kết trị bệnh hiệu quả
Kết hợp lá trà xanh cùng bồ kết trị bệnh hiệu quả

Cách chữa á sừng da đầu với dầu dừa 

Một trong những cách chữa bệnh á sừng da đầu đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà chính là sử dụng dầu dừa. Thành phần dầu dừa có chứa các chất như Axit lauric, Axit myristic, Tocotrienol mang tác dụng kháng khuẩn, trị ngứa ngáy bong tróc. Ngoài ra, nguyên liệu này sở hữu đa dạng các loại vitamin A, vitamin B, vitamin E, vitamin K cùng các dưỡng chất thiết yếu như phenol, acid béo, phyosterol giúp phục hồi và tái tạo cấu trúc da đầu tổn thương. 

Chuẩn bị: 1 thìa dầu dừa (nguyên chất) vừa đủ.

Cách thực hiện: 

  • Làm ướt da đầu, sau đó lấy dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng da đang bị á sừng.
  • Đợi khoảng 20 phút, tinh dầu thấm vào da đầu thì có thể gội lại với nước ấm.
  • Để tăng hiệu quả, bạn có thể kết hợp cùng tinh dầu sả để massage nhẹ nhàng.

Cây lược vàng chữa á sừng

Theo Y học cổ truyền, lược vàng là dược liệu có tính mát, không độc, có tác dụng làm dịu da an toàn. Các nghiên cứu khoa học phân tích thành phần thân và lá cây có chứa hoạt chất steroid và flavonoid giúp diệt khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa sự lan rộng của vết á sừng. Vậy nên, bài thuốc sử dụng cây lược vàng chữa á sừng nhận được đánh giá rất cao về hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu: 5 – 7 lá lược vàng non.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch lá lược vàng, sau đó đem cắt thành các khúc nhỏ.
  • Cho lá đã cắt vào máy xay rồi xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, bỏ phần bã.
  • Chia nước cốt vừa lọc thành 2 phần để uống trong ngày, nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút để hiệu quả đạt được cao nhất.
Sử dụng cây lược vàng chữa á sừng
Sử dụng cây lược vàng chữa á sừng

Cách chữa á sừng da đầu bằng chanh tươi

Trong chanh tươi có chứa rất nhiều vitamin C và acid citric, giúp tiêu viêm, kháng khuẩn và loại bỏ lớp sừng bong tróc rất tốt. Tuy nhiên, vì có lượng acid lớn nên người bệnh chỉ nên sử dụng phương pháp này từ 2 – 3 lần mỗi tuần để tránh khô da đầu.

Chuẩn bị: 1 quả chanh tươi.

Cách thực hiện: 

  • Cắt đôi quả chanh, vắt lấy nước, sau đó pha với nước lọc theo tỷ lệ 1:1.
  • Thoa nước đã pha lên vị trí da đầu bị á sừng, sau đó massage nhẹ nhàng trong 3 phút để các hoạt chất thẩm thấu xuống hạ bì.
  • Đợi khoảng 20 phút sau thì gội đầu sạch với nước ấm.

Cây vòi voi

Tác dụng điều trị á sừng của cây vòi voi được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh. Theo đó, tài liệu Y học cổ truyền ghi chép, cây vòi voi có vị đắng, hơi the, tính mát, mang tác dụng chống viêm, giảm đau rất tốt. Các nghiên cứu Y học hiện đại phân tích và phát hiện thành phần cây có chứa alcaloid pyrolizidin, không chỉ giúp điều trị các bệnh ngoài da như á sừng, vẩy nến mà còn có khả năng hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá vòi voi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá vòi voi, ngâm cùng nước muối ấm trong khoảng 5 phút.
  • Đem xay nhuyễn hoặc giã nát lá vòi, sau đó đắp lên vùng da đầu bị á sừng.
  • Sau khoảng 20 phút dùng nước ấm gội đầu sạch. Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần để các triệu chứng bệnh nhanh được cải thiện.
Tác dụng điều trị á sừng của cây vòi voi đã được y học công nhận
Tác dụng điều trị á sừng của cây vòi voi đã được y học công nhận

Vì sử dụng hoàn toàn thành phần từ thiên nhiên nên các mẹo dân gian thường có tác dụng chậm. Vậy nên người bệnh cần kiên trì thực hiện, không bỏ dở liệu trình. Nếu thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm, thậm chí có dấu hiệu nặng hơn, người bệnh nên đến phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Cách chữa á sừng da đầu bằng các bài thuốc Đông y

Trong Đông y, á sừng nói chung và á sừng da đầu nói riêng được xếp vào nhóm bệnh mãn tính, cần tác động vào căn nguyên gốc rễ để điều trị bệnh. Theo đó, thầy thuốc sẽ kết hợp các dược liệu tác động vào nội tạng nhằm thải bỏ độc tố, tăng cường chức năng của gan thận. 

Phương pháp này có ưu điểm an toàn, lành tính, do được tác động gốc rễ nội tạng nên hiệu quả kéo dài, người bệnh không lo tái phát. Tuy nhiên, cách chữa bệnh á sừng da đầu này có tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì thực hiện đúng liệu trình. Dưới đây là 4 bài thuốc Đông y được dùng phổ biến trị chữa trị bệnh á sừng:

  • Bài thuốc số 1: 

Chuẩn bị dược liệu: 12g kinh giới, 12g rau má, 12g bồ công anh, 12g hạ khô thảo, 12g thổ phục linh, 10g trinh nữ hoàng cung, 9g xích đồng, đem sắc lấy nước uống trong ngày. 

Cách thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu vào sắc nước, chia thành 3 phần đều nhau uống trong ngày. 

  • Bài thuốc số 2:

Chuẩn bị dược liệu: 500g mang tiêu, 240g cúc hoa dạ, 240g khô phàn, 120g xuyên tiêu.

Cách thực hiện: Cho các dược liệu đã chuẩn bị vào nấu nước, đợi khi hạ nhiệt sẽ dùng để gội đầu. Kết hợp massage mỗi ngày đến khi bong tróc hết lớp vảy sừng.

  • Bài thuốc số 3

Chuẩn bị dược liệu: 12g hà thủ ô, 12g sinh địa, 12g ké đầu ngựa, 12g huyền sâm, 12g hỏa ma nhân.

Cách thực hiện: Đem các dược liệu sắc lấy nước uống trong ngày. Nên uống khi ấm và uống trước bữa ăn khoảng 30 phút để đạt hiệu quả tốt.

  • Bài thuốc số 4

Chuẩn bị dược liệu: 6g hỏa tiêu, 6g phác tiêu, 6g khô phàn, 6g dã cúc khoa.

Cách thực hiện: Cho dược liệu vào sắc cùng 800ml nước, đợi đến khi nước sôi, thì tắt bếp, dùng nước gội đầu từ 2 – 3 lần mỗi tuần.

Lưu ý cách chăm sóc tại nhà cải thiện á sừng da đầu

Á sừng da đầu là bệnh mãn tính, có thể quay trở lại bất cứ lúc nào nếu không được chăm sóc đúng cách. Vậy nên, bên cạnh áp dụng các cách chữa bệnh á sừng da đầu, người bệnh cần đảm bảo có biện pháp chăm sóc da đầu để tăng tốc độ điều trị, đồng thời hạn chế tỷ lệ bệnh tái phát. Cụ thể như sau:

  • Trong quá trình gội đầu, không dùng tay gãi quá mạnh để tránh làm trầy xước da, khiến vi khuẩn xâm nhập, lây lan khiến bệnh thêm nghiêm trọng.
  • Sau khi gội đầu, cần lau khô tóc, không trùm khăn kín đầu, không đội mũ kín gây bí da, tạo môi trường ẩm ướt gây nấm da đầu.
  • Hạn chế sử dụng các loại dầu gội đầu hoặc dầu xả có thành phần tẩy rửa mạnh. Tốt nhất nên chọn các sản phẩm có nguyên gốc từ thiên nhiên để đảm bảo lành tính nhất.
  • Không sử dụng thuốc nhuộm, thuốc uốn,… vì lúc này da đầu rất nhạy cảm, có thể khiến bệnh á sừng nặng hơn hoặc tái phát.
  • Cần thiết lập chế độ dinh dưỡng tốt để cải thiện đề kháng từ bên trong: Tăng cường ăn các loại rau củ, trái cây nhằm bổ sung vitamin và khoáng chất, sử dụng các nguyên liệu có chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm như mật ong, nghệ,… Đồng thời tránh sử dụng chất kích thích, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm cay nóng,…
Cần thiết lập chế độ dinh dưỡng tốt để cải thiện đề kháng từ bên trong
Cần thiết lập chế độ dinh dưỡng tốt để cải thiện đề kháng từ bên trong

Trên đây là hướng dẫn chi tiết các cách chữa bệnh á sừng da đầu và hướng dẫn chăm sóc tại nhà để tránh bệnh tái phát. Nếu trong quá trình chữa trị, người bệnh thấy các triệu chứng không thuyên giảm, thậm chí có xu hướng nặng hơn, cần đến ngay phòng khám để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *