Á Sừng Ngón Tay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị 

Á sừng ngón tay là một trong những thể bệnh á sừng có số lượng người mắc phổ biến nhất. Nhiều người không khỏi thắc mắc nguyên nhân nào dẫn đến chứng bệnh này, cách điều trị và phòng ngừa ra sao. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ những vấn đề trên một cách chi tiết nhất.

Á sừng ngón tay là gì? Hình ảnh bệnh á sừng ở tay

Á sừng ngón tay là tình trạng đầu ngón tay khô ráp, ngứa ngáy, xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, bong tróc. Điều này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính thẩm mỹ. 

Đây là bệnh viêm da mãn tính, hiện nay các chuyên gia vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị dứt điểm. Người bệnh cần áp dụng phương pháp điều trị và chăm sóc thích hợp để bệnh thuyên giảm, ngăn ngừa lan rộng và tái đi tái lại.

Á sừng ngón tay là tình trạng đầu ngón tay khô ráp, ngứa ngáy, xuất hiện nứt nẻ, bong tróc
Á sừng ngón tay là tình trạng đầu ngón tay khô ráp, ngứa ngáy, xuất hiện nứt nẻ, bong tróc

Nguyên nhân gây á sừng ngón tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh á sừng ngón tay, tuy nhiên theo các khảo sát thực tế, nguy cơ phát sinh bệnh chủ yếu do những yếu tố dưới đây:

  • Do di truyền: Hầu hết các bệnh mãn tính về da đều có nguyên nhân do di truyền. Bệnh á sừng cũng vậy, những ai trong gia đình có người mắc chứng bệnh này sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người khác.
  • Do cơ địa mẫn cảm: Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh chính là do cơ địa mẫn cảm. Chỉ cần những biến đổi nhỏ từ môi trường ngoài hoặc phát sinh sự rối loạn miễn dịch bên trong, cơ thể sẽ lập tức phản ứng, phát sinh chứng bệnh á sừng.
  • Cơ thể thiếu dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng không cân bằng khiến cơ thể thiếu chất,
  • Thời tiết thay đổi: Á sừng ngón tay có thể bùng phát và tiến triển nhanh hơn do sự bất thường của thời tiết. Đặc biệt với thời tiết lạnh và hanh khô dễ khiến da mất nước, bong tróc nứt nẻ khiến vi khuẩn, virus dễ xâm nhập hình thành bệnh. Đối với thời tiết nắng nóng mùa hè khiến tay thường xuyên đổ mồ hôi, ẩm ướt dễ khiến vi khuẩn sinh sôi gây bệnh.
  • Môi trường sống và làm việc ô nhiễm: Đối với những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường khói bụi, tay phải tiếp xúc với hóa chất công nghiệp, chất tẩy rửa, xà phòng… dễ khiến lớp da tay bị bào mòn, tổn thương và khởi phát bệnh á sừng 

Biểu hiện của bệnh

Bệnh á sừng đầu ngón tay có tốc độ lan rộng khá nhanh nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên, cần chủ động theo dõi và phát hiện sớm khi bệnh có triệu chứng khởi phát để hiệu quả chữa bệnh đạt ở mức cao nhất. Dưới đây là thống kê các biểu hiện thường gặp của chứng bệnh này:

  • Da khô, nứt nẻ: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ thường gặp triệu chứng phổ biến là da khô ráp, nứt nẻ theo các đường vân tay. Ban đầu chỉ tập trung ở đầu ngón tay, sau đó lan rộng xuống lòng bàn tay và mu bàn tay.
  • Bị tách móng tay: Một số người bệnh có thể gặp triệu chứng móng tay bị tách khỏi nền móng hoặc móng tay chuyển màu vàng, có các được kẻ sọc hoặc móng dễ gãy.
  • Xuất hiện vảy trắng: Trên ngón tay và lòng bàn tay xuất hiện nhiều lớp vảy trắng với kích thước to nhỏ khác nhau, vảy trắng bong tróc khiến da sần sùi, thậm chí chảy máu.
  • Mất vân tay: Da liên tục bong tróc, nứt nẻ khiến vân tay mất dần, Điều này gây ra nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày.
  • Nhiễm trùng, xuất hiện mụn nước hoặc mủ: Trường hợp bệnh phát triển đến mức độ nặng  còn có thể xuất hiện các mụn nước hoặc mụn mủ, tổn thương lan rộng cả bàn tay khiến người bệnh đau nhức, không thể sinh hoạt như bình thường.
Bệnh á sừng gây nhiều triệu chứng khó chịu
Bệnh á sừng gây nhiều triệu chứng khó chịu

Bệnh á sừng ở tay có chữa được không? 

Các bác sĩ da liễu cho biết, bệnh á sừng ở đầu ngón tay là bệnh lý mãn tính, cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, nếu được điều trị sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời kết hợp một chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh lan rộng và tái phát.

Vậy nên, người bệnh cần chủ động đến phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viện để được chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị sớm. 

Chẩn đoán bệnh á sừng ở ngón tay

Để chẩn đoán bệnh á sừng ở ngón tay, bác sĩ da liễu thường sẽ thực hiện các bước sau:

  • Kiểm tra lâm sàng: Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc khám lâm sàng tổng quát để kiểm tra vùng bị á sừng và xem xét các biểu hiện như độ lan rộng, màu sắc, hình dạng và độ cứng của vùng á sừng. Đồng thời, trao đổi với người bệnh các thông tin về thời gian á sừng xuất hiện và các triệu chứng kèm theo như đau, ngứa hoặc sưng..
  • Kiểm tra nhiễm trùng: Á sừng ngón tay có thể bị nhiễm trùng, do đó bác sĩ có thể lấy mẫu da bị á sừng để kiểm tra nhiễm trùng. Việc này giúp xác định liệu vi khuẩn, virus hay nấm gây ra nhiễm trùng.
  • Sinh thiết da: Quá trình này liên quan đến lấy một mẫu nhỏ của mô da từ vùng bị á sừng để phân tích dưới kính hiển vi. Sinh thiết giúp xác định chính xác loại á sừng và loại trừ các bệnh da khác.
  • Siêu âm hoặc xét nghiệm hình ảnh: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm hoặc xét nghiệm hình ảnh như X-quang hoặc MRI để xem xét sâu hơn về vùng bị á sừng. Điều này giúp đánh giá các cấu trúc da xung quanh và loại trừ các vấn đề khác có thể gây ra triệu chứng tương tự bệnh á sừng ngón tay

Dựa trên kết quả thu thập được, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng về bệnh á sừng ở ngón tay, đồng thời xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh. 

Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc khám lâm sàng tổng quát để kiểm tra vùng bị á sừng
Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc khám lâm sàng tổng quát để kiểm tra vùng bị á sừng

Chữa bệnh á sừng ở tay thế nào? 3 cách hiệu quả nhất

Á sừng nói chung và á sừng ngón tay nói riêng là bệnh lý mãn tính, vậy nên rất khó để điều trị dứt điểm bệnh. Tuy nhiên, có biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát. Cụ thể, dưới đây là những cách chữa á sừng ngón tay được đánh giá cao về hiệu quả và độ an toàn.

Sử dụng thuốc Tây y 

Để kiểm soát hiệu quả bệnh á sừng ngón tay, bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây y. Tùy thuộc tình trạng bệnh, đơn thuốc sẽ có những loại thuốc bôi, thuốc uống hoặc kết hợp cả 2 loại. Một số nhóm thuốc phổ biến như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng nhằm mục đích ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó, ngăn ngừa sự lan rộng của các mảng á sừng, giảm nhanh triệu chứng bong tróc, nứt nẻ, chảy máu da tay. 
  • Thuốc kháng Histamin: Đây là nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp bệnh á sừng do dị ứng. Thuốc có tác dụng giảm kích ứng, cải thiện tình trạng bong tróc, ngứa ngáy da tay. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,….
  • Nhóm thuốc corticoid: Trong trường hợp á sừng ngón tay nặng, người bệnh sẽ được kê đơn sử dụng thuốc corticoid. Thuốc không chỉ chống viêm, tiêu sưng, giảm bong tróc, mà còn có khả năng dưỡng ẩm, thúc đẩy làm lành da.
  • Thuốc bôi salicylic acid: Loại thuốc bôi này có tác dụng chống viêm, giảm bong tróc da và ngăn ngừa bội nhiễm. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có hoạt tính rất mạnh, nếu sử dụng sai cách hoặc quá liều có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ, nguy hiểm nhất là hoại tử da. Vậy nên người bệnh cần chú ý tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ.
  • Thuốc chống nấm: Trong trường hợp bệnh á sừng khởi phát do nấm, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc chống nấm để trị bệnh hiệu quả. 
  • Vitamin tổng hợp: Ngoài các loại thuốc trên, người bị á sừng ngón tay có thể sử dụng các loại vitamin tổng hợp để thúc đẩy làm lành da, tái tạo tế bào mới, gia tăng miễn dịch, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Dùng các loại kem bôi trị bệnh hiệu quả
Dùng các loại kem bôi trị bệnh hiệu quả

Được đánh giá cao về hiệu quả, nhưng phương pháp sử dụng thuốc Tây y cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được sử dụng đúng cách, điều liều lượng và liệu trình. Bác sĩ khuyến cáo, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay tự ý tăng giảm liều lượng sử dụng nếu chưa có hướng dẫn cụ thể. Đồng thời, nếu trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường như nổi mẩn, phát ban, khó thở, chóng mặt, buồn nôn,… cần ngưng sử dụng thuốc và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra, theo dõi.

Điều trị á sừng bàn tay bằng phương pháp dân gian

Đối với tình trạng á sừng ngón nay ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp dân gian. Với việc sử dụng hoàn toàn nguyên liệu từ thiên nhiên, phương pháp này được đánh giá cao về độ an toàn và tiết kiệm chi phí.

  • Dùng trà xanh

Lá trà xanh nổi tiếng với thành phần chứa nhiều chất chống oxy hóa, không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà lá còn có tác dụng làm dịu các thương tổn trên da, thúc đẩy da nhanh chóng hồi phục. 

Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nắm lá trà xanh, sau đó đun với nước ấm. Đợi đến khi nước sôi thì tắt bếp, dùng nước chè xanh ngâm tay hằng ngày. Trong quá trình ngầm, lấy bã lá chà nhẹ lên vùng da tay bị bệnh để tăng tốc độ trị khỏi.

  • Dùng dầu dừa

Dầu dừa có chứa lượng lớn vitamin E giúp làm ẩm và làm mềm da, giảm nhanh tình trạng khô ráp, bong tróc tại đầu ngón tay. Ngoài ra, trong dầu dừa cũng chứa nhiều chất kháng viêm, giảm đau nên được ứng dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu như á sừng, viêm da cơ địa, eczema,…

Cách thực hiện: Làm sạch da tay, sau đó bôi 1 lớp mỏng dầu dừa trực tiếp lên vùng da bị á sừng. Nhẹ nhàng massage trong khoảng 5 phút, sau đó đợi 15 phút để dưỡng chất thẩm thấu xuống hạ bì rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện mỗi ngày 2 lần, sáng và tối, liên tục trong khoảng 2 – 3 tuần sẽ thấy bệnh cải thiện rõ rệt.

  • Chữa á sừng ngón tay với nha đam

Nha đam có tác dụng làm dịu da, giảm sưng viêm và tăng cường độ ẩm, giảm các triệu chứng bong tróc, ngứa ngáy do bệnh á sừng gây ra. Phương pháp này rất đơn giản, người bệnh chỉ cần thực hiện như sau:

Cách thực hiện: Rửa sạch 1 nhánh nha đam, gọt hết phần vỏ, chỉ lấy phần thịt bên trong. Làm sạch da tay, sau đó bôi trực tiếp lớp thịt bên trong lên, tiến hành massage trong 5 phút để gel thấm sâu. Giữ các tinh chất trên da khoảng 10 phút là có thể rửa lại với nước ấm.

Chữa á sừng ngón tay với nha đam
Chữa á sừng ngón tay với nha đam

Các mẹo dân gian thường được áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, mới có các triệu chứng khởi phát. Tuy nhiên, do thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa các hoạt chất hóa học nên tác dụng thường phát huy chậm. Vậy nên, người bệnh cần kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả trị bệnh.

Trị bệnh á sừng ngón tay bằng thuốc Đông y

Ngoài sử dụng thuốc Tây y hoặc các bài thuốc dân gian, bài thuốc Đông y trị á sừng ngón tay cũng được áp dụng phổ biến. Để điều trị bệnh, thầy thuốc sẽ sử dụng các dược liệu quý như hà thủ ô, huyền sâm, bồ công anh, thổ phục linh, sinh đại, cúc hoa dạ, xuyên tiêu,… 

Tùy tình trạng bệnh ra sao và cơ địa người bệnh thế nào, thầy thuốc sẽ kết hợp những dược liệu khác nhau với định lượng nhất định. Điều này sẽ giúp hiệu quả điều trị bệnh đạt mức tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng.

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa

Như đã chia sẻ, các biện pháp chăm sóc da tay sau điều trị vô cùng quan trọng để giảm tỷ lệ bệnh tái phát. Vậy nên, người bệnh cần lưu lại và áp dụng chính xác theo những hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa á sừng ngón tay sau đây:

  • Đảm bảo tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ: Người bệnh cần chú ý, bệnh á sừng ngón tay sẽ cần sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi trong 1 thời gian nhất định để ức chế sự phát triển lan rộng của bệnh. Vậy nên, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng theo hướng dẫn liệu trình điều trị của bác sĩ chỉ định.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Để phòng tránh á sừng, việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất là điều cần thiết. Theo đó, chuyên gia khuyến nghị bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất từ trái cây, các loại hạt ngũ cốc, rau củ xanh,… Đồng thời, tránh xa các loại thức ăn chứa nhiều chất béo động vật, thức ăn dầu mỡ, nhiều đường, cay nóng và các chất kích thích như bia rượu.
Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất
Bạn nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất
  • Giữ vệ sinh da tay: Để ngăn ngừa vi khuẩn và nấm phát triển, bạn cần đảm bảo giữ vùng da xung quanh ngón tay sạch sẽ. Hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi tiếp xúc với các bề mặt bẩn hoặc khi làm việc trong điều kiện môi trường không sạch sẽ.
  • Tránh gây trầy xước da: Cố gắng tránh các hoạt động gây tổn thương, trầy xước cho da như cầm nắm vật nặng, chạm vào bề mặt sắc – cứng. Nếu cần thiết, bạn nên sử dụng bao tay bảo vệ để giảm áp lực và ma sát.
  • Dưỡng ẩm da: Da khô và thiếu độ ẩm có thể làm tăng nguy cơ mắc á sừng ngón tay. Vậy nên, bạn cần đảm bảo duy trì độ ẩm cho da bằng cách sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hoặc dầu dưỡng da và hạn chế tiếp xúc với chất tẩy rửa hoặc hóa chất gây khô da.
  • Tránh tiếp xúc với chất kích thích: Đối với những người đã mắc á sừng ngón tay hoặc có nguy cơ mắc bệnh, tránh tiếp xúc với các chất kích thích như hóa chất, thuốc nhuộm, dung môi hoặc các chất tẩy rửa có thể gây tổn thương cho da.
  • Chủ động kiểm tra và điều trị sớm: Kiểm tra thường xuyên các vùng da ngón tay và nếu phát hiện dấu hiệu của á sừng, cần đến thăm khám bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. Điều trị sớm và đúng cách có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của á sừng và giảm nguy cơ biến chứng.

Á sừng ngón tay không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và thẩm mỹ. Người bệnh cần chủ động theo dõi sát sao các biểu hiện của mình để có biện pháp điều trị kịp thời.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *