Cách Chữa Vảy Nến Da Đầu Tại Nhà Cực Hiệu Quả [TOP 15]

Để chữa vảy nến da đầu, bên cạnh phương pháp đặc trị với thuốc Tây y, thuốc Đông y, người bệnh có thể áp dụng các chữa tại nhà với những nguyên liệu vô cùng đơn giản, dễ kiếm như nha đam, lá trà xanh, giấm táo hay nghệ tươi,… Cụ thể, dưới đây là hướng dẫn chi tiết về 15 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà cực hiệu quả, giúp thuyên giảm triệu chứng và tăng tốc độ hồi phục da đầu.

Hướng dẫn 15 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà đơn giản, hiệu quả

Vảy nến da đầu gây nhiều triệu chứng khó chịu như bong tróc da, ngứa ngáy, sưng đỏ,… Để giúp thúc đẩy tốc độ trị bệnh, bạn có thể áp dụng ngay 15 cách chữa ngay tại nhà dưới đây, không cần sử dụng thuốc nên vô cùng an toàn, lành tính, hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Dùng giấm táo

Giấm táo được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh da liễu nói chung và vảy nến da đầu nói riêng. Bởi trong thành phần của giấm táo rất giàu acid acetic, vitamin E, vitamin C, vitamin B1,… cùng các chất chống oxy hóa mạnh, giúp tiêu diệt nấm và hại khuẩn trên da đầu. Sau 2 – 3 tuần áp dụng, các triệu chứng ngứa ngáy do vảy nến gây ra cũng giảm rõ rệt.

Chuẩn bị nguyên liệu: 3 – 5 thìa giấm táo loại nguyên chất, 200ml nước sạch.

Cách thực hiện:

  • Pha giấm táo với nước sạch, sau đó lấy tăm bông thấm lên vùng da đầu đang bị vảy nến. Đợi lớp đầu tiên khô lại tiếp tục thoa thêm lớp tiếp theo.
  • Dùng đầu ngón tay massage nhẹ lên vùng da bị vảy nến để hoạt chất thấm sâu, đồng thời giúp các lớp vảy bong ra nhanh hơn.
  • Sau 15 phút thì người bệnh xả lại với nước sạch. 

Mỗi tuần nên thực hiện phương pháp này khoảng 2 lần. Tuy nhiên, cần lưu ý nếu da đầu có vết thương hở thì không nên sử dụng giấm táo để tránh gây kích ứng, đau đớn.

Giấm táo được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến da đầu
Giấm táo được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến da đầu

Dùng lô hội chữa vảy nến da đầu

Trong Đông y, nha đam có tính hàn, được đánh giá là vị thuốc giúp giải độc, sát trùng cực tốt, được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu như vảy nến, á sừng, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,… Y học hiện đại cũng phát hiện thành phần nha đam có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa giúp kháng khuẩn, chống viêm. 

Bên cạnh đó, trong nha đam cũng có chữa nhiều vitamin E, Glucomannan và lượng lớn nước. Đặc điểm này giúp làm ẩm da, thúc đẩy thời gian chữa lành thương tổn, cho da đầu nhanh chóng phục hồi.

Chuẩn bị: Nha đam tươi.

Cách thực hiện: 

  • Rửa sạch nha đam, bóc lớp vỏ xanh bên ngoài, chỉ lấy lớp gel trắng bên trong.
  • Lấy gel nha đam thoa lên vùng da đầu đang bị vảy nến, sau 15 phút rửa sạch với nước.

Vì nguyên liệu này rất lành tính, đảm bảo không có tác dụng phụ. Vậy nên người bệnh có thể áp dụng mỗi ngày để nhanh chóng thấy hiệu quả giảm bệnh v.

Dùng trứng gà

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với trứng gà được bác sĩ da liễu đánh giá hiệu quả rất tốt. Lý do bởi trong trứng gà có chứa các hoạt chất như axit béo omega-3, vitamin A, protein và lipid, giúp hạn chế viêm nhiễm, làm mềm lớp biểu bì, giảm ngứa ngày và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm hiệu quả. Hơn nữa, các hoạt chất này có thể thúc đẩy phục hồi các thương tổn da đầu, bảo vệ nang tóc tránh gãy rụng.

Chuẩn bị: Trứng gà (3 quả).

Cách thực hiện: 

  • Tách trứng gà riêng biệt lòng trắng và lòng đỏ.
  • Đem lòng đỏ chưng cách thủy đến khi thành hỗn hợp dạng sệt.
  • Đợi khi hỗn hợp giảm bớt nhiệt thì thoa đều lên da, tập trung vào vùng da vảy nến. Sau đó dùng mũ hoặc quấn khăn ủ 30 phút. Gội sạch đầu với nước.
  • Tiếp theo, thoa phần lòng trắng trứng lên đầu và tiếp tục ủ trong 30 phút rồi gội sạch với nước mát.

Phương pháp này có hiệu quả đối với cả những những hợp vảy nến dạng mảng, dày và bong tróc nhiều. Mỗi tuần nên áp dụng 2 – 3 lần, sau khoảng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với trứng gà được bác sĩ da liễu đánh giá hiệu quả rất tốt
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với trứng gà được bác sĩ da liễu đánh giá hiệu quả rất tốt

Tỏi – Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả

Y học hiện đại đã nghiên cứu về thành phần trong tỏi, kết quả cho thấy trong nguyên liệu có chứa nhiều hợp chất như Allicin, Diallyl sulfide, Ajoene, Selenium,… Đây đều là các chất có tác dụng chống oxy hóa và ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, tỏi cũng có khả năng sát trùng, loại bỏ tế bào chết, làm sạch da đầu. Nhờ đó, sử dụng tỏi là cách chữa vảy nến da đầu tại nhà hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay. Ngoài ra, sử dụng tỏi có thể cải thiện tình trạng rụng tóc do vảy vảy nến gây ra như sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ tỏi, 2 thìa đường trắng.

Cách thực hiện:

  • Lột sạch vỏ tỏi, đem xay nhuyễn cùng đường trắng.
  • Bôi hỗn hợp lên da đầu, nhẹ nhàng massage vùng da bị vảy nến để hoạt chất trong hỗn hợp thấm sâu vào da.
  • Sau 5 phút rửa sạch đầu với nước mát. Nên áp dụng mỗi ngày 1 lần để hiệu quả đạt được tốt nhất.

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với dầu dừa

Sử dụng dầu dừa trị vảy nến mang lại hiệu quả vô cùng tốt. Theo nghiên cứu, trong dược liệu này có chứa lượng lớn vitamin và các khoáng chất mang tác dụng dưỡng ẩm, giảm khô da, bong vảy trên da. Không những vậy, các acid béo có trong dầu dừa hỗ trợ “xây dựng” hàng rào bảo vệ cho da đầu, giúp hồi phục các mô da thương tổn, đồng thời ngăn ngừa sự tấn công của nấm và vi khuẩn gây bệnh.

Có nhiều cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với dầu dừa, trong đó, 2 cách dưới đây được áp dụng phổ biến nhờ ưu điểm đơn giản, dễ thực hiện, lại đảm bảo hiệu quả tốt.

  • Cách 1: Chuẩn bị dầu dừa nguyên chất. Đầu tiên làm ướt da đầu, sau đó lấy 1 lượng vừa đủ dầu dừa thoa lên vùng da đầu đang bị vảy nến. Tiến hành massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu xuống hạ bì. Đợi khoảng 15 – 20 phút là có thể gội sạch đầu với nước mát. Mỗi tuần nên thực hiện từ 4 – 6 lần để đẩy nhanh tốc độ phục hồi da.
  • Cách 2: Chuẩn bị dầu dừa nguyên chất và tỏi tươi. Đem tỏi bóc vỏ và giã nát, sau đó trộn với đều với dầu dừa. Sau đó đắp hỗn hợp lên da đầu bị vảy nến trong 15 phút rồi rửa sạch với nước. Với phương pháp này, mỗi tuần nên thực hiện 2 – 3 lần để đảm bảo hiệu quả và tránh tổn thương da.
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với dầu dừa
Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà với dầu dừa

Cách chữa vảy nến da đầu bằng muối Epsom

Nhiều người nhầm tưởng phương pháp này sử dụng muối ăn, tuy nhiên không phải vậy, loại muối được dùng trong điều trị vảy nến da đầu là muối Epsom. Đây là muối vô cơ tự nhiên, trong thành phần có chứa lượng lớn 2 khoáng chất magie và sulfat, giúp kháng viêm, sát trùng, giảm ngứa và cân bằng độ ẩm tự nhiên trên da đầu.

Chuẩn bị: 1 thìa muối Epsom.

Cách thực hiện: 

  • Hòa tan lượng muối đã chuẩn bị trong 1 chậu nước ấm. 
  • Sau đó dùng nước gội đầu, có thể ngâm cả những vùng da bị vảy nến khác.

Mỗi tuần nên gội đầu với muối Epsom từ 2 – 3 lần để triệu chứng bệnh nhanh thuyên giảm.

Trà xanh

Lá trà xanh là nguyên liệu quen thuộc được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về da liễu như vảy nến, á sừng, rôm sảy, viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa, mẩn ngứa. Bởi theo Y học cổ truyền, lá trà xanh có tính hàn, vị hơi đắng, mang tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn. 

Hiệu quả từ phương pháp này đã được khoa học hiện đại chứng minh. Cụ thể, trong thành phần lá trà sở hữu dồi dào lượng chất chống oxy hóa mạnh như tannin, catechin, caffeine,… giúp kích thích hoạt động của enzyme caspase 14, thúc đẩy tái tạo da nhanh chóng. Nhờ đó, giúp tình trạng bong tróc trên da đầu được giảm bớt, các triệu chứng ngứa da, khô da cũng được thuyên giảm.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 nắm lá trà xanh, 1 thìa muối ăn.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà, ngâm với nước muối khoảng 5 – 10 phút để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Vò nát lá trà, sau đó cho vào nồi đun với 2 lít nước đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Đợi đến khi nước trà xanh giảm bớt nhiệt thì pha thêm nước để gội đầu.
Lá trà xanh là được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về da liễu như vảy nến
Lá trà xanh là được sử dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh về da liễu như vảy nến

Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng sữa chua

Với thành phần có chứa nhiều lợi khuẩn, sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn rất tốt cho da. Đặc biệt, nhờ có thành phần đặc biệt là Probiotics, sữa chua giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa vảy nến lan rộng. Với phương pháp dùng vảy nến ủ da đầu còn có thể giúp cân bằng độ ẩm da, giảm khô, giảm bong tróc hiệu quả và an toàn.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 hộp sữa chua loại không đường.

Cách thực hiện:

  • Gội sạch đầu, dùng khăn bông nhẹ nhàng lau đến khi tóc còn hơi ẩm thì thoa sữa chua lên da đầu, tập trung vào khu vực da đầu bị vảy nến.
  • Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất trong sữa chua thấm vào da. 
  • Trùm mũ hoặc quấn khăn ủ tóc trong 20 phút rồi đem xả sạch với nước mát.

Dùng bồ kết chữa vảy nến da đầu tại nhà

Bồ kết được biết đến công dụng giảm gãy rụng tóc, làm đen tóc, giúp tóc mềm mượt và giảm gàu. Ngoài những công dụng này, bồ kết còn được sử dụng trong điều trị vảy nến tại nhà. 

Các chuyên gia đã tìm thấy trong thảo dược này có chứa hoạt chất sapoin giúp kháng nấm,  ức chế vi khuẩn, giảm sự lây lan của vảy nến và thuyên giảm triệu chứng bệnh.

Để phát huy hiệu quả trị bệnh tối đa từ bồ kết, người bệnh có thể thực hiện theo cách sau đây:

Chuẩn bị nguyên liệu: Chuẩn bị từ 5 – 7 quả bồ kết, trong trường hợp tóc dày hoặc mỏng hơn, có thể điều chỉnh tăng giảm để phù hợp nhất.

Cách thực hiện:

  • Đem nướng bồ kết đến khi thơm và màu sắc quả dần chuyển sang màu vàng.
  • Giã hoặc cắt nhỏ bồ kết đun với 1.5 lít nước đến khi sôi.
  • Đợi khi nước bồ kết nguội, có thể pha thêm nước để gội đầu.

Nên gội đầu với bồ kết từ 3 – 5 lần/tuần để hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến da đầu tốt nhất.

Dùng bồ kết chữa vảy nến da đầu tại nhà
Dùng bồ kết chữa vảy nến da đầu tại nhà

Dùng nghệ – Cách chữa vảy nến da đầu tại nhà an toàn

Nghệ có chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng giảm sưng viêm, chống dị ứng hiệu quả. Trong đó phải kể đến lượng lớn cucurmin trong thành phần, giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, thành phần nghệ cũng có nhiều vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tích cực trong quá trình tái tạo làn da đang bị tổn thương. Vậy nên, các bài thuốc từ củ nghệ được sử dụng phổ biến trong điều trị vảy nến và một số bệnh da liễu khác như viêm da dị ứng, á sừng, eczema, hắc lào,…

Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi.

Cách thực hiện: 

  • Đem củ nghệ rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nát.
  • Dùng rây hoặc 1 lớp vải mỏng lọc lấy nước cốt và bỏ bã, sau đó thoa trực tiếp lên trên vùng da đầu đang bị vảy nến. 
  • Mỗi ngày nên bôi nghệ từ 2 – 3 lần để thúc đẩy da tái tạo tốt nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp uống nước tinh bột nghệ hằng ngày vào buổi sáng hoặc tối để hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Lá trầu không

Sử dụng lá trầu không chữa vảy nến da đầu là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và cho phản hồi tích cực. Theo Đông y, lá trầu có vị cay, tính ấm, được sử dụng để sát trùng, tiêu viêm, giảm ngứa. Còn theo Y học hiện đại, trong lá trầu có chứa eugenol – một trong những hoạt chất có tác dụng xoa dịu cơn ngứa ngáy, đau rát hiệu quả.

Ngoài ra, lá trầu còn sở hữu lượng lớn alkaloid giúp sát khuẩn và ức chế quá trình hình thành, phát triển của nấm men. Nhờ điều này đã giúp bệnh vảy nến không lan rộng.

Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, sau đó đem ngâm với nước muối loãng. Bước này sẽ giúp diệt sạch hoàn toàn vi khuẩn và bụi bẩn trên lá.
  • Vò nhẹ lá trầu, sau đó cho vào ấm đun sôi với 1.5 lít nước.
  • Sau khi nước sôi, dùng rây lọc bỏ bã, chỉ lấy phần nước.
  • Làm sạch đầu, sau đó dùng nước trầu không gội thêm 1 lần nữa. Massage nhẹ nhàng trong 10 phút rồi gội lại lần nữa là xong.
Sử dụng lá trầu không chữa vảy nến da đầu là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và cho phản hồi tích cực
Sử dụng lá trầu không chữa vảy nến da đầu là mẹo dân gian được nhiều người áp dụng và cho phản hồi tích cực

Bột yến mạch

Trong bột yến mạch chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho làn da, đặc biệt, phải kể đến hiệu quả làm mềm da, loại bỏ tế bào chết và hỗ trợ thúc đẩy chữa lành những thương tổn trên da đầu đang bị vảy nến. Có nhiều cách dùng nguyên liệu bột yến mạch chữa bệnh, nhưng phương pháp dùng để ủ đầu vẫn được đánh giá cao về hiệu quả và dễ thực hiện.

Chuẩn bị nguyên liệu: 1 lượng yến mạch vừa đủ.

Cách thực hiện:

  • Cho yến mạch hòa với nước ấm, sau đó đắp lên vùng da đầu đang bị vảy nến. 
  • Sau đó, lấy các đầu ngón tay nhẹ nhàng chà nhẹ bột yến mạch trên vùng da đó. 
  • Sau 10 – 15 phút là có thể rửa sạch với nước.

Để tăng hiệu quả trị vảy nến, người bệnh có thể kết hợp với phương pháp ăn bột yến mạch mỗi ngày. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần pha 100g bột yến mạch với 350ml – 400ml nước sôi, ủ trong 10 phút để bột chín là có thể ăn được.

Dùng lá đơn đỏ chữa vảy nến

Đơn đỏ là dược liệu có tác dụng đào thải độc tố trên da hiệu quả, đồng thời giúp tiêu viêm và giảm ngứa nhanh chóng. Trong Đông y, nhờ đặc tính khu phong trừ thấp, thanh nhiệt giải độc mà loại dược liệu này được sử dụng trong hầu hết các bài thuốc chữa bệnh da liễu, trong đó có vảy nến da đầu.

Y học hiện đại cũng đã chỉ ra trong đơn đỏ có chứa rất nhiều hoạt chất kháng viêm như tanin, coumarin, saponin, flavonoid,… giúp chống bội nhiễm tại vùng da đầu đang bị tổn thương.

Sử dụng lá đơn đỏ chữa vảy nến là cách trị bệnh hiệu quả, lành tính, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Với loại dược liệu này, cũng có rất nhiều cách thực hiện để điều trị vảy nến, trong đó được sử dụng phổ biến nhất là nấu nước gội đầu hoặc uống trực tiếp.

  • Cách nấu nước gội đầu: Chuẩn bị 1 nắm lá đơn đỏ, sau khi rửa sạch thì đem nấu với 1.5 – 2 lít nước. Sau khi nước sôi, đợi nguội và dùng để gội đầu. Mỗi tuần nên gội đầu với nước lá đơn đỏ từ 2 – 3 lần để giảm các triệu chứng bệnh vảy nến.
  • Cách uống nước lá đơn đỏ: Đem rửa sạch 7 – 9 lá đơn đỏ, ngâm với nước muối để diệt sạch khuẩn trong 5 – 10 phút. Sau đó đem lá đun sôi với 500ml nước. Đợi đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp, chắt lấy nước thành 2 cốc và uống trong ngày. Nên uống vào buổi sáng và buổi tối sau các bữa ăn để hiệu quả phát huy tốt.
Sử dụng lá đơn đỏ chữa vảy nến là cách trị bệnh hiệu quả, lành tính
Sử dụng lá đơn đỏ chữa vảy nến là cách trị bệnh hiệu quả, lành tính

Chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng bột baking soda

Bột baking soda không chỉ là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong nấu ăn mà còn có công dụng hỗ trợ điều trị vảy nến. Bởi baking soda có thể làm sạch bề mặt da, diệt nấm và các ổ vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó, vảy nến không bị lan rộng, đồng thời các triệu chứng bệnh như ngứa da, bong tróc da, hình thành lớp vảy sần sùi thuyên giảm thấy rõ.

Chuẩn bị nguyên liệu: 2 thìa bột baking soda và 100ml nước.

Cách thực hiện:

  • Pha bột baking soda với lượng nước đã chuẩn bị, khuấy đều tạo thành hỗn hợp dạng dệt.
  • Thoa hỗn hợp này lên vùng da đầu đang bị vảy nến, đợi khoảng 20 phút hỗn hợp khô lại thì xả sạch với nước.

Kiên trì áp dụng phương pháp này từ 1 – 2 lần mỗi tuần để thấy hiệu quả khắc phục bệnh vảy nến da đầu.

Chữa vảy nến da đầu tại nhà bằng lá khế

Trong Đông y, lá khế vị chua, hơi chát, tính bình, không độc, có thể thành nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Sử dụng dược liệu đúng cách có thể làm giảm tình trạng bong tróc da đầu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, đồng thời thúc đẩy da đầu nhanh chóng hồi phục. Đối với quan điểm của Y học hiện đại, hiệu quả trị vảy nến của loại lá này đến từ lượng lớn chất kháng sinh tự nhiên có trong thành phần. Hiện nay có nhiều cách sử dụng lá khế giúp phát huy hiệu quả tốt nhất như:

  • Tắm nước lá khế: Rửa sạch 1 nắm lá khế chua cùng 1 quả khế chua, sau đó đem xay nhuyễn. Lấy hỗn hợp vừa xay cho vào nồi, đun với 2 lít nước, đợi sôi thì tắt bếp. Dùng nước đun khế gội đầu. Trong quá trình gội có thể nhẹ nhàng massage da đầu để dưỡng chất thấm sâu. Sau khoảng 15 phút thì gội lại với nước sạch.
  • Đắp lá khế: Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, đem rửa sạch và ngâm với nước muối trong 5 phút. Để lá ráo nước rồi cho vào máy xay, thêm ½ thìa muối rồi xay nhuyễn. Làm sạch da đầu, sau đó đắp lá khế đã nhuyễn lên vùng da bị vảy nến. Sau khoảng 20 phút có thể lấy ra và gội sạch đầu.
Sử dụng lá khế đúng cách có thể làm giảm tình trạng bong tróc da đầu
Sử dụng lá khế đúng cách có thể làm giảm tình trạng bong tróc da đầu

Những lưu ý khi thực hiện cách chữa vảy nến da đầu tại nhà

Để đảm bảo hiệu quả trị bệnh cũng như an toàn sức khỏe, trong quá trình áp dụng các cách chữa vảy nến da đầu tại nhà, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Không nên kết hợp quá nhiều phương pháp cùng lúc vì có thể gây mất cân bằng dưỡng chất trên da, hoặc sản sinh ra các hoạt chất ảnh hưởng không tốt đến kết quả trị bệnh.
  • Các nguyên liệu trên đều rất dễ mua, dễ tìm, thậm chí nhiều nguyên liệu mọc dại ngay trong vườn nhà bạn. Nhưng cần Đảm bảo chọn nguyên liệu sạch, chất lượng, sơ chế cẩn thận, tránh để vi khuẩn xâm nhập khiến tình trạng vảy nến thêm nghiêm trọng hơn.
  • Vì hoàn toàn sử dụng các nguyên liệu tự nhiên nên hiệu quả của các phương pháp này không phát huy ngay. Tùy cơ địa mỗi ngày mà thời gian thuyên giảm bệnh sẽ khác nhau. Tuy vậy, người bệnh cần kiên trì thực hiện đều đặn và không bỏ liệu trình giữa chừng.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ da đầu trước khi áp dụng bất cứ phương pháp trị bệnh nào. Nhưng chú ý, người bị vảy nến da đầu chỉ nên sử dụng các loại dầu gội không chứa thành phần chất tẩy rửa mạnh, tốt nhất nên chọn sản phẩm từ dược liệu thiên nhiên để đảm bảo an toàn, lành tính.
  • Trong quá trình áp dụng các cách chữa trị này, nếu thấy da đầu hoặc các vùng da tiếp xúc khác xuất hiện triệu chứng bất thường như nổi mẩn, ngứa ngáy, sưng đỏ,… cần ngừng ngay và đến cơ sở y tế kiểm tra.
  • Các phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện, không thể thay thế hoàn toàn phương pháp chuyên sâu. Vậy nên, người bệnh không lạm dụng, vẫn cần song song điều trị theo phác đồ bác sĩ chỉ định.

Trên đây là hướng dẫn 15 cách chữa vảy nến da đầu tại nhà đơn giản, hiệu quả hiện nay. Những cách này đều được chuyên gia đánh giá cao, đảm bảo góp phần thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh. Nhưng để đảm bảo an toàn, đừng quên tham khảo ý kiến của thầy thuốc, bác sĩ trước khi thực hiện.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *