Cách Chữa Bệnh Á Sừng Đơn Giản, Hiệu Quả Hiện Nay [TOP 12]

Á sừng là một trong những bệnh lý ngoài da vô cùng phổ biến với các triệu chứng như nứt da, khô da, bong tróc da,… Điều này trở thành “cơn ác mộng” đối với người bệnh. Để điều trị bệnh hiệu quả, ngay từ khi xuất hiện triệu chứng khởi phát, các chuyên gia khuyến nghị bạn cần nhanh chóng áp dụng cách chữa bệnh á sừng dưới đây.

Chia sẻ 12 cách chữa bệnh á sừng đơn giản, hiệu quả cao 

Để cải thiện tình trạng bệnh á sừng, một số cách được khuyến nghị bao gồm: Sử dụng thuốc Tây y, áp dụng các mẹo chữa dân gian, sử dụng phương pháp Đông y. Tùy cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ áp dụng những cách phù hợp để hiệu quả và tốc độ điều trị bệnh ở mức tốt nhất.

Cách chữa bệnh á sừng với thuốc Tây

Thuốc Tây y có ưu điểm giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh á sừng trong thời gian ngắn. Vậy nên là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh. Trước khi xác định kê những loại thuốc gì, người bệnh sẽ được thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và biết được mức độ bệnh hiện tại. Một số loại thuốc chữa á sừng được sử dụng phổ biến nhất như:

Thuốc bôi Acid Salicylic

Đây là loại thuốc bôi ngoài hiệu quả, giúp giảm nhanh các triệu chứng sừng hóa, hạn chế tình trạng bong tróc da, nhờ đó da mịn màng hơn. Ngoài ra, thuốc bôi Acid Salicylic có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Tuy nhiên, vì dược tính rất mạnh nên nếu sử dụng Acid Salicylic quá liều sẽ có thể dẫn đến tình trạng hoại tử da. Vậy nên, người bệnh cần đảm bảo tuân thủ đúng theo liều lượng bác sĩ chỉ định.

Thuốc bôi Acid Salicylic chữa bệnh á sừng
Thuốc bôi Acid Salicylic chữa bệnh á sừng

Thuống kháng Histamin

Nhóm thuốc kháng Histamin có khả năng ức chế giải phóng các chất kích ứng trong cơ thể. Nhờ đó mang đến tác dụng chống ngứa, cải thiện tình trạng da bong tróc. Tuy nhiên, cũng như nhóm thuốc Acid Salicylic, thuốc Histamin có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như: Sốt nhẹ, rối loạn nhịp tim, rối loạn hệ tiêu hóa.

Một số thuốc phổ biến thuốc nhóm kháng Histamin bao gồm: Fexofenadin, Desloratadin, Cetirizin, Loratadin,…

Điều trị bệnh á sừng với thuốc Corticoid

Đối với tình trạng người bệnh không đáp ứng hiệu quả từ các loại thuốc kháng thì sẽ được bác sĩ kê sử dụng thuốc Corticoid. Đây là hoạt chất mạnh có khả năng kháng viêm và ức chế miễn dịch, nhờ đó “xóa sổ” các triệu chứng dị ứng nhanh nhất. Hoạt chất này được bào chế dưới dạng thuốc uống và thuốc bôi. Cụ thể như sau:

  • Thuốc Corticoid dạng bôi: Calcipotriol-B, Aclometason, Hydrocortison Acetat, Dexamethason,…
  • Thuốc Corticoid dạng uống: Metasone, Medrod, Prednison,…

Dù ở dạng nào thì Corticoid vẫn là hoạt chất rất mạnh, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng như bội nhiễm, bào mòn da, suy giảm chức năng gan thận,… Người bệnh cần đảm bảo tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn sử dụng của bác sĩ để tránh tối đa tác dụng phụ.

Điều trị bệnh á sừng với thuốc Corticoid Calcipotriol-B
Điều trị bệnh á sừng với thuốc Corticoid Calcipotriol-B

Thuốc điều hòa miễn dịch và thuốc kháng sinh

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch như Tacrolimus hoặc Pimecrolimus giúp xây dựng hàng rào bảo vệ da, chống lại các yếu tố gây bệnh á sừng hoặc một số bệnh ngoài da khác.

Kết hợp cùng thuốc kháng sinh nhằm ngăn ngừa viêm nhiễm, ngăn ngừa vết thương lan rộng. Kháng sinh trị á sừng thương ở dạng bôi, có chứa hoạt chất Clindamycin hoặc Erythromycin.

Một số tác dụng phụ có thể xuất hiện khi sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch và kháng sinh như: Nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy, đau dạ dày,…

Thuốc chống nấm

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lên bệnh á sừng là do nấm. Với trường hợp nguyên nhân bệnh xuất phát từ nấm, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc chống nấm để tiêu diệt tận gốc nguồn cơn của căn bệnh.

Các loại thuốc chống nấm hiệu quả, an toàn, thường được sử dụng phổ biến nhất bao gồm thuốc nizoral, griseofulvin,imidazol,…

Kem dưỡng ẩm, làm mềm da

Ngoài các loại thuốc đặc trị á sừng trên, người bệnh có thể được bác sĩ kê thêm kem dưỡng ẩm và làm mềm cho da. Các loại kem này sẽ giúp xoa dịu vết thương, giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khô ráp khó chịu, đồng thời thúc đẩy thời gian phục hồi cho da.

Một số loại kem dưỡng da phổ biến như: Vaseline, Lacticare, Cream ure 5 – 10%, Lacticare HC, Skincare U,…

Kem dưỡng ẩm, làm mềm da thúc đẩy phục hồi
Kem dưỡng ẩm, làm mềm da thúc đẩy phục hồi

Áp dụng các mẹo dân gian chữa á sừng

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây, các mẹo dân gian là cách chữa bệnh á sừng rẻ tiền, đơn giản lại có hiệu quả rất tốt. Vậy nên được ứng dụng rất phổ biến hiện nay. Người bệnh có thể tham khảo các phương pháp sau đây để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, đồng thời thúc đẩy phục hồi cấu trúc da.

Cách chữa á sừng với lá lốt

Không chỉ có tác dụng trong điều trị thoái hóa xương khớp hoặc xuất huyết dạ dày, lá lốt còn được ứng dụng trong các bài thuốc dân gian điều trị bệnh á sừng. Theo các nghiên cứu, trong lá lốt có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên và ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm ngoài da. Nhờ đó, các triệu chứng bong tróc, nứt nẻ, khô ráp da nhanh chóng được cải thiện. Có 2 cách chữa bệnh á sừng với lá lốt có tác dụng nhanh và hiệu quả như sau: 

  • Cách 1: Rửa thật sạch 50g lá lốt tươi, sau đó cho vào nồi cùng 1 lít nước, thêm 1 thìa muối để tăng khả năng sát khuẩn. Đun đến khi nước sôi thì tắt bếp, đổ nước ra chậu rồi ngâm vùng da đang bị á sừng vào đó. Trong quá trình ngâm, bạn có thể dùng phần bã lá chà nhẹ nhàng lên da để tăng hiệu quả điều trị.
  • Cách 2: Lấy 50g lá lốt tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối trong 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sau  đó đem giã nát rồi đắp 1 lượng vừa đủ lên da đang bị á sừng. Bạn có thể dùng 1 miếng băng gạc hoặc vải mỏng quấn cố định bã lá lốt trên da, sau khoảng 30 phút thì tháo ra và rửa sạch với nước ấm.
Ngâm chân với lá lốt chữa bệnh á sừng
Ngâm chân với lá lốt chữa bệnh á sừng

Cách trị á sừng với dầu dừa

Dầu dừa có chứa thành phần giàu vitamin và acid béo, đặc biệt, trong dầu dừa còn chứa lượng lớn tocotrienol – một dạng vitamin E có khả năng chống lão hóa, làm mềm da, giảm nhanh tình trạng da bong tróc, nứt nẻ. Ngoài ra, sử dụng dầu dừa có thể kháng viêm, chống khuẩn, hình thành lớp bảo vệ ngăn ngừa bội nhiễm trên da. Nhờ đó, bệnh á sừng được chấm dứt nhanh chóng và giảm tỷ lệ tái phát.

Bạn có thể tự làm dầu dừa hoặc mua loại đã làm sẵn, nhưng chú ý phải chọn loại nguyên chất để đảm bảo lượng hoạt chất ở mức cao nhất.

Cách thực hiện: 

  • Vệ sinh vùng da bị á sừng sạch sẽ, lau khô bằng khăn sạch.
  • Dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên da, xoa đều để tạo lớp mỏng nhẹ lên khu vực da bị bong tróc, nứt nẻ.
  • Massage khoảng 3 phút để hoạt chất thấm sâu vào dưới da rồi để qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch với nước ấm.

Điều trị bệnh á sừng đơn giản nhờ lá chè xanh

Lá chè xanh nổi tiếng với công dụng làm mát, giải độc và điều trị một số bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng. Hàm lượng các chất chống oxy hóa, vitamin cùng khoáng chất dồi dào trong loại lá này giúp sát khuẩn, kháng viêm, làm dịu da rất hiệu quả. Đặc biệt lá chè còn có khả năng loại bỏ tế bào chết, giảm bong tróc sần sùi, hỗ trợ tái tạo lớp da mới để làm lành các thương tổn do bệnh á sừng gây ra.

Cách thực hiện:

  • Đem rửa sạch lá chè tươi, nên ngâm cùng nước muối loãng khoảng 10 phút để diệt sạch bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Vò nát lá chè rồi đem đun cùng 2L nước, đến khi sôi thì tắt bếp và đổ ra thau.
  • Pha thêm nước lạnh để nước đạt độ ấm vừa phải. Sau đó ngâm bộ phận bị á sừng vào.
  • Trong quá trình ngâm, có thể lấy bã lá chè xát nhẹ lên da để tăng hiệu quả trị bệnh.
Điều trị bệnh á sừng đơn giản nhờ lá chè xanh
Điều trị bệnh á sừng đơn giản nhờ lá chè xanh

Cách chữa bệnh á sừng với cây lược vàng

Cây lược vàng là dược liệu có công dụng chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh á sừng. Hiệu quả này đã được cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại chứng minh. Theo đó, Y học cổ truyền cho biết cây lược vàng có tính mát, lành tính, không độc. Còn Y học hiện đại đã phát hiện ra trong loại cây này có nhiều hoạt chất kháng khuẩn, tiêu viêm như Steroid, Flavonoid. Nhờ đó tình trạng bệnh được thuyên giảm nhanh chóng. Có nhiều cách sử dụng cây lược vàng chữa á sừng, trong đó 2 cách dưới đây được đánh giá hiệu quả tốt nhất.

  • Cách 1: Chuẩn bị 5 lá lược vàng non, đem rửa sạch rồi cắt thành các khúc nhỏ. Sau đó đem xay nhuyễn hoặc dã nát ra, chắt lấy nước cốt rồi uống trong ngày. Nên uống nước lá lược vàng trước bữa ăn để đạt hiệu quả điều trị bệnh á sừng tốt nhất.
  • Cách 2: Chuẩn bị 5 lá nước vàng đem rửa sạch và xay nhuyễn cùng 1 thìa muối. Sau đó đắp hỗn hợp lên vùng da bị á sừng, dùng 1 miếng băng gạc hoặc vải mỏng cố định lại. Để trong khoảng 30 phút thì tháo ra và rửa sạch với nước ấm. Mỗi ngày nên đắp từ 1 – 2 lần cho đến khi thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Các mẹo dân gian chỉ có thể chữa bệnh á sừng trong giai đoạn khởi phát, có những dấu hiệu nhẹ. Đồng thời, phương pháp này thường có tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Bài thuốc Đông y – cách chữa bệnh á sừng hiệu quả

Các bài thuốc Đông y cũng là cách chữa bệnh á sừng được áp dụng phổ biến hiện nay nhờ ưu điểm hiệu quả tốt, lành tính, ít gây tác dụng phụ. Dưới đây là 3 bài thuốc được đánh giá cao trong điều trị bệnh nhất.

Bài thuốc 1: Nhất Nam An Bì Thang

Bài thuốc được kết hợp cùng nhiều loại thảo dược quý giúp giải độc, tiêu viêm, điều trị các triệu chứng của bệnh á sừng như bong tróc, sưng ngứa, nứt nẻ,… Đồng thời, các hoạt chất trong thuốc có khả năng hồi phục chức năng gan thận, se khít vùng da viêm, nhờ đó điều trị căn nguyên bệnh, năng ngừa bệnh tái phát.

Thành phần: Kim ngân hoa, tang bạch bì, diệp hạ châu, ké đầu ngựa. Hiện nay, bài thuốc được bào chế dưới dạng thuốc uống, thuốc bôi và thuốc rửa. Nhờ đó bệnh được điều trị cả trong và ngoài, tăng hiệu quả và tốc độ khỏi bệnh.

Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang chữa á sừng hiệu quả
Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang chữa á sừng hiệu quả

Bài thuốc 2

Bài thuốc ứng dụng phương pháp ngâm rửa, giúp các hoạt chất từ dược liệu thấm vào da, kháng khuẩn trị viêm, giảm sưng ngứa, bong tróc da hiệu quả.

  • Thành phần: Khô phàn, mang tiêu, hoa cúc dại, xuyên tiêu.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu đem rửa sạch, cho vào nồi đun cùng nước đến khi sôi thì đem làm nước tắm hoặc ngâm vùng da bị á sừng vào. Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng bệnh giảm hẳn.

Bài thuốc 3

Với bài thuốc này, người bệnh sẽ đem sắc nước uống hằng ngày. Chú ý, tùy từng tình trạng bệnh nặng hay nhẹ mà thầy thuốc sẽ định lượng dược liệu khác nhau.

  • Thành phần: Kinh giới, rau má, bồ công anh, trinh nữ hoàng cung, xích đồng, hạ khô thảo, đơn tướng quân.
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên rửa sạch sau đó đem sắc với 3 bát nước, đến khi nước sôi cạn còn 1 bát thì rót ra uống. Chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi thang thuốc có thể sắc 2 lần.

Tuy thành phần các bài thuốc đều từ dược liệu thiên nhiên nhưng người bệnh vẫn đảm bảo không tự ý sử dụng, cần sử dụng nghiêm túc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý quan trọng khi áp dụng cách chữa bệnh á sừng tránh tái phát

Bệnh á sừng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, nhưng các triệu chứng của nó lại khiến cuộc sống người bệnh gặp nhiều bất tiện. Hơn nữa, bệnh này rất dễ tái phát nếu không được kiêng khem kỹ càng. Vậy nên, ngoài cách chữa á sừng hiệu quả, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh bệnh quay lại “quấy nhiễu” cuộc sống.

  • Dù sử dụng thuốc Đông y, Tây y hay các mẹo dân gian, người bệnh cũng cần tuân thủ nghiêm túc theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, ngăn ngừa các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.
  • Nếu trong quá trình điều trị bệnh bằng các biện pháp trên, nếu cảm thấy xuất hiện triệu chứng bất thường, cần ngừng sử dụng và lập tức đến phòng khám để được bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp hơn.
  • Tuyệt đối không bóc vảy da, không chà quá mạnh lên da khiến da bị tổn thương hoặc lây lan rộng, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. 
Hạn chế tối đa tiếp xúc với các loại hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa
Hạn chế tối đa tiếp xúc với các loại hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa
  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với các loại hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa,… bởi các hoạt chất trong đây có thể khiến bệnh á sừng tái phát hoặc phát triển nặng hơn. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc hóa chất, bạn nên đeo bao tay.
  • Hằng ngày cần vệ sinh da sạch sẽ bằng nước ấm, lau khô da và sử dụng các loại kem dưỡng cấp ẩm lành tính để hỗ trợ phục hồi da tốt nhất. Ngoài ra, để cấp ẩm cho da, người bệnh cần uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất từ trái cây, rau xanh, ngũ cốc,… để tăng cường miễn dịch, hỗ trợ thúc đẩy làm lành và tái tạo làn da. Đồng thời kiêng rượu bia, thuốc lá, hoặc các thực phẩm dễ gây kích ứng da.

Trên đây là những cách chữa bệnh á sừng được bác sĩ đánh giá cao về hiệu quả và tốc độ điều trị nhất. Tuy nhiên, tùy từng tình trạng bệnh sẽ phù hợp với cách chữa riêng. Vậy nên người bệnh nên đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra và xây dựng phác đồ trị á sừng hợp lý. Thực tế, không có cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn, vậy nên bạn đừng quên ghi nhớ những lưu ý quan trọng được chia sẻ trong bài viết để ngăn ngừa bệnh tái phát.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *