Bệnh Vảy Nến Kiêng Ăn Gì? TOP 10 Nhóm Thực Phẩm Nên Tránh

Hiệu quả điều trị và phòng ngừa tái phát bệnh vảy nến ảnh hưởng rất nhiều từ chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên nhiều người vẫn không khỏi băn khoăn “Bệnh vảy nến kiêng ăn gì và nên ăn gì?”.  Vậy nên bài viết dưới đây sẽ cung cấp TOP 10 nhóm thực phẩm người bệnh nên tránh xa, đồng thời gợi ý những thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? 10 thực phẩm người bệnh nên tránh

Có nhiều loại thực phẩm có thể khiến triệu chứng bệnh vảy nến thêm nghiêm trọng hoặc bùng phát trở lại sau khi đã điều trị thuyên giảm. Đặc biệt, 10 nhóm thực phẩm dưới đây người bệnh cần tránh xa, thậm chí nên loại bỏ hoàn toàn trong thực đơn hằng ngày của mình.

Vảy nến kiêng ăn gì? Thịt đỏ

Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt dê, thịt ngựa, thịt bê,.thịt cừu,…) có chứa lượng lớn acid béo bão hòa axit arachidonic. Đây là một trong những tác nhân gây sưng viêm, khiến bệnh vảy nến trầm trọng hơn. Vậy nên, người bệnh nên hạn chế tối đa tiêu thụ món này, Thay vào đó, người bệnh có thể thay thế bằng các loại thịt trắng như cá, thịt gà, thịt ngan, thịt vịt,…

Vảy nến kiêng ăn gì? Thịt đỏ
Vảy nến kiêng ăn gì? Thịt đỏ

Sữa và chế phẩm từ sữa 

Tương tự như thịt đỏ, bên trong sữa và các chế phẩm của sữa như phô mai, bơ,… có chứa acid béo axit arachidonic. Ngoài ra, trong sữa bò còn có protein casein – thành phần dễ gây kích ứng cho khu vực da đang bị vảy nến, khiến các triệu chứng ngứa ngáy, khô rát, sưng đỏ tăng thêm. Vậy nên, sữa và các chế phẩm từ sữa được chuyên gia khuyến nghị không nên bổ sung vào thực đơn trong thời gian điều trị bệnh.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Hải sản

Hải sản (cua, tôm, bề bề) là nguồn cung cấp protein phong phú, tuy nhiên loại thực phẩm này lại dễ gây phản ứng dị ứng trên da như ngứa ngáy, phát ban. Đặc biệt, chất histamin tự nhiên trong loại thịt này là hoạt chất có khả năng làm tăng tỉ lệ tái phát của các bệnh da liễu như vảy nến, á sừng, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc,…

Rau củ giàu solanine

Solanine là hoạt chất hóa học làm tăng tình trạng đỏ rát, sưng tấy ngoài da cho những bệnh nhân bị vảy nến. Ngoài ra, các loại rau củ chứa solanine có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, chướng bụng. Một số rau củ được biết đến với lượng lớn solanine trong thành phần như cà chua, ớt, khoai tây, cà tím, cà chua,…

Trái cây có múi – Giải đáp bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Câu trả lời tiếp theo chính là trái cây có múi. Nhiều người vẫn nghĩ trái cây có múi như cam, bưởi, quýt,… chữa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Nhưng trên thực tế, những loại trái cây này lại làm tăng tỷ lệ phát bệnh vảy nến. 

Trái cây có múi - Giải đáp bệnh vảy nến kiêng ăn gì?
Trái cây có múi – Giải đáp bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Thức ăn có nhiều Gluten

Qua các nghiên cứu và khảo sát thực tế, chuyên gia cho biết những người bị vảy nến có cơ địa khá nhạy cảm với Gluten, dễ khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn hoặc bùng phát trở lại. Vậy nên, những loại thực phẩm chứa nhiều Gluten không được khuyến nghị sử dụng cho những đối tượng này. Cụ thể, các thực phẩm nhiều Gluten bao gồm: Lúa mì, mì ống, mì sợi, lúa mạch, bia, các chế phẩm từ mạch nha.

Món có nhiều gia vị

Đối với những bệnh nhân bị bệnh da liễu như vảy nến, viêm da, mụn nhọt,… việc tiêu thụ các món ăn nhiều gia vị sẽ làm tăng mức độ viêm sưng của da. Vì thế, các bệnh nhân thường được bác sĩ khuyến nghị xây dựng thực đơn thanh đạm, hạn chế bổ sung các món ăn tẩm ướp nhiều gia vị như sốt cà chua, bột cari, quế, bột ớt.

Bị vảy nến kiêng ăn gì? Các món chiên rán

Các món chiên rán có đặc trưng với hàm lượng dầu mỡ, chất béo rất lớn. Ngoài ra, hầu hết các món ăn này được chiên đi chiên lại nhiều lần, dễ khiến dinh dưỡng trong thực phẩm bị biến chất, trở thành tác nhân kích thích tình trạng bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. Đây chính là lý do vì sao bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên đưa món chiên rán vào thực đơn ăn uống hằng ngày. Bên cạnh đó, các món ăn này cũng là thủ phạm gây bệnh tim mạch, dạ dày, tăng cân béo phì.

Thức ăn nhanh

Thức ăn nhanh như gà rán, pizza, xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng,… thường hội tụ các đặc điểm như tẩm ướp nhiều gia vị, chiên rán nhiều lần, chứa nhiều chất béo bão hòa, đường tinh chế, chất bảo quản, thậm chí không an toàn vệ sinh, dễ bị nhiễm khuẩn. Điều này thúc đẩy các phản ứng viêm da ở người bị bệnh vảy nến. 

Thực ăn nhanh được đánh giá thấp về mặt giá  trị dinh dưỡng, nhưng lại chứa lượng calo rất lớn. Thường xuyên sử dụng loại thức ăn này khiến người dùng phải đối diện với vấn đề về cân nặng và các bệnh liên quan đến tim mạch.

Thức ăn nhanh thúc đẩy các phản ứng viêm da ở người bị bệnh vảy nến
Thức ăn nhanh thúc đẩy các phản ứng viêm da ở người bị bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì? Món ăn cay nóng

Bệnh vảy nến không nên ăn gì? Câu trả lời là món ăn cay nóng. Ớt, hạt tiêu hay những đồ ăn cay nóng khác khiến các mảng da vảy nến bị sưng đỏ lên, tăng cảm giác ngứa ngáy và khiến các triệu chứng khác của bệnh thêm trầm trọng hơn. Đồ ăn cay nóng cũng không tốt cho dạ dày, dễ gây viêm loét, trào ngược, ợ nóng,… Vậy nên, tốt nhất người bệnh nên hạn chế tối đa sự có mặt của loại thực phẩm này. Thay vào đó là các món ăn có tính mát như rau củ, trái cây.

Món chứa đường tinh chế

Các món ăn chứa đường tinh tế nằm trong danh sách câu trả lời cho câu hỏi “bệnh vảy nến kiêng ăn gì?”. Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lưu thông khí huyết, máu không đến đều khu vực da bị tổn thương, làm cho thời gian phục hồi bị kéo dài. Ngoài ra, việc chỉ số đường huyết cao còn dễ khiến người ăn phải đối diện với nguy cơ tiểu đường, huyết áp cao, tăng cân béo phì,…

Bị vảy nến kiêng bia rượu, chất kích thích

Không chỉ riêng người bị bệnh vảy nến, những người có sức khỏe bình thường cũng không nên sử dụng rượu bia và chất kích thích khác như thuốc lá, cafe. Bởi các chất này gây tổn hại đến cơ quan trong cơ thể, khiến quá trình thanh lọc bị chậm lại, không thể loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại. Điều này khiến da dễ bị viêm nhiễm, kích thích. Ngoài ra, các hoạt chất trong chất cồn và chất kích thích khiến thuốc trị bệnh bị giảm tác dụng, tốc độ điều trị bị chậm lại và tăng nguy cơ vảy nến tái phát.

Bị vảy nến kiêng bia rượu, chất kích thích
Bị vảy nến kiêng bia rượu, chất kích thích

Người bị bệnh vảy nến nên ăn gì? Chuyên gia giải đáp

Song song với việc tìm hiểu bệnh vảy nến kiêng ăn gì, người bệnh có thể tham khảo thêm danh sách nhóm thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả. Nguyên tắc chung trong chế độ ăn uống của người bị vảy nến là giảm yếu tố kích thích phản ứng viêm và tăng cường sử dụng thực phẩm có tính chống viêm. Cụ thể các món ăn trị vảy nến mà người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày bao gồm:

Vảy nến nên ăn gì? Hoa quả và rau xanh

Thực đơn cho người bị bệnh vảy nến được khuyến nghị cần bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh. Bởi đây đều là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, các thực phẩm này có tỷ lệ chất chống oxy hóa cao, giúp giảm viêm hiệu quả.
Các chuyên gia, bác sĩ da liễu người bệnh ưu tiên lựa chọn các loại rau nhiều màu xanh như súp lơ, rau bina, cải xoăn, bông cải xanh,… và các loại quả mọng nước như việt quất, nho, dâu tây, anh đào, mâm xôi,…

Thực phẩm giàu Omega 3

Các nghiên cứu khoa học phát hiện trong huyết thanh của người bệnh vảy nến, nếu mức acid béo không no Omega 3 càng cao thì mức độ vảy nến càng thấp. Ngược lại, khi acid béo không no Omega 3 càng thấp, mức độ tổn thương do vảy nến gây ra càng nặng. Bởi omega 3 có khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào mới, giảm tình trạng thương tổn, nhờ đó bệnh được cải thiện.

Các thực phẩm có chứa nhiều omega 3 như cá hồi, cá thu, dầu mè, cá mòi, hạt hướng dương,… người bệnh có thể linh hoạt bổ sung và thực đơn hằng ngày của mình.

Thực phẩm giàu Omega 3 có khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào mới, giảm hình thành vảy nến
Thực phẩm giàu Omega 3 có khả năng ức chế sự tăng sinh tế bào mới, giảm hình thành vảy nến

Thực phẩm nhiều vitamin A

Vitamin A trong thực ăn sau khi được hấp thu tại ruột sẽ được chuyển hóa thành vitamin A acid (Ras). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất này có hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị bệnh vảy nến do có khả năng điều hòa quá trình tăng sinh tế bào da, ức chế sản xuất TNF-α, giảm mức mRNA của enzym tổng hợp oxit nitric trong tế bào sừng. Nhờ đó, triệu chứng bệnh vảy nến được thuyên giảm rõ rệt. Vitamin A thường có nhiều trong các loại rau củ có màu đỏ, các loại rau màu xanh đậm, khoai lang, quả bơ, dầu cá,…

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D có khả năng tác động lên bạch cầu đơn nhân/đại thực bào, đồng thời điều chỉnh giảm sản xuất TNF-α, IL-6, IL-1β và IL-8 – Đây đều là các yếu tố gây viêm. Bởi vậy, người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày nhiều thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, cá ngừ, cá hồi, cá mòi, trứng,…

Các món ăn từ những thực phẩm này rất đa dạng, người bệnh có thể linh hoạt thay đổi cho từng bữa ăn để tránh gây nhàm chán và mất cân bằng dinh dưỡng.

Bệnh vảy nến ăn thực phẩm giàu vitamin E

Các bác sĩ khuyến nghị nên bổ sung các thực phẩm nhiều vitamin E để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh vảy nến. Bởi vitamin E có tác dụng làm tăng nồng độ selenium – chất chống oxy hóa trong huyết thanh của người bệnh. Qua đó làm giảm mức độ triệu chứng nghiêm trọng của bệnh. Vitamin E có chứa nhiều trong các thực phẩm như hạt dẻ, quả bơ, bông cải xanh, đu đủ, dầu thực vật,…

Bệnh vảy nến ăn thực phẩm giàu vitamin E
Bệnh vảy nến ăn thực phẩm giàu vitamin E

Thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn Probiotics

Probiotics là loại sinh vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, Probiotics còn được khuyến khích bổ sung trong thực đơn giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa vảy nến tái phát. Một số loại thực phẩm giàu probiotics mà người bệnh vảy nến có thể bổ sung vào chế độ ăn như: Kim chi, nấm thủy sâm, sữa chua, nấm sữa kefir.

Dầu thực vật

Dầu thực vật có thành phần chứa nhiều acid béo chống viêm. Vậy nên, thay vì sử dụng dầu động vật, người bị vảy nến nên chuyển sang sử dụng dầu thực vật nhằm kháng viêm, tiêu sưng, giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, dầu thực vật cùng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây bệnh tim mạch, ung thư,… 

Các loại dầu thực vật được sử dụng phổ biến hiện nay như: Dầu oliu, dầu đậu nành, dầu dừa, dầu hạt lanh, dầu hướng dương,…

Bổ sung nước đầy đủ

Việc duy trì cơ thể được cấp đủ nước là rất quan trọng cho sức khỏe da, đặc biệt là da người bị vảy nến. Vậy nên, người bệnh cần đảm bảo uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da, giúp giảm khô và ngứa. Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung nước ép từ các loại trái cây và rau quả tươi như nước ép cà chua, nước ép dưa hấu, lựu, cam, nho, dứa, và lê đều có thể có lợi cho sức khỏe da.

Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da, giúp giảm khô và ngứa
Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho da, giúp giảm khô và ngứa

Với đặc điểm là bệnh mãn tính, việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh sẽ giúp ngăn chặn các phản ứng viêm sưng, kích thích bùng phát thường xuyên. Việc ăn uống tùy tiện sẽ khiến các đợt bệnh quay lại liên tục và dai dẳng, làm chậm quá trình hồi phục. Vậy nên, chủ động tìm hiểu bệnh vảy nến kiêng ăn gì và nên ăn gì là vấn đề rất quan trọng.

Lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn cho người bị vảy nến

Trong quá trình xây dựng thực đơn hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.

  • Chọn nguyên liệu sạch, tươi ngon, không tồn dư chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng hoặc tăng trọng. Để đảm bảo những yếu tố này, bạn nên chọn những đơn vị cung cấp uy tín, có giấy tờ chứng minh xuất xứ nguồn gốc của thực phẩm. 
  • Không nên ăn một món ăn trong nhiều ngày, điều này có thể gây chán ngán và mất cân bằng dinh dưỡng cơ thể. Người bệnh nên chủ động thay đổi linh hoạt các món ăn, cho thực đơn thêm phong phú, hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng.
  • Bên cạnh đó, chủ động xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh, sử dụng thuốc trị vảy nến theo chỉ định của bác sĩ, không tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng,… Ngoài ra, nên tăng cường tập thể dục thể thao nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Người bệnh cần dưỡng da thường xuyên để đảm bảo độ ẩm, tránh khô da, bong tróc da, đặc biệt là vào mùa đông. Một số loại kem bôi tốt cho người bị vảy nến như: Eco Calm, Calcipotriol, Anthralin, Daivobet,… Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
  • Dù triệu chứng đã thuyên giảm nhưng bạn vẫn cần chủ động thăm khám da liễu định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh hiện tại, từ đó có những thay đổi hướng điều trị phù hợp nhất.

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị vảy nến dứt điểm, nhưng việc chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị và ngăn bệnh tái phát dai dẳng. Trên đây là giải đáp chi cho câu hỏi bệnh vảy nến kiêng ăn gì và kiêng gì để tránh bệnh trở nặng. Ngoài ra, người bệnh nên chủ động tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng được thực đơn ăn phù hợp nhất.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *