Vảy Phấn Hồng Gibert: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Bệnh vảy phấn hồng Gibert là một tình trạng viêm nhiễm da liễu mà nhiều người gặp phải nhưng không rõ nguyên nhân. Điều này khiến nhiều người bệnh lo lắng và không biết nên điều trị như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này, nắm rõ triệu chứng, cách chẩn đoán để điều trị hiệu quả thông qua bài viết sau.

Bệnh vảy nến phấn hồng Gibert là gì?

Bệnh vảy phấn hồng hay vảy nến hồng Gibert (Pityriasis rosea of Gibert) là một bệnh lý viêm nhiễm da liễu lần đầu được mô tả bởi Gibert vào năm 1860. Dù khá lành tính nhưng mọi người vẫn cần nắm rõ triệu chứng bệnh để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

Bệnh vảy phấn hồng Gibert là một bệnh viêm da cấp tính, không quá nguy hiểm dù tổn thương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, nhưng lưng, ngực, đùi, mặt trong cánh tay và bụng. Bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, gây ngứa nhẹ kèm sự xuất hiện của các đốm ban có màu hồng trên da, thường có hình dạng bầu dục hoặc tròn. 

Theo nghiên cứu, bệnh thường xuất hiện ở người độ tuổi từ 10 – 35 tuổi. Trong số đó, nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và chiếm khoảng 60% tỷ lệ bị bệnh. Thông thường bệnh không gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe nhưng nếu xảy ra ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai thì có thể để lại một số biến chứng. 

Bệnh vảy phấn hồng Gibert còn có tên là bệnh vảy nến hồng Gibert
Bệnh vảy phấn hồng Gibert còn có tên là bệnh vảy nến hồng Gibert

Triệu chứng da bị vảy phấn hồng Gibert  

Bệnh vảy phấn hồng Gibert là một bệnh da cấp tính có những triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng có thể nhận biết thông qua quan sát tình trạng da và sức khỏe, cụ thể:

Tổn thương da:

  • Thương tổn tiên phát: Xuất hiện dát Herald có hình dạng tròn hoặc bầu dục với giới hạn rõ ràng. Kích thước thương tổn dao động từ 2 – 10 cm. Bờ xung quanh có màu hồng tươi, trong khi phần giữa có màu nhạt hơn và nhăn nheo. Hai vùng này được tách ra bằng một lớp vảy da. Thương tổn thường lan rộng ra xung quanh, thường xuất hiện trên thân, cổ, hoặc phần gốc của các chi.
  • Thương tổn thứ phát: Thông thường sẽ xuất hiện từ ngày thứ 2 – 20 sau khi những tổn thương tiên phát. Đây là các rát đỏ hình huy hiệu nhỏ, có thể có sẩn màu hồng nhô lên bề mặt da. Thương tổn thứ phát sắp xếp theo nếp căng da, tạo thành hình dạng giống như cây thông.

Triệu chứng cơ năng: Khoảng 25% người bệnh có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu tại vùng da bị ảnh hưởng.

Triệu chứng toàn trạng: 

  • Thường không gây ảnh hưởng lớn ở hầu hết đối tượng bệnh nhân. 
  • Tuy nhiên, một số trường hợp có thể có các triệu chứng toàn trạng như ăn kém, buồn nôn, chóng mặt, đau cơ, đau đầu hoặc sốt nhẹ.

Nếu bạn có những triệu chứng và dấu hiệu như đã mô tả trên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và nhận điều trị kịp thời.

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, hãy khám bác sĩ da liễu ngay
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên, hãy khám bác sĩ da liễu ngay

Nguyên nhân chính gây bệnh

Nguyên nhân chính xác gây bệnh vảy phấn hồng Gibert vẫn chưa được xác định và công nhận. Tuy nhiên, thông qua dịch tễ học và các quan sát lâm sàng, các bác sĩ da liễu đã có một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh này:

  • Bệnh truyền nhiễm: Một số chuyên gia cho rằng vảy phấn hồng Gibert có thể là một dạng bệnh truyền nhiễm. Một “đợt dịch” bệnh có thể xảy ra trong một khu vực trong khoảng thời gian từ 2 – 4 năm với sự gia tăng đáng kể của số lượng bệnh nhân, bao gồm cả trong các gia đình và trường học. Tuy nhiên, hiện chưa có báo cáo chính thức nào về khả năng lây truyền của bệnh này.
  • Virus Epstein-Barr: Một số giả thuyết cho rằng bệnh vảy phấn hồng Gibert có liên quan đến virus Epstein-Barr, một loại virus thuộc họ Herpes. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chính thức nào xác nhận giả thuyết này.
  • Thuốc Ketotifen và Griseofulvin: Có giả thuyết cho rằng việc sử dụng một số loại thuốc như Ketotifen và Griseofulvin có thể gây ra vảy phấn hồng Gibert. Tuy nhiên, cần thêm nghiên cứu để xác minh mối liên quan này.

Như vậy, hiện nay căn nguyên gây bệnh chưa được xác định, do đó bệnh nhân được điều trị theo triệu chứng và cơ địa mỗi bệnh nhân, không áp dụng nguyên tắc điều trị căn nguyên.

Biến chứng của bệnh vảy phấn hồng Gibert

Bệnh vảy phấn hồng Gibert thường được coi là một bệnh lành tính và không gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, có thể xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm, cụ thể như sau:

  • Ngứa ngáy và tác động tâm lý: Triệu chứng ngứa ngáy là một biến chứng phổ biến của bệnh vảy phấn hồng Gibert. Ngứa có thể gây khó chịu, bứt rứt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và giấc ngủ của người bệnh. Điều này có thể dẫn đến tình trạng giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tổn thương da do cào gãi.
  • Bội nhiễm da: Do tình trạng ngứa và việc cào gãi, nguy cơ bội nhiễm da (tức là việc nhiễm trùng da) có thể tăng lên. Việc tổn thương da có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển và gây nhiễm trùng, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt khi xảy ra ở trẻ nhỏ, khó kiểm soát hành động cào gãi sẽ tăng nguy cơ để lại sẹo và bội nhiễm da.
  • Tác động đến thai nhi và thai phụ: Trong trường hợp thai phụ bị vảy phấn hồng Gibert, bệnh có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, không có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa hoặc điều trị các biến chứng này. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh trong thai kỳ, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ và được theo dõi bởi bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.
 

Như vậy, mức độ nguy hiểm của bệnh vảy phấn hồng Gibert được coi là thấp. Tuy nhiên, các triệu chứng như ngứa ngáy và biến chứng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đối với những trường hợp đặc biệt như thai phụ và trẻ nhỏ sẽ cần chú ý và theo dõi kỹ càng để đối phó với các biến chứng có thể xảy ra. 

Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm ở phụ nữ có thai
Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm ở phụ nữ có thai

Các cách chữa bệnh vảy phấn hồng Gibert an toàn hiệu quả

Để giảm các triệu chứng và tăng tốc quá trình phục hồi trong trường hợp bệnh vảy phấn hồng Gibert, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp điều trị sau đây.

Mẹo dân gian cải thiện bệnh vảy phấn hồng Gibert

Dưới đây là một số mẹo dân gian có thể hỗ trợ trong việc chữa vảy phấn hồng Gibert. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mẹo dân gian chỉ là các biện pháp hỗ trợ và không thay thế cho sự tư vấn và điều trị của bác sĩ. Khi áp dụng mẹo dân gian, hãy luôn lưu ý các điều sau:

  • Lô hội: Lấy phần gel trong lá lô hội và bôi đều lên vùng da bị tổn thương. Để trong khoảng 20 phút, sau đó rửa sạch với nước mát.
  • Lá trà xanh: Sử dụng 100g lá trà xanh tươi rửa sạch, đun sôi với lượng nước vừa đủ. Sử dụng nước trà xanh này để tắm hàng ngày. Cũng có thể dùng lá trà xanh giã nát đắp trực tiếp lên da, nhẹ nhàng mát-xa để làm dịu các vùng da bị tổn thương. Uống nước trà xanh ấm vào mỗi sáng cũng có thể cải thiện tình trạng da.
  • Nghệ: Curcumin có trong nghệ có tính chất chống viêm và kháng khuẩn cao. Bạn có thể áp dụng nghệ như là một phương thuốc hỗ trợ trong việc điều trị vảy phấn hồng. Có thể dùng nghệ tươi giã nát và áp dụng lên vùng da bị tổn thương.
  • Lá trầu không: Lá trầu không có tính chất sát khuẩn cao và rất dễ tìm mua. Sử dụng khoảng 200g lá trầu không tươi, rửa sạch và giã nát, sau đó thêm 1 thìa muối và giã đến khi thành hỗn hợp sệt mịn. Áp dụng trực tiếp lên vùng da bị vảy phấn hồng. Thực hiện đều đặn 3 lần/tuần.

Lưu ý: Khi áp dụng mẹo dân gian trong điều trị vảy phấn hồng Gibert, hạn chế áp dụng lên các vết thương hở. Ngoài ra, mẹo dân gian chỉ mang tính chất hỗ trợ, thời gian có hiệu quả chậm và kết quả khác nhau tùy đối tượng, đồng thời không thay thế cho tư vấn và điều trị từ bác sĩ.

Là trầu không có tính kháng khuẩn tự nhiên và làm dịu ngứa da do vảy phấn hồng Gibert
Là trầu không có tính kháng khuẩn tự nhiên và làm dịu ngứa da do vảy phấn hồng Gibert

Một số biện pháp theo Đông y

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y được sử dụng để trị bệnh vảy phấn hồng Gibert:

  • Bài thuốc thanh lọc, giải độc cho cơ thể: Sử dụng bồ công anh, hoàng liên, sài đất, tang bạch bì, kim ngân, hoàng bá, đơn đỏ, hoàng cầm, trúc diệp, hạ khô thảo, ké đầu ngựa, khổ sâm,… với liều lượng từng vị theo chỉ định của bác sĩ, sắc lấy nước uống. Bài thuốc còn hỗ trợ làm giảm viêm ngừa cho bệnh nhân.
  • Bài thuốc làm dịu ngứa: Sử dụng các dược liệu gồm sơn tra, bạch chỉ, cúc hoa, cỏ nhọ nồi, kim ngân, cỏ cứt lợn, trinh nữ, hương phụ, tử đinh hương theo lượng được chỉ định thành 1 thang. Mỗi thang sắc cùng 800ml nước cho đến khi thu được 300ml nước thuốc, chia thành 2 – 3 lần để uống hết trong ngày.

Các pháp trị Đông y có tác dụng an toàn, lành tính và phù hợp nhiều đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên, trước khi dùng cần thăm khám chi tiết với bác sĩ y học cổ truyền tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, tư vấn và kê đơn phù hợp. Hiệu quả điều trị của các bài thuốc y học cổ truyền chậm và phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Do đó cần kiên trì điều trị và liên tục điều chỉnh tùy thuộc tình trạng bệnh.

Có nhiều bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến phấn hồng Gibert
Có nhiều bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến phấn hồng Gibert

Điều trị theo Tây y

Việc sử dụng thuốc Tây trong điều trị vảy phấn hồng Gibert có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng và xoa dịu các triệu chứng ngoài da. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân:

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Có tác dụng giảm cảm giác sưng, giảm ngứa và cải thiện tình trạng viêm da. Các dẫn xuất của corticoid như Betamethasone và Hydrocortisone thường được sử dụng trong trường hợp triệu chứng không đáp ứng với kem làm dịu da. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc bôi chứa corticoid cần hạn chế sử dụng lâu dài và chỉ sử dụng trên phạm vi da bị tổn thương.
  • Thuốc kháng histamin: Giúp giảm nhanh các phản ứng dị ứng, đặc biệt là cảm giác ngứa ngáy. Thuốc kháng histamin thường được sử dụng để làm giảm triệu chứng ngứa và khó chịu.
  • Thuốc kháng virus (Acyclovir): Nếu xét nghiệm cho thấy sự hiện diện của virus gây bệnh, thuốc kháng virus có thể được sử dụng để kìm hãm và ức chế hoạt động của virus nhạy cảm.
  • Chiếu tia cực tím: Chiếu tia cực tím dưới da và chiếu tia UVB dải hẹp có thể có tác dụng trong điều trị vảy phấn hồng Gibert. Tuy nhiên, việc chiếu tia cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tác động không mong muốn lên da, ví dụ như làm sạm da.
  • Bôi dung dịch Rivanol 1%: Một số nghiên cứu cho thấy việc bôi dung dịch Rivanol có thể mang lại kết quả tốt trong điều trị vảy phấn hồng Gibert. Có thể thực hiện bôi hoặc uống Rivanol theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bác sĩ cũng khuyến nghị bệnh nhân nên kết hợp việc sử dụng kem dưỡng ẩm và các sản phẩm làm dịu da để giữ cho da cân bằng độ ẩm, cải thiện triệu chứng ngứa.

Bác sĩ có thể kê đơn sử dụng một số loại thuốc thoa ngoài da
Bác sĩ có thể kê đơn sử dụng một số loại thuốc thoa ngoài da

Giải đáp 3 câu hỏi thường gặp về bệnh vảy phấn hồng

Dưới đây là giải đáp 3 câu hỏi thường gặp về căn bệnh này:

Bệnh vẩy phấn hồng Gibert có lây không?

Vảy phấn hồng Gibert không được cho là lây truyền từ người này sang người khác. Nguyên nhân chính của bệnh vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn và cho đến nay không có bằng chứng rõ ràng về khả năng lây truyền qua tiếp xúc với người bệnh.

Mặc dù không lây truyền từ người này sang người khác, việc giữ vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với các chất kích thích có thể giúp hạn chế sự lan truyền của bệnh và giảm nguy cơ tái phát. Đồng thời, nếu bạn gặp các triệu chứng của bệnh, hãy tìm kiếm sự chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị phù hợp từ các chuyên gia y tế.

Da bị vảy phấn hồng có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi?

Vảy phấn hồng Gibert có khả năng tự khỏi và thường điều trị tự nhiên mà không cần liệu pháp đặc biệt. Tuy nhiên, thời gian để tự khỏi có thể dao động và kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Trong quá trình này, vảy phấn hồng có thể tăng hoặc giảm mà không cần can thiệp.

Người bị bệnh vảy nến phấn hồng ăn gì và kiêng gì cho nhanh khỏi?

Người bị vảy nến phấn hồng Gibert có thể hợp lý bổ sung một số thực phẩm có lợi để giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ quá trình hồi phục. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh có thể xem xét trong chế độ ăn uống: Thực phẩm giàu omega-3 (cá hồi, cá thu, cá sardine, hạt chia, hạt lanh,…), rau xanh và hoa quả, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, đồ uống chất chất chống viêm thiên nhiên như trà xanh và nước ép trái cây, các loại hạt bổ dưỡng,…

Bệnh nhân nên ăn các thực phẩm chứa hàm lượng omega-3 cao
Bệnh nhân nên ăn các thực phẩm chứa hàm lượng omega-3 cao

Mặt khác, người bệnh mắc bệnh vảy phấn hồng Gibert nên kiêng những loại thực phẩm và gia vị có thể gây kích ứng hoặc làm tăng tình trạng ngứa, ngát, hoặc gây tổn thương cho da. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh nên hạn chế hoặc tránh trong chế độ ăn uống: Đồ hải sản như tôm, cua, ghẹ,…; một số thực phẩm như trứng, sữa, đậu phộng, lạc; đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt, cà ri vàcác chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…

Ngoài ra, mỗi người bệnh có thể có những phản ứng riêng với các loại thực phẩm, do đó, quan trọng nhất là lắng nghe cơ thể của mình và quan sát xem có loại thực phẩm nào gây tác động xấu đến tình trạng da của bạn.

Lưu ý cách phòng ngừa bệnh và chăm sóc cho bệnh nhân

Các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sau đây có thể giúp hạn chế nguy cơ mắc vảy nến phấn hồng Gibert cũng như hỗ trợ quá trình điều trị nếu mắc bệnh:

  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C và chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày (2l nước/ngày) để duy trì lượng nước cần thiết cho hoạt động cơ thể cũng như độ ẩm cho da.
  • Thực hiện thể dục đều đặn: Rèn luyện thể chất bằng việc tập thể dục, thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Hạn chế hoặc ngừng sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác. Những chất này có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe da và hệ miễn dịch.
  • Quản lý stress và căng thẳng: Đảm bảo có chế độ sinh hoạt cân đối, giấc ngủ đủ và tránh căng thẳng tinh thần. Stress có thể làm gia tăng nguy cơ bùng phát vảy nến phấn hồng.
  • Tắm và dưỡng da đúng cách: Tránh tắm nước quá nóng và không ngâm mình quá lâu, vì điều này có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da. Sử dụng kem dưỡng ẩm để giữ cho da không bị khô và hạn chế nguy cơ tái phát vảy nến phấn hồng.
  • Ngăn ngừa nhiễm khuẩn da: Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây nhiễm khuẩn da như côn trùng đốt, viêm da. Đặc biệt, đảm bảo vệ da khỏi tổn thương và sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
  • Tuân thủ chỉ định điều trị và tái khám: Tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ và không tự ý thay đổi liều lượng hay thời gian sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định. Bệnh nhân bị bệnh đang hoặc đã điều trị vảy phấn hồng Gibert cần tuân thủ lịch hẹn tái khám da liễu theo chỉ định của bác sĩ.
Nên có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, uống nhiều nước
Nên có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, uống nhiều nước

Bệnh vảy nến hồng Gibert không quá nguy hiểm và không phải bệnh lây nhiễm. Tuy nhiên, hiện nay chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Bệnh cần được chẩn đoán chính xác để được cải thiện, điều trị đúng cách, tránh biến chứng và giúp da nhanh lành. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ và có xách xử lý đúng đắn khi xuất hiện dấu hiệu bệnh.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *