Vảy Nến Thể Giọt: Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Vảy nến là một bệnh lý tự miễn gây ra do rối loạn trung gian miễn dịch, không chỉ tồn tại trên da mà còn ảnh hưởng toàn thân. Điều trị dứt điểm bệnh luôn là một vấn đề được các bác sĩ đặc biệt quan tâm, đặc biệt là đối với vảy nến thể giọt – một thể vảy nến thường gặp ở trẻ em và vị thành niên. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và đưa ra cách chữa trị, khắc phục căn bệnh da liễu này.

Bệnh vảy nến thể giọt là gì? Các giai đoạn bệnh

Vảy nến là một bệnh tự miễn, liên quan đến gen di truyền. Bệnh đặc trưng bởi sự rối loạn trung gian miễn dịch có liên quan đến tế bào lympho T. Đích đến của chất trung gian gây viêm là các tế bào keratinocyte, cụ thể là tế bào đáy của thượng bì, làm chúng đẩy mạnh quá trình phân bào sản sinh các tế bào mới liên tục, kết quả là rối loạn quá trình keratin hóa và tạo vảy trên da.

Vảy nến thể giọt là gì?

Vảy nến thể giọt là một thể vảy nến phổ biến, thường thấy thứ hai sau vảy nến thể mảng. Vảy nến thể giọt thường gặp ở trẻ em hoặc trẻ vị thành niên, có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đặc biệt là liên cầu A.

Các mảng nhỏ nổi rải rác, lan ra toàn thân, hay thấy nhất ở tay, lưng, ngực và tổn tại cả những tổn thương dạng sẩn. Bệnh không chỉ biểu hiện mỗi trên da mà còn có thể ảnh hưởng đến toàn thân, tái phát dai dẳng và khó điều trị dứt điểm được.

vay nen the giot
Bệnh nhân bị vảy nến thể giọt có các nốt đỏ và vảy trắng trên da

Bệnh vẩy nến thể giọt có mấy giai đoạn?

Có 3 giai đoạn bệnh vảy nến thể giọt theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia (NPF):

  • Dạng nhẹ: Các nốt vảy nến chiếm dưới 3% bề mặt da bệnh nhân.
  • Dạng trung bình: Mức độ tổn thương da từ 3% – dưới 10% trên tổng diện tích bề mặt.
  • Dạng nghiêm trọng: Mức độ tổn thương da từ 10% diện tích da trên cơ thể và có thể chiếm đến tổng bề mặt cơ thể.

Dựa vào những mức độ mà bệnh vảy nến thể giọt ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, các giai đoạn này được phân chia khác nhau. Chẳng hạn như bệnh vảy nến sẽ xuất hiện trên da đầu hoặc trên mặt chỉ ảnh hưởng 2 – 3% tổng diện tích bề mặt cơ thể. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể được phân loại ở mức độ nghiêm trọng vì các vị trí thấy vảy nến lộ rõ ảnh hưởng lớn đến ngoại hình cũng như cơ hội công việc của bạn. 

Bệnh vẩy nến thể giọt ở trên tay thường chỉ bao phủ đến 2% tổng diện tích bề mặt cơ thể, nhưng nó sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc hằng ngày nếu bạn làm việc bằng tay. Đối với trường hợp này, bệnh được phân loại ở mức độ từ trung bình đến nghiêm trọng.

vay nen the giot
Bệnh vảy nến thể giọt gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình và công việc của bệnh nhân

Nhận biết triệu chứng của vảy nến thể giọt

Da bệnh nhân nổi đốm đỏ, vẩy có hình như giọt nước là các triệu chứng thường thấy nhất của vảy nến thể giọt.

Dấu hiệu đỏ da:

  • Mảnh da đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau vài milimet đến một vài centimet, có trường hợp lớn đến hàng chục centimet.
  • Giới hạn rõ, hơi gồ cao so với da, nền cứng cộm, thâm nhiễm (inflammation, indurated) nhiều hoặc ít, có chỗ vẩy nến trắng chiếm gần hết nền đỏ chỉ còn lại viền đỏ xung quanh rộng hơn lớp vảy nến.
  • Số lượng các mảng: Một vài đám tới vài chục, hàng trăm đám tổn thương, phụ thuộc vào từng trường hợp.

Vẩy trắng:

  • Khi mắc bệnh, bạn sẽ nhận thấy các nốt đỏ xuất hiện trên cánh tay, chân, bụng và cả phần ngực của mình. Trong một số trường hợp, bệnh lây lan từ các vị trí đó lên cả vùng mặt, tai và da đầu. Tuy nhiên các vẩy trắng không thường xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc móng tay như các vảy nến thể khác.
  • Vảy trắng phủ lên các mảng gồ đỏ và có màu đục hơi bóng giống như màu nến trắng.
  • Vảy nến thể giọt tạo thành nhiều tầng nhiều lớp khá dày nhưng khá dễ bong. Vì thế, cạo lớp vảy vụn bong ra như bột trắng.
  • Vảy nến giọt rất nhanh tái tạo lại, bong lớp này thì lớp khác đùn lên. Số lượng vảy nến mọc lên rất nhiều.

Vẩy nến thể giọt xuất hiện nhiều nhất ở vùng cánh tay, chân, ngực, sau đó lan lên cả mặt, tai, da đầu. Bệnh thường không xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân hay móng tay như một số thể vẩy nến khác. Bệnh vẩy nến thể giọt có nguy cơ bùng phát mạnh nhất vào mùa đông hoặc khi thời tiết khô hanh và phát triển, lây lan nhanh hơn vào hè.

Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vảy nến thể giọt

Cho đến nay, bệnh vảy nến nói chung và vảy nến thể giọt nói riêng vẫn chưa được xác định nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự rối loạn của hệ thống miễn dịch và yếu tố từ gen di truyền được xem là các nhân tố chính gây bệnh.

Dưới đây là các yếu tố có liên quan tới nguyên nhân gây ra vảy nến thể giọt:

  • Rối loạn chuyển hóa trên da: Theo một số nghiên cứu, người bị vảy nến thể giọt có chỉ số oxy tăng cao bất thường, có lúc tăng lên đến hơn 40% so với ngưỡng của người bình thường.
  • Yếu tố di truyền: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, gene mang mầm bệnh vảy nến thể giọt nằm trên nhiễm sắc thể số 6, có liên quan đến B13, B17, DR7, HLA, CW6 và BW 57. Do đó, nếu gia đình có ông bà, bố mẹ hay anh chị từng mắc bệnh thì nguy cơ cao các thành viên khác trong gia đình cũng sẽ mắc bệnh. Bởi vậy không loại trừ lý do mắc vảy nến thể giọt do yếu tố của gen di truyền. 
  • Sự hoạt động của ADN: Quá trình giảm phân và tổng hợp ADN ở người mắc bệnh có lớp đáy tăng lên (thậm chí có thể tăng lên 8 lần). Bên cạnh đó còn là sự tăng sinh các tế bào, nhất là xảy ra tại lớp gai và lớp đáy sẽ làm rối loạn quá trình tạo sừng và gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra một số yếu tố liên quan đến sinh hoạt hằng ngày cũng có nguy cơ dẫn đến bệnh vảy nến thể giọt:

  • Trạng thái căng thẳng thần kinh kéo dài: Tình trạng này cũng liên quan đến phát bệnh và diễn biến bệnh. Khi bệnh nhân mắc bệnh thuộc tuýpthần kinh dễ bị kích thích, hay lo lắng…
  • Yếu tố nhiễm khuẩn: Những ổ nhiễm khuẩn cũng liên quan tới quá trình phát sinh và phát triển bệnh vảy nến (viêm mũi họng, viêm amidan,…), chủ yếu đến từ liên cầu. 
  • Chấn thương cơ học vật lý: Ảnh hưởng đến sự xuất hiện bệnh (lên đến 14%).
vay nen the giot
Căng thẳng có thể khiến bệnh tái phát và trở nặng

Các phương pháp khắc phục và điều trị tình trạng vảy nến thể giọt

Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra được các điều trị triệt để các thể của vảy nến. Bệnh chỉ có thể được ngăn chặn các đợt bùng phát và làm chậm quá trình phát triển bệnh. Các phương pháp được sử dụng để điều trị cho vảy nến thể giọt cũng giống như phương pháp điều trị vảy nến ở thể mảng mãn tính. Sau đây là các phương pháp điều trị phổ biến nhất để cải thiện, điều trị vảy nến thể giọt:

Liệu pháp ánh sáng

Quang trị liệu bằng tia cực tím (UV) được coi là liệu pháp đầu tay đối với bệnh vảy nến giọt. Biện pháp này có mức độ an toàn khá cao và dễ điều trị trên những vùng bề mặt cơ thể lớn. Liệu pháp quang trị liệu toàn thân đối với bệnh vảy nến bao gồm tia cực tím B (UVB) phổ hẹp hoặc UVB phổ rộng và psoralen phối hợp với tia cực tím A (PUVA).

Hiệu quả của quang trị liệu với thể giọt đã được ghi nhận rộng rãi, trong đó tia UVB phổ hẹp là phương pháp quang trị liệu được ưu tiên nhất. PUVA có tác dụng mạnh mẽ hơn, nhưng điều trị với PUVA đòi hỏi sự bảo vệ da nghiêm ngặt sau khi điều trị, điều này làm PUVA ít phổ biến hơn.

vay nen the giot
Quang trị liệu là phương pháp được nhiều người ưu tiên lựa chọn điều trị

Thuốc Tây y

Các tác dụng phụ có thể xảy có khi dùng liệu pháp ánh sáng bao gồm bỏng, ngứa ngáy và lão hoá da nhanh, nhưng thường nhẹ và không phải ai cũng gặp. Những bệnh nhân không có điều kiện sử dụng liệu pháp quang học cũng có thể cải thiện vảy nến thể giọt với cách tiếp xúc ánh nắng mặt trời thời gian vừa phải.

  • Thuốc bôi tại chỗ: Bác sĩ ưu tiên sử dụng những thuốc bôi có tác dụng kháng viêm, dưỡng da chống tăng bong sừng như kem urea, thuốc có chứa salicylic,… Các dẫn suất vitamin D cũng rất phổ biến vì nó có tác dụng ức chế tăng sinh thượng bì, ức chế quá trình sừng hoá và ngăn chặn bạch cầu tăng xâm nhập vào trong da. Corticoid cũng là một loại thuốc khá hiệu quả, tính kháng viêm và ức chế miễn dịch tốt, nhưng nếu ngừng sử dụng đột ngột, bệnh sẽ bùng phát rất nhanh.
  • Thuốc uống hệ thống: Đối với những trường hợp có diện tích tổn thương quá lớn hoặc có kèm theo vẩy nến khớp thì người bệnh sẽ được điều trị bằng những thuốc có hệ thống tác dụng toàn thân. Các thuốc hay được dùng là Methotrexate, những thuốc sinh học như Retinoid hoặc Cylosporin.
  • Kháng sinh toàn thân: Vì mối liên quan giữa nhiễm trùng liên cầu và vảy nến thể giọt mà liệu pháp kháng sinh toàn thân được sử dụng như một phương pháp chữa bệnh. Tuy nhiên, những dữ liệu về tác dụng của phương pháp này vẫn rất hạn chế. Những kháng sinh được sử dụng là Macrolid và Rifampicin có hoặc không kết hợp với Erythromycin.

Phương pháp dân gian tại nhà

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa vẩy nến với các nguyên liệu từ thiên nhiên có tính sát khuẩn, chống viêm tốt. Bệnh nhân có thể tham khảo những phương pháp phổ biến như:

  • Cải thiện vẩy nến với lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không tươi xanh, rửa sạch, rồi đun sôi với nước. Thêm một chút muối biển rồi ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Với lá lốt: Chọn 10 – 15 lá lốt tươi, rửa sạch rồi để ráo nước và giã nát. Làm sạch vùng da bệnh rồi đắp lá lốt lên trên. Giữ nguyên trong 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Bằng dầu dừa: Làm sạch vùng da bị bệnh, dùng tinh dầu dừa nguyên chất bôi lên vùng tổn thương. Để tinh dầu thấm vào da trong khoảng 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Hỗ trợ chữa vẩy nến với cây lược vàng: Cây lược vàng có chứa nhiều chất quý như Vitamin B2, Flavonoid, PP, Sulfolipid hay Triacyglycerol… có khả năng kháng khuẩn tự nhiên và kháng viêm tốt. Giảm ngứa do vảy nến thể giọt bằng cây lược vàng rất hiệu quả. Lấy 5 lá lược vàng tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp hỗn hợp lên vùng da mắc bệnh. Rửa sạch da với nước mát sau 10 phút.
  • Nha đam: Nha đam giúp dưỡng ẩm tốt làn da, cũng phát huy công dụng lớn trong điều trị vảy nến thể giọt. Dùng một lượng nha đam vừa đủ, gọt vỏ rồi rửa sạch phần mủ màu vàng, mang phần gel đi xay nhuyễn. Bôi hỗn hợp nha đam lên da, xoa nhẹ nhàng. Để hỗn hợp trên da khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát và lau khô. Bệnh nhân nên thực hiện 3 lần/tuần.
vay nen the giot
Bệnh nhân có thể tham khảo phương pháp dân gian để giảm nhẹ triệu chứng

3 câu hỏi thường gặp liên quan đến vảy nến thể giọt

Bên cạnh những thông tin cơ bản về vảy nến thể giọt, vấn đề chữa dứt điểm bệnh hay mức độ nguy hiểm của vảy nến thể giọt ở tình trạng nặng đang là nỗi lo của rất nhiều bệnh nhân không may mắc bệnh. Sau đây là lời giải thích chi tiết được đưa ra bởi các bác sĩ có chuyên môn nhiều năm, hy vọng sẽ phần nào giảm được nỗi lo của các bạn.

Bệnh nhân có thể điều trị dứt điểm vảy nến thể giọt được không?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm vảy nến, ta chỉ có thể ngăn ngừa những đợt bùng phát và làm chậm sự phát triển của bệnh. Các phương pháp điều trị sử dụng đối với vảy nến thể giọt cũng giống như những phương pháp điều trị vảy nến thể mảng mãn tính.

Với khả năng thuyên giảm chỉ trong khoảng vài tuần đến vài tháng của vảy nến thể giọt thì người bệnh có thể lựa chọn không cần điều trị. Tuy nhiên, vì thời gian bùng phát là không thể lường trước và tình trạng bệnh vảy nến cũng không phải là hiếm nên việc điều trị thuốc là rất quan trọng.

Bị vảy nến thể giọt có nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh vảy nến thể giọt có thể gây biến chứng nếu không được điều trị kịp thời, nhưng nếu được nhận biết và điều trị đúng cách, không gây nguy hiểm và không để lại sẹo trên da. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra là viêm khớp vảy nến, bệnh tim mạch, bệnh Crohn, huyết áp, trầm cảm, bệnh thận, tiểu đường, loãng xương và rối loạn tự miễn dịch ở mắt.

Bệnh vảy nến thể giọt không lây lan trong cộng đồng, nhưng có thể lan trên da người bệnh. Do đó, người bệnh cần chú ý chăm sóc da và tuân thủ điều trị để tránh sự lây lan và tái phát bệnh.

vay nen the giot
Bệnh không lây lan trong cộng đồng nhưng có thể lan rộng trên da người bệnh

Bệnh nhân bị vảy nến thể giọt cần kiêng gì?

Bên cạnh việc điều trị tích cực và tuân thủ chặt chẽ những hướng dẫn trong phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định, bệnh nhân bị vảy nến thể giọt còn cần lưu tâm vấn đề ăn uống, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để phòng tránh bệnh tái phát hoặc phát triển nặng hơn. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn không được nạp vào cơ thể đúng liều lượng cũng có thể làm cho bệnh trở nặng.

Bệnh nhân vẩy nến dù loại nào cũng cần kiêng ăn các nhóm thực phẩm sau:

  • Các loại hải sản như ghẹ, cua biển, tôm, ốc…
  • Các loại thịt đỏ và tanh như thịt dê, thịt cừu, thịt bò…
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo.
  • Các loại đồ ăn nhanh, các món chiên xào nhiều dầu mỡ hoặc nhiều gia vị cay, nóng.
  • Đồ uống có cồn như bia rượu, hút thuốc lá hay dùng các chất kích thích.

Lưu ý cách kiểm soát bệnh tại nhà tránh tái phát

Để quá trình điều trị vảy nến thể giọt đạt hiệu quả tốt nhất và tránh bệnh tái phát trở lại, bệnh nhân cần lưu ý chế độ chăm sóc da tại nhà. Lối sống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát bệnh vẩy nến thể giọt như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng: Điều này giúp kiểm soát tình trạng bệnh, hoàn toàn không có khả năng chữa khỏi bệnh. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế, bác sĩ có chuyên môn tốt trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong chế độ dinh dưỡng của bạn.
  • Tập thể dục hằng ngày: Bạn cần phải duy trì chế độ tập thể dục  phù hợp với bản thân ngay cả khi đang mắc bệnh vảy nến thể giọt để duy trì sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh vẩy nến và khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch rất cao.
  • Tránh sử dụng chất kích thích: Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích cho não và thần kinh như hút thuốc, căng thẳng giúp làm giảm sự phát triển của bệnh vảy nến. Hạn chế sử dụng rượu bia bởi đây cũng là những yếu tố gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là những người đang dùng thuốc Methotrexate hoặc Acitretin.
  • Không nên tiếp xúc với các hóa chất độc hại: Nếu trong hoàn cảnh bắt buộc thì bệnh nhân nên có các biện pháp bảo vệ da như mặc áo phòng hộ, đeo bao tay,…
  • Không tùy tiện sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ: Nếu sử dụng thuốc sai liều lượng và khác chỉ dẫn, tình trạng sẽ trở nên tồi tệ hơn, gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Dưỡng ẩm da: Hãy ý thức việc dưỡng ẩm da mỗi ngày ngay cả khi thời tiết bình thường. Đừng để da bị khô nứt, thiếu nước, dễ gây tái phát lại bệnh. Uống đủ nước lượng nước cơ thể cần giúp da cân bằng độ ẩm hiệu quả.
vay nen the giot
Bệnh nhân bị bệnh vảy nến thể giọt cần tham khám sớm và tái khám theo chỉ định

Vảy nến thể giọt là bệnh mãn tính và khả năng tiến triển nặng, dẫn đến cực kỳ khó chữa trị dứt điểm. Vì thế, ngay khi nhận thấy trên cơ thể có mảng đỏ kèm theo vảy trắng thì người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn nhằm lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *