Phác Đồ Điều Trị Bệnh Tổ Đỉa

Tổ đỉa là bệnh lý khiến nhiều người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng tổ đỉa kéo dài gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề tâm lý, thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong YHCT, bệnh lý này cần điều trị toàn diện thì mới có thể kiểm soát và hạn chế được nguy cơ tái phát.

Nguyên tắc điều trị bệnh tổ đỉa trong YHCT

Tổ đỉa là bệnh lý da liễu và được xem là một thể đặc biệt của bệnh chàm eczema. Đây là bệnh lý có thể gặp phải ở nhiều đối tượng với nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, bệnh lý này có nguy cơ xuất hiện ở nữ giới cao hơn nhiều so với nam giới. Đây cũng là bệnh lý dễ dàng tái phát và khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

Tổ đỉa khiến làn da của người bệnh xuất hiện các nốt mụn nước trong, mọc thành từng cụm. Căn bệnh này thường mọc nhiều ở vị trí tay, chân và gây ra những cơn ngứa ngáy dữ dội, dai dẳng khiến người bệnh luôn muốn gãi hoặc chà xát mạnh vào những vị trí này. Tuy nhiên, tổ đỉa lại không gây nổi ban đỏ nên khiến nhiều người bệnh chủ quan đây chỉ là ngứa ngáy thông thường và không điều trị.

Bệnh tổ đỉa gây ngứa ngáy đặc biệt khó chịu
Bệnh tổ đỉa gây ngứa ngáy đặc biệt khó chịu

Theo Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương, việc người bệnh tác động làm vỡ những nốt mụn nước có thể khiến vi khuẩn trong dịch nước lây lan sang các vùng da xung quanh, khiến vùng da bị chàm hóa. Thậm chí, các nốt mụn nước này còn có thể biến chứng thành mụn mủ, gây nguy cơ bội nhiễm và dễ dẫn đến viêm mô tế bào, sưng hạch bạch huyết.

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị tổ đỉa khác nhau được người bệnh áp dụng, trong đó phổ biến là việc dùng thuốc Tây y hoặc Đông y. Theo tâm lý người bệnh, họ thường mong muốn giảm nhanh những cơn ngứa ngáy khó chịu nên thường dùng nhiều các loại thuốc bôi da. Nhưng nếu chỉ dùng thuốc bôi thì khó có thể đẩy lùi căn bệnh này được.

Trong Đông y, bệnh tổ đỉa thường được gọi với cái tên nga trưởng phong (tổ đỉa ở tay) và thấp cước khí (tổ đỉa ở bàn chân). Căn bệnh này bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

  • Thường xuất hiện các triệu chứng sưng đỏ, viêm và các vết viêm nóng rát do nhiệt hỏa. Nhiệt hỏa trong cơ thể là sự tích tụ của nhiệt độc, gây phản ứng viêm mạnh mẽ trên da, làm da trở nên đỏ, ngứa ngáy và dễ tổn thương. Viêm da do nhiệt hỏa sẽ gây cảm giác nóng và rát, làm da dễ bị kích ứng và tái phát liên tục.   
  • Phong tà là yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây ra các triệu chứng ngứa, phát ban và sưng đỏ. Phong có xu hướng gây ngứa ngáy dữ dội, làm cho người bệnh càng gãi sẽ càng làm tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm. Da trở nên mẫn cảm, dễ tổn thương, và viêm có thể tái phát thường xuyên.
  • Thấp nhiệt là tình trạng độc tố tích tụ trong cơ thể, do ăn uống không điều độ hoặc cơ thể không kịp thải độc qua các cơ quan bài tiết. Khi thấp nhiệt tích tụ lâu ngày, nó tạo thành môi trường thuận lợi cho viêm da, đặc biệt là tình trạng mụn mủ, dịch vàng chảy ra từ các vết thương trên da. Vết thương sẽ lâu lành và có thể bị nhiễm trùng, gây khó chữa trị. 
  • Tình trạng da bị phỏng nước, phù nề, thấm dịch chảy vàng có thể do nhiệt táo, làm cho da mất độ ẩm và gây tổn thương do khô da. Nhiệt táo khiến da trở nên dễ bị tổn thương và khó lành, dẫn đến viêm và mủ.

Vậy nên phác đồ xử lý bệnh tổ đỉa của bác sĩ Lê Phương sẽ sử dụng các phép chữa sau:

  • Thanh nhiệt, giải độc để làm dịu vùng da bị viêm, đồng thời giảm bớt các triệu chứng ngứa ngáy và viêm.
  • Trừ phong, giúp giảm ngứa, ngăn chặn sự xâm nhập của phong tà vào cơ thể và điều hòa lại làn da.
  • Trừ thấp, thanh nhiệt, giúp cơ thể loại bỏ độc tố và cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Cần làm dịu da, giảm sưng và ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Thanh nhiệt táo thấp để giúp làm dịu da, phục hồi độ ẩm, giảm tổn thương và tăng cường khả năng tự phục hồi của da.

Phác đồ điều trị

Phác đồ điều trị của bác sĩ Lê Phương điều trị bệnh tổ đỉa toàn diện theo 3 giai đoạn chính giúp TIÊU VIÊM GIẢI ĐỘC – NUÔI DƯỠNG LÀN DA – ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA. Mỗi một giai đoạn, bài thuốc sẽ đi vào giải quyết từng vấn đề cụ thể để giúp người bệnh kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.

Giai đoạn Điều trị triệu chứng (khu tà)

  • Chủ trị: làm giảm các triệu chứng bệnh như tiêu sưng giảm ngứa, trừ đỏ rát da…
  • Phép chữa: khu phong trừ thấp hoặc thanh nhiệt giải độc.

Giai đoạn Điều trị gốc bệnh (bổ tạng phủ) 

  • Chủ trị: thanh lọc, giải độc cơ thể, phục hồi tạng phủ bị hư tổn (can, thận, phế), dưỡng da và tái tạo da khỏe mạnh.
  • Phép chữa: dưỡng huyết nhuận táo, hoạt huyết, tăng cường công năng của gan, thận, phế giúp cơ thể bài trừ độc tố và bảo vệ da hiệu quả về sau.

Giai đoạn Điều trị dự phòng (bổ chính khí)

  • Chủ trị: tăng cường sức khỏe da, nâng cao khả năng phòng chống bệnh tật của cơ thể, duy trì hiệu quả điều trị bền vững.
  • Phép chữa: bổ khí dưỡng huyết, dưỡng can thận, nâng cao chính khí.

Các giai đoạn trong phác đồ điều trị được điều chỉnh linh hoạt theo nguyên tắc: Tiêu, bản, hoãn, cấp (tiêu là ngọn – triệu chứng, bản là gốc – căn nguyên). Tùy vào cơ địa cũng như mức độ bệnh lý mà mỗi người bệnh sẽ được chỉ định các phác đồ cụ thể.

  • Cấp trị tiêu – Hoãn trị bản: Trường hợp triệu chứng nặng thì phải điều trị, giải quyết trước, sau đó mới đến điều trị nguyên nhân gây bệnh
  • Tiêu bản kiêm trị: Trường hợp cả triệu chứng nặng lẫn cơ thể suy nhược nhiều thì phải trị ngọn và trị gốc cùng lúc. 

Bài thuốc điều trị

Để điều trị tổ đỉa hiệu quả, không chỉ cần làm dịu triệu chứng ngoài da mà còn phải đi sâu vào việc giải quyết nguyên nhân nội tại trong cơ thể, giúp cân bằng âm dương, khí huyết và khôi phục chức năng tạng phủ. Trong bài thuốc điều trị tổ đỉa, bác sĩ Lê Phương thường sử dụng:

  • Nhóm thảo dược thanh nhiệt, giải độc: Các thảo dược như Kim ngân hoa, Bồ công anh, Diệp hạ châu, Liên kiều, Hoàng cầm, Ngũ vị tử,… rất hiệu quả trong việc làm mát cơ thể, giúp thải độc, giảm viêm nhiễm, làm dịu da.  
  • Nhóm thảo dược trừ phong, tán thấp: Các thảo dược như Kinh giới, Phòng phong, Thương truật, Khương hoạt, Bạch truật, Tiền hồ,… giúp loại bỏ phong tà xâm nhập, làm dịu các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mụn nước.  
  • Nhóm thảo dược thanh nhiệt táo thấp: Các thảo dược như Bồ công anh, Hoàng cầm, Liên kiều, Thổ phục linh, Mộc thông,… giúp thanh nhiệt, giải độc và giảm nhiệt táo. Chúng không chỉ làm mát cơ thể mà còn giúp giảm ngứa ngáy, phục hồi da khô ráp và làm dịu các tổn thương do viêm.
  • Nhóm thảo dược bổ huyết, dưỡng huyết: Những thảo dược như Đương quy, Sinh địa, Bạch thược, Hoài sơn, Đẳng sâm, Bạch truật,… giúp bổ sung huyết, cải thiện tuần hoàn khí huyết và phục hồi chức năng da từ bên trong. Các vị thuốc này giúp nuôi dưỡng da, cung cấp đủ dưỡng chất cho da để tăng cường sức khỏe của cơ thể và làn da.
  • Nhóm thảo dược tăng cường chính khí, nâng cao miễn dịch: Các thảo dược như Hoàng kỳ, Nhân sâm, Đương quy, Sinh địa,… giúp bổ khí, bổ thận, tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể và chống lại tác nhân gây bệnh.
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương đang nghiên cứu các loại thảo dược để điều chế bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương đang nghiên cứu các loại thảo dược để điều chế bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang

Đối tượng sử dụng

Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang được áp dụng cho tất cả những đối tượng người bệnh bị bệnh tổ đỉa ở mức độ cấp – mãn tính với các nhiều triệu chứng bệnh lý khác nhau. Với mỗi người bệnh, phác đồ điều trị sẽ được chỉ định linh hoạt tùy theo cơ địa da cũng như mức độ bệnh nặng hay nhẹ và có những thay đổi nhất định để bài thuốc có được hiệu quả.

Riêng với đối tượng người bệnh là phụ nữ có thai và phụ nữ có con nhỏ dưới 6 tháng tuổi thì giải pháp điều trị tổ đỉa bằng YHCT sẽ không được được khuyến cáo sử dụng. Với các đối tượng người bệnh đặc biệt này, nếu các triệu chứng bệnh tổ đỉa quá nặng, bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn thuốc ngâm rửa để có thể giúp giảm bớt được các triệu chứng ngứa ngáy, mụn nước khó chịu.

Độ an toàn

Độ an toàn của bài thuốc điều trị viêm da bằng YHCT là yếu tố được nhiều người bệnh quan tâm. Nhất là khi bệnh nhân đã từng dùng thuốc Tây dài ngày và gặp tác dụng phụ như mỏng da, suy gan thận, rối loạn nội tiết. 

Bác sĩ Lê Phương cho biết, thuốc y học cổ truyền đảm bảo đem lại hiệu quả tốt và không gây tác dụng phụ vì:

  • Thành phần là thảo dược tự nhiên, cơ địa con người dễ hấp thụ hơn các sản phẩm sinh hóa. Các vị thuốc YHCT khi được phối vị phù hợp thì không gây độc.  
  • Điều trị theo thể bệnh, không dùng đơn thuốc đại trà: Một ưu điểm lớn giúp tăng độ an toàn trong YHCT là tính cá nhân hóa. Tùy vào người bệnh là tỳ hư, huyết nhiệt, hay thấp nhiệt… mà bác sĩ sẽ gia giảm vị thuốc phù hợp. Điều này giúp giảm tối đa nguy cơ phản ứng không mong muốn.
  • Phép chữa chú trọng điều hòa, không “ép cơ thể”: Khác với thuốc Tây thường ức chế triệu chứng nhanh nhưng dễ gây lệ thuộc (như corticoid, kháng histamin), bài thuốc YHCT điều chỉnh cơ thể từ từ, giúp cơ thể tự cân bằng lại, nên hiệu quả bền hơn mà không gây sốc cho cơ thể. Điều này đặc biệt an toàn với người bệnh mãn tính, người cơ địa yếu, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ sau sinh.

Lưu ý để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc YHCT:

  • Dùng thuốc theo đơn kê của bác sĩ chuyên ngành YHCT, không tự ý cắt uống theo mẹo dân gian.
  • Dược liệu cần đạt chuẩn, rõ nguồn gốc, tránh thuốc trôi nổi, nhiễm nấm mốc hoặc pha tân dược.
  • Kiên trì theo liệu trình, không bỏ dở giữa chừng khi triệu chứng vừa thuyên giảm.

Lưu ý

Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ thì việc xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh cũng quyết định rất lớn đến hiệu quả điều trị viêm da cơ địa. Do đó, bác sĩ Lê Phương khuyên người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Đối với bệnh nhân có tính hàn (lạnh), cơ thể dễ bị lạnh, da nhợt nhạt và dễ bị viêm da. Bệnh nhân nên ăn các thực phẩm ấm, có tính ấm nóng như gừng, tỏi, hành, thịt gà, thịt bò, cá hồi và các món canh hoặc cháo ấm. Các thực phẩm này giúp làm ấm cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm, hỗ trợ quá trình điều trị viêm da hiệu quả hơn.
  • Đối với bệnh nhân có tính nhiệt (nóng), tình trạng da nóng đỏ, viêm và dễ kích ứng có thể xảy ra. Bệnh nhân nên tránh các thực phẩm cay nóng, thực phẩm chiên xào và các đồ uống có ga. Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm mát, như dưa hấu, rau diếp cá, cải xanh, cà chua, nước dừa để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và giảm viêm. Những thực phẩm này không chỉ giúp làm mát cơ thể mà còn giúp cung cấp độ ẩm cho da, hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm nguy cơ tái phát.

Để việc điều trị bệnh tổ đỉa có được hiệu quả tốt nhất, ngoài việc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định, người bệnh cũng nên thực hiện tốt một số điều sau:

  • Luôn vệ sinh cơ thể sạch sẽ đặc biệt là ở các vị trí có nếp gấp ở tay và chân.
  • Là người có cơ địa nhạy cảm, bạn nên hạn chế việc tiếp xúc với các tác nhân dễ gây kích ứng.
  • Hạn chế tiếp xúc với không khí bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng, lông động vật… để tránh khởi phát bệnh tổ đỉa.
  • Không sử dụng các loại hóa chất có tính tẩy rửa mạnh lên da để tránh kích ứng da.
  • Không gãi, chà xát mạnh hoặc làm vỡ các nốt mụn nước ở các vùng da bị tổ đỉa.
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, chăm sóc da đúng cách và luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể.

Với phác đồ điều trị bệnh tổ đỉa bằng YHCT, người bệnh có thể được trải nghiệm một giải pháp an toàn và hiệu quả bền vững. Nếu còn điều gì thắc mắc về phương pháp điều trị tổ đỉa bằng thuốc Đông y Nhất Nam An Bì Thang, người bệnh có thể liên hệ theo địa chỉ sau đây để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể:

CHẨN BỆNH MIỄN PHÍ CÙNG BÁC SĨ LÊ PHƯƠNG

 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *