Viêm da dị ứng

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Bệnh viêm da dị ứng là gì? Phân loại bệnh

Viêm da dị ứng hay còn có tên gọi khác là bệnh chàm thể tạng. Đây là một dạng viêm da cơ địa khá phổ biến, có thể xuất hiện ở bất kỳ nhóm đối tượng nào. Bệnh không có tính lây nhiễm giữa người bệnh sang người bình thường.

Viêm da dị ứng là một dạng viêm da cơ địa khá phổ biến

Bệnh viêm da dị ứng có thể chia thành 2 cấp độ đó là:

  • Viêm da cấp tính: Thời gian bị bệnh thường kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như ngứa ngáy, nóng rát, ửng đỏ, phù nề, nổi mụn nước, chảy dịch,...
  • Viêm da mãn tính: Bệnh thường tái phát nhiều lần trong năm. Mức độ tổn thương của bệnh nghiêm trọng hơn so với bệnh ở thể cấp tính. Do đó việc chữa trị viêm da dị ứng mãn tính cũng trở nên khó khăn hơn.

Các dạng bệnh viêm da dị ứng thường gặp

Dựa trên những dấu hiệu lâm sàng của bệnh, các chuyên gia có thể phân loại bệnh viêm da dị ứng thành các nhóm thường gặp như sau:

  • Viêm da dị ứng tiếp xúc: Viêm da dị ứng tiếp xúc là căn bệnh thường gặp khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như: Thực phẩm, kim loại, hóa chất, mủ thực vật, nọc độc côn trùng, mỹ phẩm, phấn hoa,... Bệnh có thể khỏi sau một vài tuần tích cực điều trị.
  • Viêm da dị ứng thời tiết: Căn bệnh này chủ yếu phát tác khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Khi thời tiết hanh khô hoặc ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát triển và gây bệnh.
  • Viêm da dị ứng cơ địa: Bệnh xuất phát ở những người có bộ gen bị dị ứng bẩm sinh. Những người này thường bị di truyền bệnh viêm da từ người thân trong gia đình và có thể tái phát khi gặp bất cứ tác nhân nào thuận lợi.
  • Viêm da dị ứng tiếp xúc bội nhiễm: Đây là dạng bệnh ở mức độ khá nghiêm trọng. Do các nốt mụn nước vỡ ra nhưng không được xử lý đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây sưng viêm, ngứa ngáy, đau rát. Nếu không can thiệp kịp thời bệnh có thể tái phát nhiều lần và gây nhiễm trùng máu, hoại tử da,...

Dấu hiệu viêm da dị ứng

Các chuyên gia cho biết, biểu hiện của viêm da dị ứng phổ biến nhất đó là ngứa ngáy ở da, da khô, đỏ, dày sừng, phát ban, chảy dịch màu vàng,... Những triệu chứng này có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Mặc dù vậy, ở mỗi độ tuổi khác nhau, các triệu chứng của bệnh lại có sự thay đổi, cụ thể:

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ < 2 tuổi:

  • Da bị phát ban đỏ.
  • Có thể chảy dịch khi gãi.
  • Vị trí phát ban thường là ở khuôn mặt, da đầu, khuỷu tay, nếp gấp ở đầu gối, sau tai…

Ở trẻ nhỏ trên 2 tuổi đến khi dậy thì:

  • Da bị phát ban đỏ.
  • Có thể chảy dịch hoặc chảy máu khi gãi.
  • Vị trí bị tổn thương thường là những nơi có nếp gấp da, cổ, mắt cá chân.

Các triệu chứng bị viêm da ở trẻ nhỏ

Ở người trưởng thành:

  • Nốt phát ban có màu đỏ hoặc nâu sẫm.
  • Có thể chảy máu, đóng vảy khi bị trầy xước.
  • Vị trí tổn thương thường là tay, cổ, khuỷu tay, đầu gối, vùng da quanh mắt, bàn chân, mắt cá chân,...
  • Xuất hiện nếp gấp da thừa dưới mắt, sạm da bên dưới mắt.
  • Lòng bàn tay, bàn chân có nếp nhăn da.
  • Có thể kèm theo các bệnh lý khác như: Hen suyễn, dị ứng, bệnh vảy cá, trầm cảm, mất ngủ,...

Nguyên nhân viêm da dị ứng

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh viêm da dị ứng, người bệnh cần nắm rõ để phòng tránh:

  • Do hệ miễn dịch bị suy yếu.
  • Do di truyền bệnh từ ông bà, cha mẹ.
  • Do tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng, dầu gội, sữa tắm, mỹ phẩm, kem dưỡng da, nước hoa, sơn móng tay,...
  • Do thời tiết hanh khô, lạnh, ẩm ướt.
  • Do tiếp xúc với phấn hoa, lông thú nuôi, bụi bẩn, nấm mốc, mủ thực vật,...
  • Do ăn phải những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, sữa bò, trứng, lúa mì,...
  • Do mặc các loại áo len, sợi vải tổng hợp.
  • Do bị nhiễm trùng da.
  • Do tâm trạng thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, bất an, stress.
  • Do nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi như: Mang thai, đến kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, mãn dục ở nam giới,...
  • Do sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần gây dị ứng như thuốc kháng sinh, thimerosal, benzocaine,…

Việc tìm được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Vì vậy ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của sức khỏe bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và lên phác đồ điều trị kịp thời.

Đối tượng dễ bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở bất kỳ nhóm đối tượng nào. Tuy nhiên nếu bạn nằm trong danh sách dưới đây có nghĩa là bạn sẽ có nguy cơ bị viêm da dị ứng cao hơn những người khác.

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, nhất là những trẻ bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng.
  • Những người có ông bà, cha mẹ từng có tiền sử bị bệnh viêm da.
  • Người có sức đề kháng suy giảm như như suy tim sung huyết, bệnh Parkinson, HIV.
  • Phụ nữ mang thai hoặc người đang trong giai đoạn tiền mãn kinh.
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa hóa học, vật phẩm y tế.

Những thắc mắc liên quan

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm da dị ứng, dưới đây là những băn khoăn thắc mắc được nhiều người quan tâm:

Viêm da dị ứng có gây nguy hiểm không?

Viêm da dị ứng không phải một căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên những cơn ngứa ngáy, đau rát, mẩn đỏ lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Gây ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt, công việc và cả yếu tố thẩm mỹ.

Chưa kể nếu bệnh diễn biến dai dẳng và không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng như:

  • Thói quen cào gãi khi ngứa có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn, gây bội nhiễm, thâm sẹo trên da.
  • Nếu người bệnh bị viêm da dị ứng do hóa chất có thể gây ngộ độc, làm tổn thương tới hệ thần kinh.
  • Trong trường hợp bị viêm da nghiêm trọng có thể liên quan đến hệ miễn dịch, người bệnh có thể sốc phản vệ, đe dọa tới tính mạng.

Viêm da dị ứng có điều trị khỏi được không?

Bệnh viêm da dị ứng có chữa được không còn tùy thuộc vào thể bệnh là cấp tính hay mãn tính. Đối với thể cấp tính, nếu nguyên nhân gây bệnh là do thức ăn, môi trường, nhiệt độ,... thì bệnh có thể thuyên giảm và khỏi sau 1-4 tuần điều trị tích cực.

Ngược lại, nếu bệnh do cơ địa, do di truyền hoặc đã diễn biến thành thể mãn tính thì sẽ rất khó để điều trị dứt điểm. Việc dùng thuốc chủ yếu nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh, giúp bệnh không tiến triển nặng mà không có tác dụng điều trị bệnh triệt để.

Viêm da dị ứng có bị lây nhiễm không?

Bệnh viêm da dị ứng là một căn bệnh da liễu không có tính lây truyền ngay cả khi bạn mặc chung quần áo hoặc tiếp xúc trực tiếp với các vết thương của người bệnh. Mặc dù vậy bệnh lại có tính di truyền giữa các thế hệ ông bà cha mẹ với con cháu. Vì vậy nếu trong gia đình bạn có người thân bị viêm da mãn tính thì khả năng bạn bị di truyền căn bệnh này là rất cao.

Viêm da dị ứng cần kiêng những gì?

Viêm da dị ứng là một căn bệnh rất dễ phát tác khi gặp phải các tác nhân gây bệnh phù hợp. Vì vậy người bệnh cần kiêng khem cẩn thận để phòng tránh và hạn chế các triệu chứng. Dưới đây là những điều người bị viêm da dị ứng cần tránh:

  • Các loại hải sản: Bao gồm tôm, cua, ghẹ, ốc, nghêu, sò, mực,... Bởi trong các loại hải sản có chứa một số chất có thể sản sinh ra các histamin tự do, gây ra tình trạng mề đay, dị ứng, ngứa ngáy.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường: Bao gồm bánh, kẹo, siro, mật ong, nước ngọt, mứt, hoa quả sấy khô,.. Bởi chúng có thể kích thích phản ứng dị ứng trong cơ thể, khiến các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Các loại thịt béo: Cần kiêng những loại thực phẩm như thịt bò, thịt cừu, thịt mỡ lợn... Những loại thịt này có thể khiến tình trạng viêm nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: Bao gồm xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội, thịt chua, thực phẩm đóng hộp,... bởi nó có chứa nhiều chất bảo quản, chất phụ gia. Những chất này sẽ làm tăng các phản ứng ngứa ngáy, sưng đỏ vô cùng khó chịu.
  • Thực phẩm chứa tinh bột đã qua tinh chế: Những thực phẩm đã qua tinh tế thường không còn giữ được các chất dinh dưỡng, thậm chí nó còn chứa các chất bảo quản khác. Từ đó làm tăng phản ứng viêm nhiễm của cơ thể.
  • Chất kích thích: Bao gồm rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước uống có gas,... Việc dùng chất kích thích có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, tích tụ độc tố trong cơ thể và khiến tình trạng dị ứng, sưng đỏ, ngứa ngáy ngày càng nặng hơn.
  • Thực phẩm muối chua: Nhóm thực phẩm này bao gồm các loại dưa chua, cải muối chua, kim chi, cà muối,... Những thực phẩm này có chứa nhiều lượng axit, làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn tại những vùng da bị viêm.

Hải sản là loại thực phẩm dễ gây dị ứng

Phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và kiểm soát căn bệnh viêm da dị ứng bằng cách xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh, cụ thể như sau:

  • Để phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng, bạn cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe. Đặc biệt là các nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ như rau xanh, trái cây tươi,...
  • Tránh sử dụng những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, đậu nành, quả óc chó, trứng, lúa mì, sữa bò,... Nhất là với những người mẫn cảm và thường xuyên bị dị ứng thức ăn.
  • Nên uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Bạn có thể uống nước lọc hoặc nước trái cây để tăng cường khả năng lưu thông máu, hỗ trợ đào thải chất độc ra ngoài cơ thể được nhanh hơn.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, giặt giũ chăn, màn, gối, đệm để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc trú ngụ.
  • Không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ khiến da bị khô, mất nước, dễ mắc phải các bệnh viêm da.
  • Trong quá trình điều trị viêm da dị ứng bằng thuốc, nếu có sử dụng thuốc, bạn nên sử dụng theo đúng phác đồ mà bác sĩ đã chỉ định. Tuyệt đối không được thay đổi liều lượng để tránh gây ra tình trạng kháng thuốc.
  • Vào mùa đông, bạn nên tích cực sử dụng kem dưỡng ẩm để tránh làm khô da. Tuy nhiên nên lựa chọn sản phẩm có thành phần dịu nhẹ, tránh gây kích ứng.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để giảm được sự kích ứng trên da.
  • Không nên dùng tay để gãi ngứa để tránh làm tổn thương da, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

Trên đây là một số thông tin quan trọng về căn bệnh viêm da dị ứng. Đây là một căn bệnh da liễu gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu. Vì vậy bạn nên chủ động phòng ngừa và đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe. Từ đó giúp bệnh nhanh được cải thiện và không gây biến chứng.

Đề tài nghiên cứu Viêm Da Cơ Địa
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương đã dành nhiều năm nghiên cứu về bệnh lý viêm da cơ địa. Theo y học cổ truyền viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính, thường tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, theo thống kê có khoảng 15-20% trẻ em và 1-3% người lớn mắc các tình trạng viêm da cơ địa.
Ứng Dụng Điều Trị Viêm Da Cơ Địa
Sau nhiều năm nghiên cứu và kinh nghiệm khám, điều trị cho nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa ở các thể khác nhau, bác sĩ Lê Phương đã hoàn thiện đề tài về bệnh và ứng dụng trong điều trị mang lại hiệu quả tích cực. Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang chữa viêm da cơ địa của bác sĩ Lê Phương được ứng dụng trong điều trị cho ...
Chia sẻ cùng bác sĩ Lê Phương
  • Bác sĩ hỗ trợ 24/7
  • Thăm khám, điều trị bệnh
  • Tư vấn chăm sóc sức khỏe
VẤN ĐỀ SỨC KHỎE BẠN ĐANG CẦN GIẢI ĐÁP