Vảy nến

Đã được tư vấn chuyên môn bởi Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương | Nơi công tác: Nhất Nam Y Viện

Vảy nến là bệnh gì? Hình ảnh người bị bệnh

Vảy nến là bệnh gì? Hình ảnh người bị bệnh

Vảy nến tiếng anh là Psoriasis, đây là bệnh da liễu thuộc thể tự miễn, xuất hiện do sự phát triển gia tăng quá mức của tế bào da, tạo các mảng da bong tróc, ngứa ngáy. Ranh giới giữa vùng bị da bị bệnh và vùng da khỏe mạnh được phủ bởi các vảy da trắng bạc. Vị trí bị tổn thương sẽ thường có màu hồng hoặc đỏ, đôi khi có màu tím hoặc màu nâu sẫm.

Vảy nến thường xuất hiện ở đâu? Vảy nến là bệnh lý mạn tính, không lây truyền, có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên, vị trí thường gặp nhất là vảy nến ở cổ, khuỷu tay, da đầu, lưng dưới, đầu gối,... Theo các khảo sát thực tế, bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là người trưởng thành trong khoảng 20 - 30 tuổi và người già từ 50 - 60 tuổi.

Vị trí bị vảy nến thường có màu hồng hoặc đỏ

Các thể vảy nến phổ biến

Dựa trên đặc điểm mô học, bệnh vảy nến chia thành nhiều thể khác nhau. Cụ thể như sau

 

  • Vảy nến mảng bám: Đây là thể bệnh thường gặp, chiếm khoảng 90% các ca mắc bệnh. Bệnh có đặc trưng bởi các mảng màu đỏ có phủ vảy trắng, rất ngứa và khô, dễ bong tróc, thường xuất hiện ở da đầu, rốn, cẳng chân, cẳng tay.
  • Vảy nến thể giọt: Thể bệnh này còn có tên gọi khác là vảy nến Guttate, thường xuất hiện ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên và khởi phát do nhiễm trùng liên cầu. Người mắc thường xuất hiện các đốm vảy nhỏ hình giọt nước trên cánh tay hoặc cẳng chân.
  • Vảy nến nghịch đảo: Còn được gọi là vảy nến nếp, đặc trưng bởi các mảng đỏ xuất hiện trên vùng da có nếp gấp như mông, háng, gần bộ phận sinh dục.
  • Vảy nến thể mủ: Đây là thể bệnh hiếm gặp, biểu hiện có những mụn nước nhỏ, chứa đầy mủ, có thể lan rộng nhanh chóng tại các khu vực lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
  • Vảy nến móng tay: Bệnh khiến móng tay và móng chân đổi màu, rễ bị gãy, tác khỏi nền móng.
  • Vảy nến đỏ da toàn thân: Các mảng vảy nến lan rộng và phát triển ở bất cứ vùng da nào, khiến vùng da tổn thương sưng ngứa, bong tróc, phát ban, khô ráp.
  • Vảy nến tiết bã: Những vùng da nhiều bã nhờn như da đầu, cánh mũi, trên da ngực phần xương ức, các nếp gấp da thường xuất hiện các mảng đỏ có vảy nhờn.
  • Vảy nến ở miệng: Thể bệnh này cũng hiếm gặp, khiến người mặc bị nứt lưỡi hoặc có mảng trắng trong lưỡi.
  • Vảy nến thể tã: Còn được gọi với tên là vảy nến trẻ sơ sinh bởi bệnh xuất hiện ở trẻ em, khu vực quấn tã thường xuyên sẽ xuất hiện các nốt sẩn đỏ, vảy bạc.

Nguyên nhân bệnh vảy nến

Sau nhiều nghiên cứu, chuyên gia cho biết bệnh vảy nến xuất hiện do rối loạn đáp ứng miễn dịch, khiến tế bào da phát triển nhanh hơn bình thường, dẫn đến tình trạng các tế bào da tạo thành nhiều mảng sần sùi, phủ đầy vảy, dễ bong tróc. Một số yếu tố kích thích rối loạn đáp ứng miễn dịch thường gặp như:

  • Do di truyền: Nếu trong gia đình có người từng mắc các bệnh da liễu như vảy nến, á sừng,... thì thế hệ con cái sẽ có tỉ lệ mắc cao hơn những người khác. Đây là nguyên nhân chính khiến các đối tượng từ 16 - 22 tuổi khởi phát sớm chứng bệnh này,
  • Do tác dụng phụ của thuốc: Một trong những kích thích khiến bệnh khởi phát chính là tác dụng phụ của thuốc kháng sinh hoặc thuốc đặc trị bệnh. Một số loại thuốc được khuyến cáo có khả năng gây bệnh vảy nến như Corticosteroid, Beta Blockers, thuốc Lithium, thuốc chống sốt rét,...
  • Các yếu tố kích thích khác: Những yếu tố khác từ môi trường ngoài như bỏng nắng, chấn thương, nhiễm trùng da, sử dụng chất kích thích, làm việc nơi không khí ô nhiễm,... cũng sẽ kích thích làm rối loạn hệ miễn dịch, dễ gây bùng phát bệnh vảy nến.

Mặt khác, quan điểm về nguyên nhân gây bệnh vảy nến theo Y học cổ truyền có nhiều sự khác biệt. Theo đó, bệnh vảy nến được gọi là tùng bì tiễn, chứng ngân tiêu, bạch chủy. Căn nguyên gây bệnh do huyết nhiệt hoặc cảm phải phong hàn.

Sử dụng chất kích thích là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng người bệnh thường gặp khi bị vảy nến

Để ngăn ngừa tình trạng vảy nến lan rộng và phát triển nghiêm trọng, người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe, phát hiện các triệu chứng để thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời. Một số triệu chứng bệnh vảy nến thường gặp như:

  • Da xuất hiện các lớp vảy màu trắng bạc, hơi bong khỏi bề mặt da và phần rìa có màu hồng hoặc màu đỏ.
  • Vùng da bị bệnh thường ngứa ngáy, xuất hiện cùng vết nứt nẻ, khô ráp. Khi vết nứt quá sâu sẽ rỉ máu rất nguy hiểm.
  • Xuất hiện các đợt phát ban theo chu kỳ, thường bùng phát trong thời gian vài tuần, vài tháng sau đó lại giảm dần.
  • Trong trường hợp nặng, vết tổn thương bị lở loét do vi khuẩn và nấm xâm nhập, phá hủy tế bào.
  • Khớp sưng đỏ, đau cứng: Nhiều người bị vảy nến sẽ kéo theo tình trạng sưng đỏ và đau cứng khớp chân, khớp tay khiến quá trình vận động trở nên khó khăn hơn.

Khi xuất hiện những triệu chứng ngày, người bệnh cần nhân chóng đến phòng khám da liễu hoặc bệnh viện để được kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí chữa trị.

Bệnh vảy nến nguy hiểm không? Có bị lây không?

Một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ người bệnh chính là “Bệnh vảy nến nguy hiểm không?”. Các chuyên gia, bác sĩ da liễu cho biết, bệnh vảy nến không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da tái đi tái lại dai dẳng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.

Nghiêm trọng hơn, người bị bệnh vảy nến có hệ miễn dịch suy giảm, sẽ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, trầm cảm, u lympho, bệnh Crohn, tiểu đường,... Nếu không được điều trị sớm, sẽ khiến sức khỏe tổng quát của cơ thể suy giảm nghiêm trọng.

Ngoài ra, nhiều người lo sợ bệnh vảy nến có lây không. Câu trả lời là không. Bệnh vảy nến xuất phát do hệ miễn dịch của người bệnh rối loạn, không phải do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Vậy nên bệnh lý này không lây nhiễm được từ người này sang người khác.

Bệnh lý này không lây nhiễm được từ người này sang người khác

Phương pháp chẩn đoán vảy nến

Khi phát hiện các dấu hiệu mắc vảy nến, người bệnh cần đến bệnh viện, phòng khám da liễu sớm để được thăm khám, tiến hành các phương pháp chẩn đoán nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ bệnh hiện tại và xây dựng phương pháp điều trị thích hợp.

Thông thường, người bệnh sẽ được thực hiện quy trình chẩn đoán như sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ cùng bệnh nhân trao đổi trực tiếp về triệu chứng bệnh, thói quen sinh hoạt, tiền sử bệnh lý. Đồng thời, bác sĩ sẽ cạo lớp vảy sần trên da, xem xét các lớp da bên trong về mức ban đỏ, kích thước nốt dần,...
  • Chụp Xquang: Vảy nến cũng sẽ gây biến chứng viêm khớp. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tiến hành chụp X Quang để xác định, đồng thời loại trừ khả năng nhầm lẫn với bệnh lý viêm khớp dạng thấp.
  • Sinh thiết mẫu da: Để xác định chính xác nguyên nhân và mức độ vảy nến, người bệnh sẽ được làm xét nghiệm sinh thiết mẫu da.

Trên đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến, ngoài ra, người bệnh có thể cần xét nghiệm máu hoặc làm một số xét nghiệm chuyên sâu khác tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Cách chữa trị bệnh lý vảy nến hiệu quả

Vảy nến là bệnh mạn tính, không thể điều trị khỏi dứt điểm, nhưng người bệnh không cần quá lo lắng vì hiện nay Y học có nhiều phương pháp giúp hỗ trợ điều trị, giảm các triệu chứng bệnh, đồng thời ngăn ngừa vảy nến tái phát thường xuyên. Cụ thể, các phương pháp trị bệnh như sau:

Điều trị bằng mẹo dân gian

Nếu mắc bệnh vảy nến giai đoạn đầu, các triệu chứng vẩy nến nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Đây cũng là phương pháp được áp dụng phổ biến nhờ ưu điểm lành tính, an toàn, tiết kiệm chi phí, lại đem đến hiệu quả trị bệnh tốt. Một số mẹo dân gian như:

  • Sử dụng lá khế

Theo Y học hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện trong lá khế có chứa lượng lớn hoạt chất kháng viêm, hoạt chất chống oxy hóa như flavonoid, alkaloid, saponin và tanin. Nhờ đó, tình trạng sưng viêm do vảy nến gây ra được giảm nhanh chóng. Ngoài ra, hiệu quả trị bệnh từ lâu cũng đã được Y học cổ truyền khẳng định nhờ lá khế có tính bình, giúp khu phong trừ thấp, điều trị vảy nến hiệu quả.
Cách thực hiện: Sử dụng khoảng 20g lá khế đem rửa sạch và ngâm nước muối trong 5 phút để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó xay nhuyễn hoặc giã nát, đắp lên vùng da bị bệnh trong 20 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm.

Sử dụng lá khế trị vảy nến hiệu quả

  • Dầu dừa trị vảy nến

Dầu dừa có chứa nhiều acid béo như axit panmitic, axit oleic, axit lauric, axit linoleic và vitamin E, vitamin C. Các hoạt chất này giúp kháng viêm, chống nhiễm trùng và cấp ẩm cho làn da, giảm nhanh tình trạng da khô, bong tróc và nứt nẻ. Đồng thời, sử dụng dầu dừa thuốc xuyên sẽ giúp tăng tốc độ chữa lành da.

Cách thực hiện: Rửa sạch da, lau khô rồi bôi trực tiếp 1 lớp dầu dừa mỏng lên. Massage trong 10 phút, sau đó đợi thêm 15 - 20 phút cho hoạt chất thấm sâu vào da thì rửa sạch lại với nước ấm.

  • Dùng nghệ vàng

Nghệ là một trong những dược liệu tự nhiên có chứa hàm lượng chất kháng viêm lớn, giúp ngăn ngừa sự lan rộng của vảy nến, đồng thời thúc đẩy tái tạo làn da đang bị tổn thương, ngăn ngừa hình thành sẹo rất hiệu quả.

Cách thực hiện: Cạo sạch vỏ 1 củ nghệ tươi, sau đó đem giã nát, chắt lấy nước và bôi trực tiếp lên vùng da đang tổn thương. Sau 20 - 30 phút, người bệnh rửa sạch với nước ấm và lau khô da. Mỗi ngày nên bôi nước cốt nghệ từ 2 - 3 lần để tăng tốc độ chữa bệnh.

  • Dùng lá lốt trị vảy nến

Lá lốt - Một trong những nguyên liệu quen thuộc trong gian bếp lại có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến hiệu quả. Được biết, trong lá lốt có chứa tinh dầu kháng viêm, giúp giảm ngứa ngáy, sưng đau và chống bội nhiễm trên da. Ngoài ra, trong thành phần lá lốt chó chứa các loại vitamin A, vitamin C, vitamin E giúp dưỡng da, đẩy nhanh tốc độ da phục hồi.

Cách thực hiện: Lấy 100g lá lốt rửa sạch để đun nước tắm hằng ngày. Hoặc có thể giã nát và đắp lên vùng da bị bệnh, sau 20 phút rửa sạch với nước ấm.

Dùng lá lốt trị vảy nến

Người bệnh cần lưu ý rằng, các mẹo dân gian này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến ở mức độ nhẹ. Đối với tình trạng bệnh nặng, cần áp dụng phương pháp điều trị khác để đạt kết quả tốt nhất.

Sử dụng thuốc Tây y

Đây là phương pháp được áp dụng chủ yếu khi tình trạng bệnh vảy nến ở mức trung bình - nặng. Ưu điểm có phương pháp này là giúp nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng bệnh. Trong đó, các loại thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay như:

  • Thuốc bong vảy nến: Tình trạng bệnh nhẹ - trung bình, chưa xuất hiện biểu hiện bội nhiễm trên da, có thể sử dụng các loại thuốc chứa Axit Salicylic 2 - 15%. Thuốc sẽ giúp xoa dịu các triệu chứng bong tróc, nứt nẻ, ngứa sưng do vảy nến gây nên. Cần lưu ý, trước khi bôi thuốc cần làm sạch da, đồng thời chỉ bôi thuốc vào vùng da bị bệnh, tránh bôi vào vùng da khỏe mạnh.
  • Thuốc Anthralin: Đây là thuốc bôi có tác dụng ức chế enzym tham gia sản xuất tế bào da, giúp giảm hiệu quả tình trạng da bong tróc, nổi sần. Đồng thời, thuốc có khả năng xoa dịu cảm giác ngứa ngáy và sưng đỏ trên da. Nhưng người dùng cần lưu ý, không sử dụng thuốc Anthralin trong thời gian dài để tránh nhờn thuốc hoặc có tác dụng phụ.
  • Thuốc chứa Corticoid: Một số loại thuốc có chứa Corticoid như Dermovate, Flucinar, Eumovate, Diprosone, Tempovate,... giúp tăng độ ẩm, làm mềm da, khắc phục tình trạng khô ráp, ngứa ngáy của bệnh vảy nến gây nên. Thuốc được chỉ định cho người bệnh có tình trạng tổn thương nghiêm trọng. Nhưng cũng chính vì vậy, hoạt tính mạnh của thuốc có thể dẫn đến teo da nếu sử dụng trong thời gian dài, hoặc sử dụng sai cách. Vậy nên người bệnh cần sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dẫn xuất Vitamin D3: Các loại thuốc này có khả năng điều hòa ổn định quá trình tăng sinh tế bào, giảm hình thành sừng, vảy. Loại thuốc này có thể sử dụng đơn lẻ hoặc sử dụng kết hợp cùng corticosteroid tại chỗ. Một số thuốc chứa dẫn xuất Vitamin D3 như calcipotriol, calcitriol.
  • Kem dưỡng ẩm: Các loại kem bôi dưỡng ẩm, thuốc mỡ, các loại dầu dưỡng thường xuất hiện trong đơn thuốc chữa vảy nến. Không chỉ giúp hỗ trợ giảm triệu chứng bong tróc, khô ráp, nứt nẻ da, các dưỡng chất trong kem dưỡng ẩm giúp thúc đẩy thương tổn nhanh chóng hồi phục khỏe mạnh.
  • Thuốc uống: Trong trường hợp tổn thương diện rộng, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc bôi kết hợp thuốc uống. Các loại thuốc uống phổ biến như Cyclosporine, Methotrexate, Prednisolone,... có tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào da, ngăn chặn tình trạng sản sinh quá mức gây hình thành các lớp sừng. Tuy nhiên, thuốc uống có thể khiến người dùng gặp phải tác dụng phụ như đau đầu, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày,....

Khi sử dụng thuốc Tây y, người bệnh chú ý, cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn về loại thuốc, liều dùng, liệu trình điều trị từ bác sĩ. Bởi việc sử dụng sai cách, lạm dụng thuốc có thể dẫn tới việc cơ thể nhờn thuốc, không còn khả năng đáp ứng thuốc, hoặc xuất hiện những tác dụng phụ nguy hiểm như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, suy giảm chức năng của gan và thận,....

Sử dụng thuốc Tây y trị bệnh

Áp dụng các bài thuốc Đông y

Theo quan điểm Đông y, muốn điều trị bệnh vảy nến, cần giải quyết tận căn nguyên, gốc rễ của bệnh. Vì vậy, các bài thuốc Đông y tập trung kết hợp các loại thảo dược tự nhiên nhằm bồi bổ chức năng gan thận, thông khí huyết, nâng cao miễn dịch, giúp ngăn chặn tình trạng bệnh tái đi tái lại. Đặc biệt, sử dụng nguyên liệu từ thiên nhiên sẽ giảm tỉ lệ gặp tác dụng phụ gây suy giảm chức năng gan thận, giãn mạch máu, ảnh hưởng thần kinh,... như phương pháp sử dụng thuốc Tây y.

  • Bài thuốc trị vảy nến do phong hàn

Đây là tình trạng bệnh khởi phát do cơ thể nhiễm gió lạnh, dẫn đến khí huyết ứ trệ, uất kết, phát sinh các mảng da ngứa ngáy bong tróc. Bài thuốc điều trị sẽ tập trung sơ phong, tán hàn và hoạt huyết.

Chuẩn bị dược liệu: 15g ma hoàng, 15g quế chi, 12g sa sâm, 12g bạch thược, 12g quy đầu và 12g sinh địa.

Cách thực hiện: Cho các dược liệu vào ấm sắc với 4 bát nước. Chờ khi nước sôi, cạn còn khoảng 3 bát nước thì tắt bếp, chắt ra và uống trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang, sau khoảng 7 - 10 ngày sẽ thấy các triệu chứng bệnh giảm rõ rệt.

  • Bài thuốc chữa vảy nến do huyết nhiệt

Vảy nến do huyết nhiệt khiến da mẩn ngứa, bong tróc nghiêm trọng. Kèm theo đó là các triệu chứng sốt nhẹ, rêu lưỡi vàng, khô họng, mạch phù sác. Để điều trị tình trạng vảy nến này, người bệnh áp dụng bài thuốc sau:

Chuẩn bị dược liệu: 20g thổ phục linh, 20g ké đầu ngựa, 12g từ thảo, 12g thăng ma, 12g địa phu tử, 12g hòe hoe sống, 40g thạch cao, 40g sinh địa và 4g cam thảo.

Cách thực hiện: Cho các dược vị trên vào ấm, sắc cùng 500ml nước, đợi khi nước sôi thì tắt bếp, rót nước thuốc ra 3 cốc, chia để uống trong ngày. Nên uống khi thuốc ấm nóng để hiệu quả chữa trị bệnh tốt nhất.

Khi sử dụng bài thuốc Đông y, người bệnh cần lưu ý, mỗi thể bệnh khác nhau sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng bài thuốc thích hợp, vậy nên người bệnh không tự ý sử dụng bài thuốc nào và cũng không tự ý gia giảm vị thuốc, mà cần tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Áp dụng các bài thuốc Đông y chữa vảy nến

Phương pháp chữa trị vảy nến khác

Ngoài những phương pháp sử dụng mẹo dân gian, thuốc Đông - Tây y, người bệnh có thể được chỉ định kết hợp thêm các phương pháp hỗ trợ điều trị khác để tăng tốc độ chữa bệnh:

  • Sử dụng ánh sáng LED: Với liệu pháp này, bác sĩ sẽ chiếu các bước sóng phù hợp vào vị trí bị thương tổn, các bước sóng xuyên qua lớp biểu bì, tác động đến hạ bị, giảm tình trạng viêm nhiễm trên da, đồng thời làm chậm quá trình sản xuất tế bào da.
  • Quang trị liệu với PUVA: Với liệu pháp này, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng thuốc Psoralens kết hợp cùng tia cực tím UAV để ức chế các triệu chứng bệnh nhanh chóng và hiệu quả.

Tùy tình trạng bệnh đang ở mức độ nào, cơ địa người bệnh có thể tiếp nhận được phương thức điều trị ra sao, bác sĩ sẽ linh hoạt xây dựng phác đồ chữa bệnh vảy nến phù hợp nhất.

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát

Bác sĩ cho biết, bệnh vảy nến mãn tính, hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, để tránh bệnh bùng phát trở lại, người bệnh cần có chế độ chăm sóc và phòng ngừa chuẩn y khoa.

  • Đảm bảo sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hay ngưng liệu trình giữa chừng. Điều này sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn, gây khó khăn cho quá trình điều trị và chăm sóc, phòng ngừa bệnh.
  • Dù áp dụng phương pháp Đông y hay Tây y, người bệnh cũng cần đảm bảo mua thuốc tại các đơn vị cung cấp uy tín, có giấy tờ đầy đủ để đảm bảo chất lượng, tránh sử dụng thuốc trôi nổi sẽ ảnh hưởng đến kết quả chữa bệnh và cả sức khỏe tổng quát của cơ thể.
  • Người bệnh cần giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống. Tránh tiếp xúc hóa chất hay chất tẩy rửa,... sẽ khiến tình trạng bệnh bùng phát lại hoặc phát triển nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất như rau củ, trái cây. Uống nước đầy đủ để cấp ẩm cho da. Đồng thời, cần kiêng sử dụng các loại chất kích thích như cafein, thuốc lá, rượu bia, một số thực phẩm cay nóng hoặc chứa nhiều dầu mỡ.
  • Chủ động theo dõi các biểu hiện của cơ thể, chủ động thăm khám định kỳ để bác sĩ xác định mức độ bệnh hiện tại để điều chỉnh phác đồ điều trị và chăm sóc phù hợp.

 

Bài viết cung cấp thông tin chi tiết giải đáp vảy nến là bị gì, các thể vẩy nến, triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh cũng như hướng dẫn chi tiết cách điều trị, phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo bệnh được thuyên giảm nhanh chóng, tránh tình trạng tái phát dai dẳng, người bệnh cần đến phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị chuyên sâu.

Đề tài nghiên cứu Viêm Da Cơ Địa
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Phương đã dành nhiều năm nghiên cứu về bệnh lý viêm da cơ địa. Theo y học cổ truyền viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính, thường tái đi tái lại nhiều lần. Bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, theo thống kê có khoảng 15-20% trẻ em và 1-3% người lớn mắc các tình trạng viêm da cơ địa.
Ứng Dụng Điều Trị Viêm Da Cơ Địa
Sau nhiều năm nghiên cứu và kinh nghiệm khám, điều trị cho nhiều bệnh nhân viêm da cơ địa ở các thể khác nhau, bác sĩ Lê Phương đã hoàn thiện đề tài về bệnh và ứng dụng trong điều trị mang lại hiệu quả tích cực. Bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang chữa viêm da cơ địa của bác sĩ Lê Phương được ứng dụng trong điều trị cho ...
Chia sẻ cùng bác sĩ Lê Phương
  • Bác sĩ hỗ trợ 24/7
  • Thăm khám, điều trị bệnh
  • Tư vấn chăm sóc sức khỏe
VẤN ĐỀ SỨC KHỎE BẠN ĐANG CẦN GIẢI ĐÁP