Nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh viêm da

Với sứ mệnh cung cấp đến người bệnh những giải pháp điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền an toàn hiệu quả, đặc biệt là trong điều trị bệnh viêm da, đội ngũ bác sĩ Trung tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam (đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện ) đã phối hợp với Viên Y dược cổ truyền dân tộc nghiên cứu, phục dựng các bài thuốc y học cổ truyền nâng cao giải pháp điều trị bệnh viêm da an toàn, hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tái phát. 

1. Đơn vị nghiên cứu

Tham gia nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh viêm da có sự góp mặt của các đơn vị gồm:

  • Trung tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam (đơn vị trực thuộc Nhất Nam Y Viện): Đơn vị nghiên cứu và phục dựng các bài thuốc chữa các bệnh về da liễu từ Thái Y Viện triều Nguyễn. 
  • Viện Y Dược cổ truyền dân tộc: Đơn vị không ngừng nghiên cứu và phát triển các thành tựu y học của dân tộc ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh cho người Việt. 

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu này là Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Lê Phương, (Phó Giám đốc Trung tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam) người có hơn 40 năm công tác khám chữa các bệnh về da bằng Y học cổ truyền. Đồng hành cùng bác sĩ Phương còn có Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh (Cố vấn chuyên môn Nhất Nam y Viện, các bác sĩ của Viện y dược cổ truyền dân tộc. Tất cả đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. 

2. Đề tài

Đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa y học cổ truyền triều Nguyễn trong xử lý bệnh Viêm da

Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc sưu tầm, nghiên cứu các tài liệu y lý cổ, các bài thuốc cổ phương, các bài thuốc dân gian, các bài thuốc từ Thái Y Viện triều Nguyễn có nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh về viêm da như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mề đay, phát ban,…. Việc nghiên cứu các bài thuốc này có vai trò quan trọng trong việc cải tiến, phục dựng nên một bài thuốc chữa viêm da hoàn chỉnh, tối ưu hóa hiệu quả, phù hợp cơ địa thể trạng người Việt hiện nay. 

3. Lý do chọn đề tài

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm da như sử dụng các thuốc kháng sinh histamin, thuốc corticosteroid tại chỗ,… Tuy nhiên bệnh chỉ có thể được kiểm soát tạm thời, khả năng tái phát bệnh chiếm tỷ lệ cao. Chưa kể, nếu bệnh nhân lạm dụng quá nhiều vào các loại thuốc trên sẽ gây nhờn thuốc, chịu các tác dụng phụ như tăng huyết áp, tim mạch, kích ứng da, suy tuyến thượng thận,….

Riêng về phương pháp điều trị bệnh viêm da bằng phương pháp y học cổ truyền mặc dù an toàn, hiệu quả bền vững nhưng hầu hết các bài thuốc chưa được nghiên cứu, kiểm định rõ ràng. Đó cũng là lý do khiến không ít bệnh nhân quan ngại trong việc lựa chọn các bài thuốc y học cổ truyền để điều trị bệnh. 

Nhận thấy các bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh viêm da có những ưu điểm khắc phục được các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị hiện nay. Đặc biệt là các bài thuốc đặc trị viêm da của dân gian, bài thuốc cổ phương, bài thuốc do ngự y bào chế riêng cho vua Gia Long, ghi chép trong cuốn Ngự dược nhật ký – Châu bản triều Nguyễn. 

Đội ngũ chuyên gia bác sĩ của Trung tâm Da liễu Đông Y Việt Nam kết hợp với Viện y dược cổ truyền dân tộc đã cùng nhau góp công sức, kinh nghiệm của mình nghiên cứu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa y học cổ truyền trong xử lý bệnh Viêm da”.

Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa y học cổ truyền trong xử lý bệnh Viêm da
Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa y học cổ truyền trong xử lý bệnh Viêm da

4. Tổng quan đề tài nghiên cứu

4.1 Quan điểm y học cổ truyền trong điều trị bệnh viêm da

Theo y học cổ truyền, viêm da thuộc chứng phong chẩn, thấp chẩn. Nguyên nhân gây bệnh là do lục dâm tà gây bệnh bao gồm phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (độ ẩm), táo (độ khô), hỏa (nhiệt). Bệnh viêm da gây nên các biểu hiện mà người bệnh cảm nhận và thấy được như ngứa, đau, nóng rát, ban chẩn, da khô, nốt phỏng nước, chảy dịch vàng, tróc vảy,…

Trường hợp bệnh viêm da mắc lâu ngày không khỏi còn do âm hư, cụ thể như ăn uống không điều độ, cơ thể suy nhược khiến tỳ hoạt động trì trệ, các cơ quan tạng phủ hoạt động yếu kém mà sinh nên bệnh. 

Mà viêm da bao gồm các bệnh như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, á sừng, tổ đỉa, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc kích ứng,…

Theo đó, nguyên tắc điều trị viêm da của Đông Y lúc này, nhìn chung đều hướng đến giải độc cơ thể, bổ huyết, dưỡng huyết, lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng tạng phủ, nâng cao chính khí, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch giúp bệnh được đẩy lùi, căn nguyên được xử lý toàn diện, hạn chế bệnh tái phát. 

4.2 Mục tiêu điều trị bệnh viêm da

Nhận thấy viêm da có nhiều dạng bệnh như viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng, tổ đỉa,… Mà các bài thuốc y học cổ truyền lúc bấy giờ chỉ giải quyết 1 khía cạnh nhất định của bệnh, nên tỷ lệ bệnh quay lại vẫn rất cao. Theo đó các bác sĩ Trung tâm Da Liễu Đông y Việt Nam kết hợp với Viện Y dược cổ truyền dân tộc cũng đã đề ra các mục tiêu cần đạt trong quá trình nghiên cứu gồm:

  • Nghiên cứu phân tích ưu nhược điểm của từng bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh viêm da (Gồm các bài thuốc của ngự y triều Nguyễn, các bài thuốc cổ phương, các bài thuốc dân gian). 
  • Chắt lọc những ưu thế mà các bài thuốc y học cổ truyền mang lại trong điều trị bệnh viêm da.
  • Nghiên cứu và phân tích liều lượng thành phần thảo dược đảm bảo bài thuốc phát huy tối đa công dụng điều trị bệnh viêm da. 
  • Chắt lọc thành phần thảo dược có trong các bài thuốc y học cổ truyền. 
  • Nghiên cứu thành phần dược tính của từng vị thuốc.
  • Nghiên cứu và cải tiến nguyên tắc trị bệnh viêm da bằng y học cổ truyền.
  • Nghiên cứu đo lường, phân tích đánh giá khả năng thuốc đáp ứng tốt với thể trạng, cơ địa người Việt hiện nay. 
  • Nghiên cứu phương thức bào chế, phối ngũ sao cho bài thuốc chữa viêm da phát huy tối đa hiệu quả, điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát. 

5. Đối tượng nghiên cứu

5.1 Các bài thuốc của ngự y triều Nguyễn

Các bài thuốc điều trị bệnh viêm da của ngự y triều Nguyễn nghiên cứu bào chế riêng cho vua chúa thời bấy giờ luôn được xem là “quốc bảo” có giá trị cao, chỉ được lưu giữ ở Thái Y Viện, ghi chép trong cuốn Ngự dược nhật ký – Châu bản triều Nguyễn và cấm lưu truyền ra ngoài. 

Các bài thuốc điều trị bệnh viêm da của ngự y triều Nguyễn được sử dụng nghiên cứu bao gồm: 

Bài thuốc Phu dược phương 

Phu dược phong là 1 trong những bài thuốc nổi tiếng điều trị da bị mẩn ngứa do đích thân ngự y Nguyễn Ngọc Thiện nghiên cứu, bào chế riêng cho vua. 

  • Thành phần: Thạch cao, Bạch Phàn, Bạch chỉ, Chương Não,…
  • Công dụng: Hỗ trợ điều trị giảm ngứa, giúp da sạch thông thoáng, khiến người bệnh thư giãn

Bài thuốc Bổ Trung Ích Khí

  • Thành phần: Bạch truật, Bào khương, Sa sâm, Chích thảo, Phục linh, Sa nhân, Sinh khương, Hoắc hương.
  • Công dụng: Nâng cao chính khí, đẩy lùi tà khí trong cơ thể ra ngoài, giúp bệnh được xử lý tận gốc căn nguyên, bệnh dần dần thuyên giảm. 

Bài thuốc Lý trung gia vị

  • Thành phần: Sa sâm, Ngũ vị, Phục linh, A giao, Bạch truật, bào khương, Chích thảo, Hài sơn, Hoàng kỳ, Trắc bá diệp
  • Công dụng: Nâng cao công năng tạng phủ, nuôi dưỡng cơ thể, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, dưỡng tâm an thần. 

Bài thuốc Thọ Tỳ tiên

  • Thành phần: Sa sâm, Bạch truật, Đương quy, Toan táo, Viễn chí, Bào khương, Hoài Sơn, Chích thảo, Liên nhục, Hoàng kỳ.
  • Công dụng: Nâng cao sức khỏe, tăng cường công năng của các tạng phủ, cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết ổn định.. 

Bài thuốc Bát vị thang

  • Thành phần: Phục linh, Trạch tả, Nhục quế, Thục địa, Hoài sơn, Liên nhục, Phụ tử, Sa sâm, Bạch truật, Ngũ vị.
  • Công dụng: Giúp tạng thận khỏe mạnh, phát huy công năng bài tiết, giải trừ độc tố ra khỏi cơ thể, đẩy lùi triệu chứng bệnh. 

Bài thuốc Thận khí thang

  • Thành phần: Phục linh, Trạch tả, Phụ tử, Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù nhục, Nhục quế, Xa tiền tử, Ngưu tất, Ngũ vị.
  • Công dụng: Bồi bổ tâm, tỳ thận hư tổn, ôn bổ dương khí, nuôi dưỡng tạng phủ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể ngăn ngừa tà khí xâm nhập.  

Bài thuốc Lục vị hồi dương ẩm

  • Thành phần: Kỳ sâm, Bào khương, Chích thảo, Ngũ vị, Thục địa, Hoài sơn, Phụ tử, Nhục quế.
  • Công dụng: Chống suy nhược cơ thể, nâng cao chính khí, tăng cường công năng của các tạng phủ, phục hồi sức khỏe toàn diện. 

5.2 Các bài thuốc cổ phương

Bài thuốc Tiêu phong tán

  • Thành phần: Đương quy, Khổ sâm, Hồ ma nhân, Thạch cao, Sinh địa, Phòng phong, Kinh giới, Thương truật, Ngưu bàng tử, Thuyền thoái, Tri mẫu, Cam thảo, Mộc thông.
  • Công dụng: Khu phong, Thanh nhiệt, Giải độc, Trừ thấp.

Long đởm tả can thang

  • Thành phần: Long đởm thảo, Chi tử, Đương quy, Xa tiền tử, Mộc thông,, Hoàng cầm, Sài hồ, Sinh địa hoàng, Trạch tả, Cam thảo.
  • Công dụng: Đẩy lùi triệu chứng của bệnh viêm da như mẩn ngứa, khô da,…

Thanh nhiệt lợi thấp thang

  • Thành phần: Long đởm thảo, Hoàng cầm, Sinh địa, Đại thanh diệp, Xa tiền thảo, Sinh thạch cao, Lục nhất tán.
  • Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể, phục hồi da bị tổn thương 

Thanh nhiệt hóa thấp thang

  • Thành phần: Hoàng cầm, Hoàng bá, Bạch tiểu bì, Khổ sâm, Sinh địa, Kim ngân hoa, Phục linh bì, Hoạt thạch, Đạm trúc diệp.
  • Công dụng: Thanh nhiệt hóa thấp, giải độc, điều trị tình trạng da mẩn ngứa, khô da.

Vị linh thang

  • Thành phần: Hậu phác, Nhân trần, Trạch tả, Trư linh, Trần bì, Phục linh, Bạch tiểu bì.
  • Công dụng: Điều hòa công năng lục phủ ngũ tạng, bình ổn sức khỏe, làm mát gan, giúp thận khỏe. 

Tiêu phong đạo xích thang

  • Thành phần: Ngưu bàng tử, Bạc hà, Mộc thông, Bạch tiểu bì, Hoàng bá, Phục linh, Hoàng liên, Sa tiền, Khổ sâm, Sinh địa, Thương truật.
  • Công dụng: Thanh nhiệt cơ thể, nâng cao chính khí, giảm mẩn ngứa, phục hồi làn da thương tổn. 

Tứ vật tiêu phong ẩm

  • Thành phần: Thục địa, Sinh địa, Đương quy, Bạch thược, Khổ sâm, Thuyền thoái, Thương truật, Kinh giới, Phòng phong, Bạch tiểu bì.
  • Công dụng: Nâng cao chính khí, đẩy lùi tà khí ra khỏi cơ thể, tăng cường dưỡng huyết, nhuận táo, giúp tạng phủ khỏe mạnh.

Phong thanh nhiệt ẩm

  • Thành phần: Thuyền thoái, Cúc hoa, Sinh địa, Kinh giới, Phòng phong, Kim ngân, Tạo giác thích, Khổ sâm
  • Công dụng: Thanh nhiệt giải độc mẩn ngứa trên da, đẩy lùi tà khí ra khỏi cơ thể, bình ổn công năng tạng phủ.  

5.3 Các bài thuốc dân gian

Kinh phòng bại độc tán

  • Thành phần: Khương hoạt, Sài hồ, Phòng phong, Xuyên khung, Cam thảo, Chỉ xác, Kinh giới, Cát cánh, Độc hoạt, Phục linh,…
  • Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, Tán phong trừ thấp…

Thanh dinh thang

  • Thành phần: Đảng sâm, Liên kiều, Trúc diệp, Đan sâm, Ngân hoa, Mạch đông, Hoàng liên, Sài đất,…
  • Công dụng: Thanh dinh trừ thấp nhiệt, dưỡng âm dưỡng huyết, giải độc, điều trị bệnh viêm da, phát ban dị ứng,… 

Tiêu độc thang: 

  • Thành phần: Bồ công anh, Thương nhĩ tử, Cam thảo dây, Sài đất, Kim ngân dây, 
  • Công dụng: Điều trị mẩn ngứa, mụn nhọt, làm lành da

Ráy dại hồng đơn cao:

  • Thành phần: Củ ráy dại, Hồng đơn, Dầu trẩu
  • Công dụng: Phục hồi da tổn thương do viêm da.

6. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh viêm da được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp thực nghiệm. Bao gồm:

Nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền chữa viêm da
Nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền chữa viêm da
  • Nghiên cứu các bài thuốc cổ phương: Nghiên cứu chuyên sâu về thông tin thành phần, công dụng của các bài thuốc, đem so sánh, phân tích ưu nhược của bài thuốc. 
  • Nghiên cứu các bài thuốc viêm da trong tư liệu của Thái y viện triều Nguyễn: Nghiên cứu chuyên sâu thành phần, công dụng của bài thuốc, cách bào chế, nguyên tắc kết hợp liều lượng thảo dược,… hiệu quả điều trị mà các bài thuốc này mang lại. 
  • Nghiên cứu các bài thuốc dân gian: Nghiên cứu thành phần công dụng, khả năng ứng dụng của bài thuốc trong việc phát huy hiệu quả điều trị bệnh viêm da. 
  • Nghiên cứu phân tích dược tính của thảo dược: Nghiên cứu khoa học thành phần dược tính của từng vị dược, phân loại nhóm thảo dược, đánh giá mức độ công dụng của từng vị thuốc. 
  • Nghiên cứu độc tính cấp diễn, bán trường diễn của thảo dược: Nghiên cứu, phân tích đánh giá mức độ độc tính, lành tính của từng vị thuốc, đảm bảo thuốc an toàn không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. 
  • Nghiên cứu đặc điểm cơ địa của người bệnh ngày nay: Nghiên cứu cơ địa thể trạng người Việt hiện nay, đánh giá khách quan khả năng thuốc phát huy tác dụng trên từng mức độ thể trạng cơ địa của người bệnh, so sánh hiệu quả bài thuốc qua từng giai đoạn nghiên cứu. 
  • Nghiên cứu tỷ lệ phối ngũ bài thuốc, cải tiến công thức bài thuốc.
  • Thử nghiệm trong điều trị: Ứng dụng bài thuốc trong điều trị bệnh khoanh vùng cho một nhóm đối tượng người bệnh nhất định, từ đó có những phân tích đánh giá đo lường hiệu quả điều trị mà bài thuốc chữa viêm da mang lại. 

7. Phân tích kết quả và bàn luận

Kết quả nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh viêm da bao gồm: Các bài thuốc cổ phương, các bài thuốc từ Thái Y Viện triều Nguyễn, các bài thuốc dân gian cho thấy:

Thành phần thảo dược Nhất Nam An Bì Thang
Thành phần thảo dược Nhất Nam An Bì Thang
  • Các thảo dược có trong các bài thuốc y học cổ truyền đều có trong mình những thành phần hoạt chất có lợi cho việc điều trị bệnh viêm da như tính kháng viêm, kháng khuẩn, kháng oxy hóa. 
  • Các bài thuốc đều phát huy những tác dụng nhất định như bồi bổ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, tiêu viêm giảm ngứa, tăng cường công năng tạng phủ, dưỡng huyết, làm mát gan, thanh nhiệt giải độc,… Tuy nhiên, vì các tác dụng này còn đơn lẻ nên tỷ lệ chữa khỏi bệnh, hạn chế bệnh tái phát vẫn không được đánh giá cao.
  • Mặt khác các bài thuốc y học cổ truyền này không còn phù hợp với cơ địa thể trạng người Việt hiện nay. 
  • Về liều lượng của bài thuốc khi sử dụng để bào chế, đun sắc có thể phù hợp với đối tượng người bệnh này nhưng không phù hợp với đối tượng người bệnh khác. Điều này được phân tích là do thể trạng, mức độ sức khỏe của mỗi người khác nhau. 
  • Ưu nhược điểm của từng bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị viêm da có những mức độ chênh lệch về hiệu quả công dụng. Trong đó các bài thuốc điều trị viêm da từ Thái Y Viện triều Nguyễn được đánh giá cao hơn cả nhờ chứa thành phần thảo dược chuyên đặc trị các bệnh viêm da. Ngoài ra, nó còn chịu ảnh hưởng của yếu tố phối ngũ, phương thức bào chế, nguyên tắc điều trị. 
  • Riêng với các bài thuốc cổ phương mặc dù cũng phát huy hiệu quả điều trị bệnh viêm da tuy nhiên không còn phù hợp với cơ địa thể trạng người Việt hiện nay. Với các bài thuốc dân gian mặc dù cũng có hiệu quả những thời gian để điều trị khỏi bệnh quá lâu, không đáp ứng nhu cầu đẩy  triệu chứng, dễ khiến người bệnh nản lòng, không kiên trì để điều trị tiếp. 

Dựa trên những nội dung nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền, các bác sĩ Trung tâm Da liễu Đông Y Việt Nam và Viện Y dược cổ truyền dân tộc cũng đã vận dụng kinh nghiệm của mình chắt lọc tinh hoa của dân tộc, cải tiến nên bài thuốc Nhất nam An Bì Thang phát huy hiệu quả điều trị bệnh viêm da gấp 10 lần so với các bài thuốc y học cổ truyền trước đây. Bài thuốc giải quyết được các vấn đề về triệu chứng của bệnh, căn nguyên bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát, đặc biệt an toàn phù hợp với thể trạng cơ địa người Việt hiện nay. 

Bàn luận về kết quả:  

Theo bác sĩ Lê Phương, kết quả đạt được sau khi nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh viêm da đạt được như sau:

  • Tìm ra cơ chế điều trị bệnh hoàn chỉnh cho bài thuốc Nhất Nam An Bì Thang: Tiêu độc dưỡng bì và ổn định miễn dịch. Cơ chế này không những giúp bài thuốc giải quyết được các vấn đề như thanh lọc độc tố tích tụ trong cơ thể, tăng cường chức năng hệ miễn dịch, nuôi dưỡng tạng phủ chủ về da, đẩy lùi các triệu chứng do viêm da như bong tróc, khô ráp, nổi mụn nước,… Mặt khác, cơ chế còn hướng đến thúc đẩy hệ miễn dịch, giúp cơ thể hoạt động đúng cách, ngăn ngừa bệnh tái phát. 
  • Bài thuốc nhận được phản hồi điều trị tích cực từ người bệnh
  • Bài thuốc đáp ứng tốt trên nhiều đối tượng người bệnh như người già, trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ sau sinh,… chiếm tỷ lệ gần 90%. 

Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê từ Trung tâm Da Liễu Đông Y Việt Nam cho biết: Với hơn 300 người bệnh tham gia thử nghiệm sử dụng thuốc Nhất Nam An Bì Thang, sau liệu trình điều trị có những chuyển biến tích cực. Trong đó:

  •  Có hơn 80% người bệnh đã cảm nhận triệu chứng đẩy lùi hẳn sau 15 ngày dùng thuốc, 
  • 15% người bệnh thuyên giảm triệu chứng sau 20 ngày dùng thuốc,
  • 95% đối tượng người bệnh hài lòng với kết quả điều trị
  • 5% đối tượng người bệnh cho rằng không có hiệu quả

Trung bình thời gian điều trị viêm da khi sử dụng thuốc Nhất Nam An Bì Thang là 2 – 3 tháng. Với trường hợp bệnh nhẹ thì sau 1 tháng sử dụng thuốc, người bệnh đã không còn các triệu chứng ngứa ngáy, khô da, bong tróc nổi mụn nhọt.

Trong đó, đa phần các đối tượng nghiên cứu đều đánh giá tỷ lệ hợp thuốc lên đến 85%, và không có phàn nàn về tác dụng phụ về các thành phần thảo dược có trong bài thuốc. 

Khi được hỏi yếu tố nào quyết định công dụng của bài thuốc, các bác sĩ cho biết: Bên cạnh cơ chế điều trị, bài thuốc là sự kết hợp của 100% thành phần thảo dược từ tự nhiên, đảm bảo an toàn, lành tính, chất lượng đạt chuẩn GACP – WHO do chính Nhất Nam Y Viện đầu tư, phát triển trồng theo công nghệ sinh học. Nhờ đó mà bài thuốc phát huy tối đa công dụng, hạn chế tỷ lệ tái phát bệnh ở mức thấp nhất. 

8. Kết luận 

Việc nghiên cứu các bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị bệnh viêm da mở ra một bước ngoặt mới cho Trung tâm Da liễu Nhất Nam Y Viện khi tìm ra giải pháp điều trị bệnh viêm da an toàn hiệu quả bền vững. Đây được xem là thành quả lớn lao của bác sĩ Lê Phương cùng các cộng sự của mình, đóng góp vào việc hoàn thành sứ mệnh nghiên cứu và phục dựng bài thuốc y học cổ truyền của dân tộc. 

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *