Bệnh Vảy Nến Ở Trẻ Sơ Sinh: Dấu Hiệu Và Cách Chữa An Toàn

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là bệnh da liễu hiếm gặp, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ vẫn chưa hiểu rõ về bệnh lý này, nhiều người còn nhầm lẫn với bệnh chàm sữa khiến quá trình điều trị và chăm sóc không hiệu quả. Bài viết này sẽ cung cấp chi tiết về các loại vảy nến trẻ sơ sinh, nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết và hướng dẫn điều trị, phòng ngừa.

Vảy nến ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?

Vảy nến là tình trạng tế bào da phát triển nhiều hơn bình thường khiến các tế bào da tích tụ, hình thành các mảng bám dày, ửng đỏ hoặc các mảng sần màu bạc. Vị trí bị bệnh có thể ngứa ngáy, khó chịu.

Đây là bệnh da liễu phổ biến trong độ tuổi từ 15 – 35, tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Một số vùng da của trẻ sơ sinh dễ bị vảy nến như da đầu, khuỷu tay, vùng bẹn đùi, đầu gối.

Vảy nến trẻ sơ sinh là tình trạng các tế bào da tích tụ, hình thành các mảng bám dày, ửng đỏ trên cơ thể bé
Vảy nến trẻ sơ sinh là tình trạng các tế bào da tích tụ, hình thành các mảng bám dày, ửng đỏ trên cơ thể bé

Phân loại vảy nến trẻ sơ sinh

Khác với người lớn, bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh sẽ được chia thành các loại như sau:

  • Vảy nến tã lót: Đây là tình trạng vảy nến xuất hiện tại vùng da mặc tã lót. Loại vảy nến này thường bị nhầm lẫn với bệnh hăm tã.
  • Vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh: Các mảng vảy màu trắng hoặc màu bạc xuất hiện trên da đầu của bé, có thể lan sang trán, tai hoặc cổ. Bệnh gây ngứa ngáy, gây rụng tóc nếu bé gãi nhiều.Nhưng tóc sẽ mọc lại sau khi được điều trị khỏi.
  • Vảy nến mảng bám: Loại vảy nến này thường xuất hiện ở dưới lưng, khuỷu tay, đầu gối. Đặc trưng là các mảng bám màu trắng, bạc hoặc đỏ, phổ biến ở mọi lứa tuổi.
  • Vảy nến thể giọt: Bệnh hình thành các vùng tổn thương li ti trên bề mặt da, thường xuất hiện khi cơ thể trẻ nhiễm khuẩn hoặc trầy xước. Đây là thể bệnh phổ biến ở cả trẻ sơ sinh và người lớn.
  • Vảy nến móng tay: Bệnh khiến móng tay của trẻ đổi màu, móng dị dạng, thay đổi kết cấu và khiến móng dễ tách khỏi ngón tay.
  • Vảy nến thể mủ: Loại vảy nến này thường xuất hiện ở dạng mảng đỏ, ngay chính giữa vùng da tổn thương sẽ chứa mủ. Tuy nhiên, vảy nến thể mủ thường ít gặp ở trẻ sinh.

Việc xác định chính xác thể loại vảy nến sẽ giúp bác sĩ dễ dàng xây dựng được phương pháp điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.

Nguyên nhân hình thành bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh cũng tương tự như người lớn, liên quan mật thiết tới hệ thống miễn dịch. Theo đó, khi hệ thống miễn dịch rối loạn sẽ khiến tế bào Lympho T nhầm lẫn tế bào da khỏe thành tác nhân gây hại nên kích hoạt cơ chế tấn công, kích thích đẩy nhanh tốc độ sản sinh tế bào da, hình thành mảng sừng dày, bám trên da, gây nên bệnh vảy nến.

Một số yếu tố gây kích ứng hệ thống miễn dịch phổ biến như:

  • Do di truyền: Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh là do di truyền. Nếu trong gia đình có thành viên mắc bệnh vảy nến, hoặc các bệnh tự miễn khác như tuyến giáp, đa cứng hoặc Corhn thì trẻ sinh ra có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường.
  • Tổn thương da: Làn da trẻ sơ sinh rất non nớt nên khi bị tổn thương, trầy xước, vết bỏng hay cháy nắng đều có thể gây rối loạn miễn dịch dẫn đến hình thành bệnh vảy nến.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc Tây như thuốc trị rối loạn thị lực, thuốc trị sốt rét, trị tim mạch,… cũng là một trong những nguyên nhân khiến hệ thống miễn dịch rối loạn, hậu quả là hình thành bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh.
  • Trẻ bị stress, căng thẳng: Nhiều trường hợp bệnh vảy nến xuất phát do trẻ bị căng thẳng stress quá mức. Nguyên nhân khiến 1 em bé bị căng thẳng, mệt mỏi như thời tiết khó chịu, môi trường ô nhiễm, không gian ồn ào,… Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ không đủ sức để chống lại các yếu tố này nên bị rối loạn gây bệnh vảy nến.
Có nhiều nguyên nhân hình thành bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân hình thành bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu của bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh

Vảy nến là bệnh lý ngoài da nên triệu chứng và dấu hiệu nhận biết dẫn dễ dàng. Phụ huynh có thể quan sát, theo dõi sức khỏe của trẻ thông qua các biểu hiện như sau:

  • Trên da trẻ xuất hiện nhiều mảng da dày, có vảy trắng bạc, mảng da ửng đỏ, sần lên hình thành đường ranh giới rõ ràng. 
  • Bề mặt da khô, nứt nẻ, đôi khi sẽ chảy máu.
  • Vùng da bị bệnh thường nóng rát, ngứa ngáy lan sang khu vực da xung quanh.
  • Đối với thể vảy nến móng tay, cha mẹ quan sát móng và vùng da xung quanh dày lên, có rỗ hoặc hình thành các đường vân sâu, thậm chí móng bị biến dạng. 
  • Bên cạnh đó, trẻ còn hay khó chịu, gắt gỏng, hay quấy khóc.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?

Đối với người lớn, vảy nến là căn bệnh không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ – đối tượng có hệ miễn dịch kém hơn, các cơ quan trong cơ thể chưa thực sự hoàn thiện thì bệnh lý này lại rất đáng lo ngại. Một số biến chứng trẻ có thể phải đối diện như:

  • Gây nhiễm trùng da: Đây là biến chứng phổ biến nhất của bệnh vảy nến. Bởi khi da bị ngứa ngáy khó chịu, trẻ sẽ gãi liên tục, điều này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn trú ngụ, tấn công và xâm nhập vào da dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm.
  • Tổn thương khớp xương: Bệnh vảy nến không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tổn thương xương khớp của trẻ. Lâu dần khiến trẻ đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến thể chất của trẻ sau này.
  • Rối loạn nội tiết tố: Các nghiên cứu khoa học cho thấy, bệnh vảy nến khiến nồng độ insulin trong máu tăng cao, ảnh hưởng tới nội tiết tố và tăng nguy cơ bị tiểu đường.
  • Biến chứng bệnh tim mạch: Trẻ bị vảy nến có nguy  cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần so với những người bình thường. Biến chứng này sẽ dần rõ ràng hơn sau khi đến độ tuổi trưởng thành.
  • Biến chứng về mắt: Vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể gây suy giảm thị lực, tổn thương kết mạc cho bé,…
  • Suy giảm thính giác: Bên cạnh ảnh hưởng thị lực, tính lực của trẻ cũng bị ảnh hưởng gây cản trở khả năng nghe của bé.
  • Hình thành khối u nội tạng: Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh kéo dài, không được điều trị sẽ tạo điều kiện cho các khối u nội tạng hình thành phát triển, đe dọa tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
  • Ảnh hưởng tâm lý trẻ: Những tổn thương về tâm lý không chỉ xảy ra ở người lớn vị vảy nến mà còn cả ở trẻ em. Các vùng da bị bệnh thường ửng đỏ, bong tróc gây mất thẩm mỹ, sau khi bé trưởng thành, có ý thức về thẩm mỹ sẽ dễ có tâm lý tự ti, e ngại giao tiếp dẫn đến những sai lệch trong suy nghĩ và hành xử.

Vì vậy, để tránh cho trẻ phải đối diện với những biến chứng này, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên da trẻ, cha mẹ cần đưa con đến phòng khám chuyên khoa để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có cách điều trị.

Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé
Bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán và xác định mức độ bệnh vảy nến ở trẻ em, đầu tiên bác sĩ sẽ tiến hành bước thăm khám lâm sáng. Cụ thể, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra làn da của trẻ hiện tại, xác định các vấn đề như: Các mảng vảy nến xuất hiện ở đâu? Màu sắc của vảy nến, những mảng da vảy nến phân bố thế nào? Đồng thời hỏi phụ huynh về tiền sử bệnh lý của gia định cùng như thói quen sinh hoạt của con hằng ngày.

Trong trường hợp nghi ngờ nguyên nhân gây bệnh vảy nến phức tạp và khó đoán hơn, bác sĩ sẽ cho trẻ thực hiện xét nghiệm sinh thiết mẫu da tế bào tại vị trí tổn thương. Kết quả xét nghiệm sinh thiết sẽ cho biết chính xác xem trẻ đang bị vảy nến hay bị bệnh da liễu khác và nếu bị bệnh vảy nến thì nguyên nhân do đâu, mức độ bệnh hiện tại thế nào.

Cách chữa bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Có nhiều phương pháp điều trị vảy nến ở trẻ em, tùy theo mức độ bệnh, cơ địa sức khỏe và độ tuổi hiện tại của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp nhất.

Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh bằng nguyên liệu tự nhiên

Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị vảy nến mức độ nhẹ, không nhất thiết phải dùng thuốc thì bác sĩ khuyến nghị nên ưu tiên lựa chọn điều trị bằng các nguyên liệu tự nhiên. Một số bài thuốc dân gian an toàn, lành tính, sử dụng 100% các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên như sau:

  • Dùng nghệ vàng: Trong nghệ vàng có chứa hàm lượng lớn curcumi – chất có khả năng kháng viêm, khử trùng, cùng một số vitamin khác như vitamin E, vitamin A, vitamin C,…. giúp giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần dùng nghệ giã nát, lọc lấy nước cốt và bôi trực tiếp lên vùng da đang bị vảy nến của con. 
  • Dùng nha đam: Phần gel nha đam có tác dụng làm dịu da, mềm da, giảm khô ngứa, bong tróc do vảy nến gây ra, đồng thời thúc đẩy thời gian da hồi phục khỏe mạnh. Cha mẹ dùng phần gel này bôi trực tiếp lên vùng da đang bị bệnh của con, đợi khoảng 25 – 30 phút thì rửa sạch lại với nước ấm. 
  • Lá trầu không: Lá trầu có thành phần chứa lượng lớn chất kháng viêm, diệt khuẩn nên được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh da liễu, trong đó có vảy nến ở trẻ sơ sinh. Mẹ rửa sạch lá trầu, đun nước và tắm cho con hằng ngày, sau khoảng 2 – 3 tuần triệu chứng bệnh của con sẽ giảm dần.
  • Lá muồng trâu: Cũng giống như lá trầu, trong lá muồng trâu cũng có nhiều chất kháng viêm diệt khuẩn, ngăn ngừa vùng da vảy nến lan rộng. Mẹ lấy 1 nắm lá muồng trâu rửa sạch, ngâm nước muối 3 phút rồi đem giã nát, lọc lấy nước cốt và bôi lên vùng da bị vảy nến. Sau 30 phút rửa lại với nước.
Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh bằng nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn, lành tính
Điều trị bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh bằng nguyên liệu tự nhiên đảm bảo an toàn, lành tính

Điều trị bằng thuốc Tây y

Khi trẻ mắc vảy nến ở mức độ nhẹ – trung bình, thường bác sĩ sẽ chỉ định cho con dùng các loại thuốc bôi như sau:

  • Thuốc Corticosteroid: Đây là thuốc bôi tại chỗ, thường được chỉ định sử dụng trong 1 thời gian ngắn hoặc sử dụng theo liệu trình ngắt quãng. Các hoạt chất trong thuốc sẽ giúp nhanh chóng giảm triệu chứng khó chịu của bệnh như ngứa ngáy, da bong tróc, sưng đỏ, khô ráp.
  • Thuốc bôi chữa Dithranol: Loại thuốc này được chỉ định sử dụng trong giai đoạn bệnh mới khởi phát, nhằm ngăn ngừa vảy nến lan rộng và giúp thuyên giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn để tránh gây kích ứng trên da trẻ.
  • Dẫn xuất vitamin D: Phổ biến trong nhóm dẫn xuất vitamin D là thuốc bôi Calcipotriol, có tác dụng làm mềm da, giảm ngứa, giúp da nhanh chóng bong vảy và phục hồi.
  • Dẫn xuất của than đá: Loại thuốc này cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em. Đặc biệt phù hợp trong điều trị vảy nến da đầu. Nhưng thuốc thường có mùi hơi hắc khiến nhiều trẻ khó chịu, không thích.

Phụ huynh cần lưu lý, tuyệt đối không tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa được sự hướng dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng bừa bãi, lạm dụng sẽ khiến trẻ gặp những tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Quang trị liệu

Đây là liệu pháp được đánh giá là đáp ứng tốt cho tình trạng vảy nến mảng hoặc vảy nến thể giọt. Cụ thể, liệu pháp được thực hiện bằng cách chiếu đèn nhân tạo (phát tia UVB phổ rộng và PUVA) tới vùng da của trẻ đang bị vảy nến giúp giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng. Phác đồ điều trị với quang trị liệu thường được thực hiện 3 lần/tuần và liên tục trong 6 – 12 tuần để đạt kết quả tốt nhất. 

Hiện tại, chỉ những trường hợp vảy nến mức độ nặng mới được chỉ định điều trị bằng liệu pháp ánh sáng. Đồng thời, cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bởi làn da của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, cần cần trọng khi tiếp xúc với ánh sáng nhân tạo.

Quang trị liệu là liệu pháp đáp ứng tốt cho tình trạng vảy nến mảng hoặc vảy nến thể giọt
Quang trị liệu là liệu pháp đáp ứng tốt cho tình trạng vảy nến mảng hoặc vảy nến thể giọt

Methotrexate

Trong trường hợp trẻ bị vảy nến nhưng không đáp ứng tốt phương pháp thuốc tây hay quang trị liệu, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc ngoài hướng dẫn, điển hình là thuốc Methotrexate. Các nghiên cứu cho thấy, Methotrexate phát huy tác dụng rất tốt trong quá trình cải thiện triệu chứng lâm sàng của bệnh vảy nến cho trẻ dưới 12 tuổi. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, trước khi sử dụng loại thuốc này, trẻ vẫn cần xét nghiệm máu trước để theo dõi khả năng tương thích.

Hướng dẫn chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ 

Vảy nến là bệnh lý da liễu mãn tính, hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ tái phát liên tục. Vậy nên, bên cạnh tìm hiểu về các phương pháp điều trị bệnh, cha mẹ cần lưu tâm về cách chăm sóc da cho con trẻ.

  • Vệ sinh, tắm gội sạch sẽ cho con: Mẹ cần lưu ý,  nên sử dụng nước ấm, không dùng nước quá lạnh (khiến con bị sốc nhiệt, cảm lạnh) và không dùng nước quá nóng (dễ khiến con bị bỏng, kho da, bong tróc và kích ứng da).
  • Dùng kem dưỡng ẩm: Sau khi tắm xong, đợi khi da dẻ hoàn toàn khô, mẹ nên bôi kem dưỡng ẩm đều đặn cho con. Ưu tiên chọn các loại kem dưỡng ẩm có thành phần từ thiên nhiên để đảm bảo lành tính, an toàn.
  • Tăng cường bổ các thực phẩm lành mạnh: Cha mẹ cần bổ sung vào thực đơn của con các thực phẩm lành mạnh, tốt cho hệ miễn dịch như rau củ, trái cây, món chứa nhiều vitamin, khoáng chất, omega 3, chất chống oxy hóa,…

Trên đây là thông tin về bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh. Bệnh lý này không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ, nhưng lại gây nên nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến tâm lý, tạo ra sự e ngại, thiếu tự tin trong giao tiếp khi con lớn. Vậy nên, cha mẹ cần đồng hành cùng con, trang bị cho bản thân và bé những kiến thức trong điều trị và phòng ngừa bệnh.

ArrayArray

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *