Nhiều người nhầm lẫn bệnh á vảy nến với bệnh vảy nến, tuy các triệu chứng lâm sàng tương tự nhau, nhưng căn nguyên, đặc điểm cũng như cơ chế bệnh sinh lại hoàn toàn khác nhau. Để hiểu rõ hơn về bệnh da liễu này, đồng thời tìm được cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi bài chia sẻ dưới đây.
Á vảy nến là bệnh gì? Có lây không?
Bệnh á vảy nến (tên tiếng anh: Parapsoriasis) là bệnh da liễu phổ biến trên nhiều lứa tuổi, khiến làn da bong tróc vảy, lộ ra lớp da còn non ửng đỏ bên dưới. Kèm theo đó là một số biểu hiện tương đồng với bệnh vảy nến. Vậy nên, không ít người nhầm lẫn giữa 2 bệnh này. Tuy vậy, căn nguyên, đặc điểm và cơ chế bệnh sinh lại hoàn toàn khác nhau.
Bệnh á vảy nến có lây không? Chuyên gia cho biết, á vảy nến không gây lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bệnh có thể di truyền trong gia đình. Theo đó, nếu bố hoặc mẹ bị á vảy nến thì con sinh ra sẽ có khả năng mắc bệnh đến 70%.
Nguyên nhân gây bệnh
Theo các tài liệu Y khoa, hiện tại bệnh á vảy nến vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, dựa theo các kết quả kiểm tra và điều trị thực tế, bác sĩ cho biết, bệnh có thể hình thành do phản ứng dị ứng của cơ thể. Quá trình này đã khiến kháng thể globulin miễn dịch giải phóng, tích tụ tại khu vực trung bì gây các tổn thương trên da.
Một số tác nhân kích thích khởi phát bệnh á vảy nến như:
- Di truyền, cơ thể rối loạn hệ miễn dịch, nhiễm vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh.
- Da nhiễm độc, nhiễm trùng hoặc do phản ứng của virus HIV
- Căng thẳng, mệt mỏi.
- Làm việc và sinh sống tại môi trường ô nhiễm, có hóa chất độc hại.
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp che chắn đúng.
- Tăng cân nhanh, béo phì.
- Sử dụng các loại chất kích thích hoặc đồ uống có cồn như bia rượu.
Có rất nhiều tác nhân kích thích bệnh khởi phát, việc nắm bắt được chính xác điều này sẽ hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh hiệu quả hơn.
Triệu chứng của từng dạng á vảy nến
Dựa vào những đặc điểm lâm sàng, cơ chế sinh bệnh, mức độ phát bệnh,… mà bệnh á vảy nến được chia thành 3 dạng chính. Cụ thể như sau:
Á vảy nến thể giọt
Đây là thể bệnh á vảy nến phổ biến nhất, đặc biệt ở nam giới. Theo các chuyên da, nguyên nhân gây bệnh có thể do nhiễm khuẩn. Triệu chứng bệnh như sau:
- Giai đoạn cấp tính: Người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau đầu, sốt cao, nổi hạch, đau mỏi xương khớp. Tại lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay có xuất hiện nốt sần, mụn mủ, tụ máu, hoại tử, lở loét,… Nếu không được điều trị sớm sẽ dễ để lại sẹo lõm.
- Giai đoạn mãn tính: Giai đoạn này các mảng sần đỏ sẽ biểu hiện rõ hơn, thậm chí có xuất hiện vết sần màu sẫm. Khi những lớp này bong sẽ tạo thành vảy màu đỏ hoặc vảy sẫm màu.
Bệnh á vảy nến thể mảng
Đây là thể bệnh á vảy nến hiếm gặp, thường chỉ xuất hiện ở người trong độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Triệu chứng bệnh cụ thể như:
- Da xuất hiện mảng tổn thương có màu sắc tương đồng, có bờ nhưng không rõ, không có cảm giác ngứa, chúng có thể mọc thành các mảng xếp song song hình bầu dục hoặc hình ngón tay từ 2 – 3cm.
- Vùng da dễ bị á vảy nến thể mảng là ngón tay, lòng bàn tay, ngón chân, lòng bàn chân, da đầu,…
Á vảy nến loang lổ
Ở thể bệnh này, sau 1 thời gian dài mắc, các vết á vảy nến mảng nhỏ sẽ loang lổ với diện tích lớn. Độ tuổi có nguy cơ mắc cao là nam giới trong độ tuổi từ 20 – 60 tuổi. Triệu chứng thường gặp như:
- Xuất hiện các mảng á vảy nến màu đỏ hoặc màu tím.
- Vị trí tổn thương loang lổ, bị teo, có vảy da và phần mao mạch sẽ bị giãn hoặc nổi sẩn.
Bệnh á vảy nến nguy hiểm không?
Bệnh á vảy nến là bệnh ngoài da lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mang. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh lan rộng nhưng không được can thiệp điều trị sớm có thể dẫn đến bệnh da cận ác tính (bệnh u sùi dạng nấm).
Bên cạnh đó, các triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc da, nổi mảng đỏ,… gây khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và thẩm mỹ của người bệnh. Nếu không được chăm sóc kỹ càng, vùng da đó có thể có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
Vậy nên, việc chủ động thăm khám và điều trị sớm vô cùng cần thiết, giúp đẩy nhanh tốc độ trị bệnh, tránh tình trạng bệnh tái đi tái lại dai dẳng.
Bệnh á vảy nến có chữa được không
Cho đến nay, Y học hiện đại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh á vảy nến. Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng bởi có nhiều cách giúp thuyên giảm triệu chứng, kiểm soát sự lan rộng, viêm nhiễm của bệnh.
Nhưng để đạt được hiệu quả tốt, cần điều trị sớm. Vậy nên, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến phòng khám để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị cũng như chăm sóc hiệu quả nhất.
Chẩn đoán bệnh chính xác
Do các triệu chứng bệnh á vảy nến có nét tương đồng với một số bệnh da liễu khác như vảy nến, viêm da. Vậy nên không ít người nhầm lẫn, kéo theo xác định sai phương pháp điều trị. Vậy nên, để đảm bảo xác định chính xác mức độ, tình trạng viêm nhiễm, người bệnh cần đến bệnh viện để thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra lâm sàng, hình ảnh mô học để chẩn đoán bệnh.
Với mỗi thể á vảy nến sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm khác nhau để phân biệt với những bệnh dễ nhầm lẫn như sau:
- Á vảy nến thể giọt: Cần tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp cạo vảy Brocq để phân biệt với bệnh giang mai.
- Á vảy nến thể mạng: Cần xét nghiệm mẫu da, sàng lọc sinh thiết,… để phân biệt với vảy nến thể mảng.
- Á vảy nến thể loang lổ: Sau khi thực hiện các xét nghiệm cạo vảy Brocq, xét nghiệm mẫu da hay sàng lọc sinh thiết sẽ giúp phân biệt với bệnh á sừng, viêm da, viêm phấn hang Gibert.
Sau khi có kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ biết được tình trạng bệnh, thể bệnh cũng như mức độ bệnh hiện đại. Từ đó, đưa ra phác đồ chữa trị phù hợp, giúp mang lại kết quả tốt nhất.
Phương pháp điều trị hiệu quả bệnh á vảy nến
Hiện nay, y học vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh á vảy nến. Nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, ngăn chặn bệnh lan rộng và giảm triệu chứng bệnh nhờ các cách dưới đây.
Mẹo dân gian điều trị bệnh á vảy nến
Đối với trường hợp á vảy nến ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chữa tại nhà bằng các mẹo dân gian với giấm táo, nha đam hay lá trà xanh. Các mẹo dân gian này hoàn toàn sử dụng thảo dược thiên nhiên vô cùng quen thuộc, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không gây các tác dụng phụ nguy hiểm, phù hợp với nhiều đối tượng như phụ nữ mang thai, người già, trẻ em hay người có đề kháng yếu. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện mẹo dân gian chữa á vảy nến được áp dụng phổ biến.
- Giấm táo: Trong thành phần giấm táo có chứa nhiều vitamin B, vitamin C, các khoáng chất cùng acid amin tốt cho làn da. Đặc biệt, nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm, sử dụng giấm táo giúp giảm các triệu chứng bệnh như ngứa ngáy, bong tróc da. Cách thực hiện rất dễ dàng, người bệnh pha giấm táo cùng nước ấm hoặc giấm táo cùng mật ong theo tỷ lệ 1:1, sau đó dùng tăm bông thấm ẩm rồi chấm nhẹ lên vùng da đang bị bệnh. Sau khoảng 20 phút là có thể rửa lại với nước sạch.
- Nha đam: Với thành phần giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, vitamin E và vitamin C, nha đam giúp dưỡng ẩm, làm dịu da, thuyên giảm các triệu chứng bệnh á vảy nến. Đồng thời, các hoạt chất này cũng có tác dụng thúc đẩy da nhanh chóng phục hồi và tái tạo khỏe mạnh. Người bệnh có thể bổ sung các hoạt chất từ nha đam thông qua cách ăn trực tiếp, uống gel nha đam hoặc bôi lên vùng da đang bị bệnh mỗi ngày.
- Lá trà xanh: Một trong những bài thuốc dân gian điều trị á vảy nến hiệu quả là dùng lá trà xanh. Lá được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, làm sạch rất tốt nên giúp ngăn ngừa á vảy nến lan rộng và giảm nhẹ triệu chứng khó chịu trong thời gian ngắn. Người bệnh có thể nấu nước trà uống hằng ngày và kết hợp nấu nước tắm – vệ sinh vùng da bệnh.
Các bài thuốc dân gian này chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ và triệu chứng cấp tính. Nếu trong trường hợp bệnh á vảy nến diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn, người bệnh cần đến phòng khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ khám và chỉ định phương pháp điều trị.
Điều trị với Tây y
Trong Tây y, để chữa á vảy nến, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp các liệu pháp ngoại khoa. Như đã chia sẻ, bệnh á vảy nến được chia ra làm nhiều thể bệnh và mỗi thể bệnh sẽ cần những phương pháp điều trị riêng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Đối với á vảy nến thể giọt
Đối với á vảy nến thể giọt, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng phương pháp điều trị tại chỗ hoặc toàn thân để ngăn ngừa bệnh phát triển nặng và lây lan rộng hơn. Trong đó, phương pháp điều trị tại chỗ bao gồm sử dụng thuốc bôi corticoid và quang trị liệu PUVA, còn phương pháp điều trị toàn thân gồm sử dụng thuốc uống corticoid, vitamin C liều cao và kháng sinh.
- Thuốc bôi corticoid: Thuốc có khả năng giảm triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm trên da. Đây là loại thuốc có hoạt tính mạnh nên người bệnh tuyệt đối không lạm dụng, cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh sử dụng thời gian dài vì có thể gây teo da, rạn da.
- Quang trị liệu PUVA: Phương pháp này sẽ sử dụng tia UVA (bước sóng từ 320nm – 400nm) ức chế quá trình tổng hợp ADN, nhằm kiểm soát vùng da bị tổn thương, giúp giảm dày sừng và các triệu chứng bệnh khác. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tắm nắng khoảng 10 phút trong thời điểm từ 6 – 9 giờ để tận dụng những tia UVA tự nhiên.
- Thuốc uống corticoid: Khi thuốc bôi không mang lại hiệu quả tốt, người bệnh sẽ chuyển sang dùng thuốc uống. Tuy nhiên loại thuốc này cần đặc biệt cẩn trọng cho đối tượng người bệnh tiểu đường, người bị loãng xương hoặc suy giảm miễn dịch.
- Vitamin C liều cao: Thuốc có tác dụng tăng sinh collagen trên da, nhờ đó kiểm soát tình trạng bệnh và thúc đẩy phục hồi các tế bào da đang bị tổn thương.
- Kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định cho người bệnh trong trường hợp có biểu hiện bị nhiễm khuẩn.
Đối với điều trị á vảy nến thể mảng và thể loang lổ
Đối với á vảy nến thể mảng và thể loang lổ, tùy thuộc vào mức độ tổn thương, viêm nhiễm, bác sĩ cũng sẽ chỉ định các phương pháp điều trị tại chỗ hoặc toàn thân như sau:
- Thuốc Retinoides: Đây là nhóm thuốc có tác dụng tăng cường miễn dịch, hạn chế tăng sinh tế bào sừng trên da. Thuốc này thường được sử dụng với liệu trình từ 3 – 4 tuần.
- Thuốc điều trị tại chỗ: Bao gồm thuốc dạng bôi và các loại dung dịch rửa. Sử dụng nhóm thuốc này nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng trên bề mặt, giảm bong tróc, ngứa ngáy và viêm nhiễm hiệu quả.
- Liệu pháp PUVA: Tương tự như vảy nến thể giọt, liệu pháp PUVA cũng được ứng dụng trong điều trị á vảy thể mảng và thể loang lổ.
Các loại thuốc chữa á vảy nến có hoạt tính khá cao, trong trường hợp sử dụng sai cách, quá liều có thể gây nên những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vậy nên, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh.
Hướng dẫn chăm sóc và phòng tránh tái phát
Bệnh á vảy nến cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm nên có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo có phương pháp chăm sóc và phòng tránh bệnh khoa học, đúng chuẩn.
- Luôn giữ cho làn da sạch sẽ, không tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa mạnh, các loại mỹ phẩm thành phần hóa chất không tốt cho da.
- Cần chăm sóc và dưỡng ẩm da mỗi ngày. Người bệnh ưu tiên sử dụng các sản phẩm có chiết suất từ thiên nhiên, không có chứa hóa chất để đảm bảo an toàn cho da.
- Xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, đầy đủ vitamin và khoáng chất như rau xanh, tránh cây, hạt ngũ cốc,… để tăng đề kháng cho làn da và cơ thể.
- Khi mắc bệnh á vảy nến hoặc sau khi bệnh đã thuyên giảm, bạn hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ dầu mỡ, các loại thịt đỏ, hải sản hoặc các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
- Hạn chế tiếp xúc với khu vực khói bụi, ô nhiễm, che chắn da cẩn thận khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Mặc quần áo rộng rãi, chất vải thấm hút mồ hôi, tránh dùng các loại vải thô ráp khiến làn da bị tổn thương.
- Chủ động tái khám bệnh định kỳ, 3 tháng/lần hoặc 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu có dấu hiệu bệnh tái phát thì có thể xử lý sớm, tránh bệnh phát triển nặng sẽ mất nhiều công sức và thời gian điều trị.
Bệnh á vảy nến là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến hiện nay. Tuy không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tính mạng nhưng các triệu chứng khó chịu bệnh gây ra lại tác động trực tiếp đến tâm lý, sinh hoạt, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy nên, việc tìm hiểu thông tin liên quan về bệnh lý này vô cùng quan trọng giúp mọi người chủ động phòng tránh hoặc có biện pháp điều trị nếu không may mắc phải.
ArrayArray
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!